Danh mục tài liệu

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 143.46 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 3Thoát Hoan tiến quânTrong khi Ái Lỗ rầm rộ tiến quân xuống cửa ải Phú Lương ở phía Tây Bắc, thì cánh quân ở phía Đông Bắc do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy đã từ đại bản doanh của mình ở Ngạc Châu kéo nhau xuất phát vào ngày mồng 3 tháng 9 năm Đinh Hợi (1287). Đến ngày 28 Ất Dậu tháng 10 chúng tới huyện Lai Tân của Quảng Tây. Tại đây, Thoát Hoan cho tách quân thủy bộ. Thoát Hoan cùng Áo...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 - 3 VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 3Thoát Hoan tiến quânTrong khi Ái Lỗ rầm rộ tiến quân xuống cửa ải Phú Lương ở phía Tây Bắc, thìcánh quân ở phía Đông Bắc do Thoát Hoan và Áo Lỗ Xích chỉ huy đã từ đại bảndoanh của mình ở Ngạc Châu kéo nhau xuất phát vào ngày mồng 3 tháng 9 nămĐinh Hợi (1287). Đến ngày 28 Ất Dậu tháng 10 chúng tới huyện Lai Tân củaQuảng Tây. Tại đây, Thoát Hoan cho tách quân thủy bộ. Thoát Hoan c ùng Áo LỗXích và A Bát Xích đem quân bộ cùng bọn Việt gian Trần Ích Tắc nhắm hướngTư Minh. Ngày Kỷ Hợi 13 tháng 11 Thoát Hoan và đồng bọn đến Tư Minh. CònÔ Mã Nhi và Phàn Tiếp sau khi tách khỏi Thoát Hoan ở Lai Tân đã tiếp tục đi vềKhâm Châu.Tất cả những ghi nhận về ngày tháng vừa nêu chủ yếu lấy từ An Nam chí lược 4 tờ55. Khi tham khảo thêm Lai A Bát Xích truyện và An Nam truyện của Nguyên sử129 tờ 2a2-4 và 209 tờ 9a8, ta thấy hoàn toàn phù hợp. Phàn Tiếp truyện củaNguyên sử 166 tờ 10a10-11 cũng ghi tương tự: “Năm 24 (1287) lại đánh GiaoChỉ, tiến lên làm hành trung thư tỉnh tham tri chính sự. Bấy giờ ba đạo tiến quân.Hoàng tử Trấn Nam Vương cùng hữu thừa Trình Bằng Phi chia làm hai đạo. Mộtvào Vĩnh Bình, một vào ài Nữ Nhi. Tiếp cùng tham chính Ô Mã Nhi đem quânthủy vào biển”.Điều này chứng tỏ Lê Thực đã ghi nhật ký của cuộc tiến quân, mà bản thân hắn cótham gia. Và sau này khi bị thua trở về Trung Quốc, hắn đã dùng bản nhật ký ấyđể một phần nào viết nên An Nam chí lược. Độ chính xác của tư liệu, do thế,tương đối cao trong liên hệ với các cuộc hành quân của giặc.Các trận thủy chiến với địchThế là để xâm lược nước ta trong đợt này, tuy thiếu cánh quân phía Nam, Hốt TấtLiệt đã bổ sung bằng cách tăng cường cánh quân phía Tây Bắc do Ái Lỗ chỉ huyvà tạo mới cánh quân thủy giao cho hai tên phó của Áo Lỗ Xích là Ô Mã Nhi vàPhàn Tiếp trực tiếp điều động. Theo An Nam chí lược 4 tờ 55 thì việc chia quânxảy ra ngày At Dậu 28 tháng 10 năm Đinh Hợi (1285), mà ngoài Ô Mã Nhi vàPhàn Tiếp chỉ huy 18 ngàn quân còn có Ô Vị, Trương Ngọc và Lưu Khuê chỉ huythêm mấy vạn quân và 500 chiến thuyền cùng 70 chiếc thuyền vận tải.Ngày Mậu Tuất (đúng ra là ngày 12, LMT) 11 tháng 11, cánh quân thủy này đãtiến trước, vượt qua cửa biển Vạn Ninh, tức Móng Cái ngày nay và chúng bị tướngNhân Đức Hầu Trần Lang phục kích ở Lãng Sơn, mà theo An Nam chí lược 4 tờ55 của Lê Thực là có ý cắt đứt với hậu quân của địch. Địch biết, liền đêm đó chovây núi, mờ sáng thì đánh nhau với ta. Theo chúng, số quân ta bị chết đuối lên đếnvài trăm người va mất vài chục chiếc thuyền. Ô Mã Nhi thừa thắng tiến lên, khôngquan tâm đến thuyền chở lương đằng sau. Mất quân hộ tống, thuyền lương bị hãm.An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9a11-12, kể lại trận đánh này như sau: “ÔMã Nhi và Phàn Tiếp đem quân đi bằng đường biển qua cửa đôi núi Ngọc (nguyênbản có vương chắc là sai, LMT) rồi đến cửa An Bang, gặp thuyền của Giao Chỉhơn 400 chiếc, đánh chúng, chém đầu hơn 4.000 cái, bắt sống hơn trăm tên, cướpthuyền trăm chiếc, bèn đuổi dài Giao Chỉ”. Phàn Tiếp truyện của Nguyên sử 166tờ 19a11-13 cũng viết tương tự: “Tiếp cùng tham chính Ô Mã Nhi đem quân thủyvào biển, gặp thuyền giặc ở cửa An Bang, Tiếp đánh, chém đầu hơn 4 ngàn cái,bắt sống hơn trăm người, cướp được hơn trăm chiếc thuyền và vô số khí giới”.Văn bia của Lý Thiên Hựu do Tô Thiên Tước viết trong Từ khê văn cảo 18 cũngghi tương tự: “Đến An Bang, gặp người Giao chém đầu hơn 2 nghìn, bắt đượcthuyền hơn 60 chiếc”.Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11b1-2 chép trận này sớm lắmlà vào ngày Tân Sửu của tháng 11 năm Đinh Hợi (1287), nghĩa là sau An Nam chílược đến 4 ngày: “Ngày Tân Sửu Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp và bọn Trình Bằng Phi đếnGiao Chỉ. Đến đâu cũng đều thắng cả”.ĐVSKTT 5 tờ 52b1-3 viết về trận này: “Ngày 28 phán thủ thượng vị Nhân ĐứcHầu Toàn đem quân thủy đánh ở vũng Đa Mỗ. Giặc chết đuối rất nhiều, b ắt được40 tên, thuyền, ngựa và khí giới đem dâng”. Thế rõ ràng trận thủy chiến Đa Mỗ doNhân Đức Hầu Toàn chỉ huy cũng là trận Lãng Sơn của An Nam chí lược và trậncửa An Bang cũng chỉ là một mà thôi. Tuy nhiên thời điểm xảy ra đã được ghikhác nhau. An Nam chí lược ghi ngày 11, Nguyên sử ghi ngày 15, còn ĐVSKTTthì ghi ngày 28. Những khác nhau này là do truyền tải tư liệu có sai sót, hoặcthông tin không chính xác. Điểm đáng chú ý hơn nữa là bên nào cũng cho mìnhthắng trong trận này cả.Sau những trận đụng độ với cánh quân Tây Bắc do Ao Lỗ chỉ huy và cánh quânthủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp điều khiển, thì cánh quân Thoát Hoan t ừ Lai Tânđến Tư Minh. Thoát Hoan đã cử A Bát Xích nắm một nghìn quân đi tiên phong,như Lai A Bát Xích truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a đã ghi nhận. Tại đây, vàongày Kỷ Hợi 13 tháng 11 theo Bản kỷ của Nguyên sử 14 tờ 11a 12-13, ThoátHoan đã chia đạo quân của mình thành 2 cánh. Một cánh do Trình Bằng Phi chỉhuy, và một do Ao Lỗ Xích điều khiển để tiến vào nước ...