Danh mục tài liệu

Vượt qua những rào cản thường gặp trong giao tiếp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.99 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Do con người có hai tai nhưng chỉ có một miệng, nghe trở thành kỹ năng quan trọng nhất trong giao tiếp. Tiếc là có ít người có khả năng nghe tốt. Nghe không chỉ đơn giản là để âm thanh lọt vào tai mà là sự kết hợp của những gì người khác nói và sự tham gia với người khác - những người đang nói. Tích cực lắng nghe là một cách để lắng nghe và phản hồi lại cho người nói để hai bên hiểu nhau hơn, vượt qua các rào cản giao tiếp. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vượt qua những rào cản thường gặp trong giao tiếp Vượt qua những rào cản thường gặp trong giao tiếp1. NgheDo con người có hai tai nhưng chỉ có một miệng, nghe trở thành kỹ năng quantrọng nhất trong giao tiếp. Tiếc là có ít người có khả năng nghe tốt. Nghe khôngchỉ đơn giản là để âm thanh lọt vào tai mà là sự kết hợp của những gì người khácnói và sự tham gia với người khác - những người đang nói. Tích cực lắng nghe làmột cách để lắng nghe và phản hồi lại cho người nói để hai bên hiểu nhau hơn,vượt qua các rào cản giao tiếp. Có năm cấp độ nghe tích cực:Tiếp thu cơ bảnTiếp thu cơ bản bao gồm những tín hiệu bằng lời, bằng trực quan – hoặc khôngtrực quan, bắng giọng nói và âm thanh để người nói biết rằng đối tượng đang lắngnghe với sự quan tâm và tôn trọng, như: gật đầu, người về trước hoặc sau, giao tiếpbằng mắt, à há, vậy à, thật chứ, “nói thêm cho tôi rõ chỗ này,Tôi đangnghe đây,vậy là ... ,Hiểu rồi,Vâng.Đặt câu hỏi:Việc đặt câu hỏi thoạt tiên có vẻ ngược lại với việc nghe. Nhưng một hoạt độngcủa nghe chính là đặt câu hỏi để để người nói thấy rằng họ đang được lắng nghe vàquan tâm về : (a) Những gì đang được nói (b) quan điểm của người nói để ngườinghe hiểu rõ hơn.Câu hỏi mở là dạng câu hỏi thích hợp hơn là những câu hỏi đóng, vì sẽ cho phépngười nói mở ra cơ hội khám phá suy nghĩ và cảm xúc của mình. Hỏi đúng thờiđiểm cũng là điều rất quan trọng.Song hành:Nghe song hành tập trung vào nội dung của người nói, và tổng kết những gì đã nóiđể làm rõ và xác nhận sự hiểu biết chính xác. Các bước của quá trình là:(a) Hãy để người nói hoàn tất.(b) Lặp lại bằng ngôn từ của bạn về những điều bạn đã tiếp thu được từ người nói(c) Nếu người nói khẳng định bạn đã nắm rõ, cuộc hội thoại tiếp tục(d) Nếu người nói cho biết bạn đã hiểu sai ý, hãy đề nghị họ lặp lại : “À, vậy tôichưa hiểu rõ, bạn có thể lặp lại được không?”Phản ảnh cảm xúcPhản ánh lại cho người nói cảm nhận của người nghe. Đừng đánh giá thấp cảm xúctrong cuộc hội thoại và tập trung quá mức vào nội dung.Khuyến khích người nóibộc lộ cảm xúc - có thể là niềm vui, nỗi buồn, sự thất vọng, tức giận hay buồn bã.Những phản ảnh cảm xúc này sẽ giúp chính người nói hiểu được bản thân vàhướng về cách tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Để hiểu và phản ảnh cảm xúc, tacần:(a) Chú ý các thán từ mà người nói sử dụng.(b) Có thể người nói hoàn toàn không dùng thán từ, vì trong nền văn hoá củachúng ta, việc đè nén cảm xúc là khá phổ biến. Sau đó tập trung vào nội dung và tựhỏi : Nếu tôi gặp phải hoàn cảnh này, nếu tôi nói và làm như vậy thì tôi đang cảmthấy thế nào?(c) Quan sát ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện trên khuôn mặt, giai điệu của giọng nói, cửchỉ và tư thế.Phản ánh ý nghĩaKhi người ta đã biết cách phản ánh tách biệt tình cảm và nội dung, thì họ sẽ dễdàng gộp chung cả hai lại thành một sự phản ánh ý nghĩa. Có thể dùng cấu trúc :“Bạn cảm thấy “Chèn từ biểu cảm” vì “Chèn các sự kiện hoặc nội dung liên quanđến cảm giác đó”.Phản ảnh tổng kếtSự phản ánh tổng kết là một phát biểu ngắn gọn về những chủ đề chính và cảm xúccủa người nói thể hiện qua một khoảng thời gian dài thảo luận. Một tổng kết tốt sẽgiúp người nói hiểu biết tình hình chặt chẽ hơn và rút ra kết luận tốt hơn.Nghe hiệu quảNhững hành động hỗ trợ nghe hiệu quảGiữ tư thế thoải máiHơi ngả về trước nếu đang ngồiĐối mặt ở ngang tầm mắtGiữ tư thế mởGiữ khoảng cách thích hợpThể hiện những dấu hiệu tiếp nhận đơn giảnPhản ánh ý nghĩa (diễn giải)Phản ánh cảm xúcNhìn thẳng vào mắt nhauTạo một môi trường giao tiếp không bị phân tâmNhững hành động cản trở nghe hiệu quảSự phân tâmKể lể chuyện của mình mà không quan tâm chuyện người khácKhông có phản ứngKhông phản hồi phù hợpNgắt lờiChỉ tríchĐánh giáĐoán mòĐưa ra lời khuyên / giải phápThay đổi chủ đềNhấn mạnh mà không chịu thừa nhận2. Đọc ngôn ngữ cơ thểNgay từ buổi bình minh của loài người, những cách giao tiếp phi ngôn ngữ, ví dụnhư bằng ngôn ngữ cơ thể, đã được dùng một phương tiện giao tiếp và được sửdụng từ rất lâu trước khi ngôn ngữ xuất hiện. Thế nhưng chỉ mới gần đây các nhàkhoa học hành vi mới bắt đầu quan sát một cách có hệ thống ý nghĩa của các dấuhiệu.Trong một thông điệp, ngôn ngữ là một cách hiệu quả để mang đến các thông tinthực tế. Nội dung của cuộc hội thoại có thể là quan trọng. Nhưng khi cảm xúc đượckết hợp thì sẽ nhận được sự quan tâm chủ yếu, thường thì chúng sẽ được thể hiệnthông qua các yếu tố phi ngôn ngữ. Việc hiểu biết ngôn ngữ cơ thể là một trongnhững kỹ năng quan trọng nhất để đạt hiệu quả giao tiếp. Để làm được điều này, tacần: Tập trung chú ý các đầu mối quan trọng Biểu hiện của khuôn mặt - đặc biệt là đôi mắt và ngữ điệu là những biểu hiện rõ rệt nhất. Ngữ điệu cung cấp thông tin về cảm xúc của người nói, giận dữ, chán nản, trầm cảm, nhiệt tình hay hoài nghi. Các tư thế và cử chỉ - chuyển động của đầu, chân, bàn tay tiết lộ mức độ tự trọng và năng lượng ...