Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo hướng tiếp cận (IFRS FOR SMEs)
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 277.49 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này tập trung trao đổi một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo hướng tiếp cận chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo hướng tiếp cận (IFRS FOR SMEs) n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN (IFRS FOR SMEs) # PGS.TS. Võ Văn Nhị - TS. Trần Thị Thanh Hải Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện, trong đó có hội nhập trong lĩnh vực kế toán. Hội nhập về kế toán theo định hướng hội tụ kế toán quốc tế, sẽ tạo ra được nhiều thông tin hữu ích được công nhận rộng rãi trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vấn đề tạo ra thông tin hữu ích là vấn đề rất được các doanh nghiệp (DN) quan tâm, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Ở Việt Nam, các DNNVV chiếm hơn 95% trong tổng số DN đang hoạt động trong nền kinh tế, do vậy việc nghiên cứu quá trình hoà hợp và hội tụ kế toán quốc tế đối với DNNVV là một yêu cầu có tính cấp thiết cả về mặt học thuật lẫn ứng dụng. Xuất phát từ tình hình này và cũng xuất phát từ thực tế công tác kế toán của DNNVV trong thời gian qua, bài viết này tập trung trao đổi một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở Việt Nam theo hướng tiếp cận chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs). Tổng quan nghiên cứu Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi có chuẩn mực BCTC quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) vào năm 2009, kế toán DNNVV được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo đó, IFRS for SMEs được cho sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả bản thân DN áp dụng và người sử dụng thông tin kế toán. IFRS for SMEs đã giúp khôi phục và xây dựng lòng tin cho các đối tượng sử dụng về nghề nghiệp kế toán, cải thiện khả năng so sánh và tính minh bạch của BCTC (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012), giúp làm giảm chi phí và thời gian kiểm toán, thông tin kế toán minh bạch hơn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đối tượng sử dụng thông tin (LJ Stainbank, 2010; Grosu Veronica & Bostan Ionel, 2010; Hana Bohusova, 2011). Không những thế, việc áp dụng IFRS for SMEs còn góp phần giúp nghề nghiệp kế toán phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, cải thiện khả năng cạnh tranh (Adela Deaconu et al, 2012; Kaya, D., & Koch, M., 2015). Chính điều này, mà sau hai năm chính thức ban hành IFRS for SMEs, đã gần 80 quốc gia áp dụng hoặc xây dựng lộ trình áp dụng (Pacter, 2011). Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS for SMEs ở nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với không ít thách thức, có những yêu cầu trình bày của IFRS for SMEs khó áp dụng cho những nước đang phát triển cũng như việc hướng dẫn IFRS for SMEs chưa thật đầy đủ đã gây nhiều khó khăn cho DN (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012). Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều điểm không tương đồng cả về chuẩn mực lẫn thực tiễn vận dụng ở nhiều quốc gia nên việc triển khai áp dụng IFRS for SMEs tại các quốc gia không phải là vấn đề dễ dàng (Cătălin Nicolae 208 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Albu et al, 2010). Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo cần cẩn trọng trong việc quyết định vận dụng IFRS for SMEs cho các nước đang phát triển. Trên các diễn đàn hiện nay, đang xuất hiện hai luồng quan điểm trái chiều: Một luồng quan điểm cho rằng, việc ban hành IFRS for SMEs là một hướng đi đúng và các quốc gia nên đưa vào áp dụng (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Asuman Atik, 2010; C.E. Anton & A.Trifan, 2011); Một luồng quan điểm trái chiều cho rằng, IFRS for SMEs vẫn còn phải rút gọn, đơn giản hoá hơn nữa mới phù hợp với các đặc điểm của các DNNVV (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Stefan Bunea et al, 2012; Gregory Kenneth Laing, 2012). Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng IFRS for SMEs vào các DNNVV ở Việt Nam cũng được một số học giả đề cập. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải ban hành một bộ chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho DNNVV trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (Chúc Anh Tú, 2010; Mai Ngọc Anh, 2011; Lưu Đức Tuyên, 2012; Mai Ngọc Anh & Trần Thị Phương Thảo, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đưa ra những nhận định thông qua phương pháp tổng hợp, suy luận mà chưa có những luận cứ một cách chắc chắn nên các vấn đề đưa ra chưa có tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó, có một vài nghiên cứu cũng đưa ra một số định hướng về việc lập và trình bày hệ thống BCTC theo nhiều cấp độ quy mô DN, nhưng chưa dựa trên nền tảng của của chuẩn mực kế toán mà chỉ mới dựa vào mới quan hệ giữa lợi ích và chi phí (Trần Đình Khôi Nguyên, 2011; Võ Văn Nhị & Nguyễn Hữu Phú, 2012). Sở dĩ, nghiên cứu ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, là do việc thực hiện kế toán nói chung và kế toán DNNVV nói riêng, còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc tầm vĩ mô, mà những nhân tố này hiện đang là những rào cản cho việc vận dụng hoặc áp dụng IFRS for SMEs và những rào cản này, được xác định là khó vượt qua trong giai đoạn hiện nay. Qua lược khảo các nghiên cứu cho thấy, trước áp lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội tụ kế toán quốc tế nói riêng, thông qua tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán DNNVV ở Việt Nam. Để từ đó, đưa ra những định hướng có thể vận dụng và tiến tới áp dụng IFRS for SMEs đang là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ về mặt học thuật mà còn về mặt ứng dụng, trong điều kiện Việt Nam đang tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, với một số cam kết tuân thủ theo quy định của kế toán quốc tế. Đánh giá thực trạng kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam Hiện nay, DNNVV ở Việt Nam chưa có một bộ chuẩn mực kế toán riêng để áp dụng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã căn cứ vào bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN nói chung, để giới hạn một số nội dung nhất định cho DNNVV và xem đó là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng, để thực hiện công tác kế toán tại các DNNVV. Dẫu rằng, việc đưa ra những giới hạn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo hướng tiếp cận (IFRS FOR SMEs) n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN (IFRS FOR SMEs) # PGS.TS. Võ Văn Nhị - TS. Trần Thị Thanh Hải Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Đặt vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện, trong đó có hội nhập trong lĩnh vực kế toán. Hội nhập về kế toán theo định hướng hội tụ kế toán quốc tế, sẽ tạo ra được nhiều thông tin hữu ích được công nhận rộng rãi trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vấn đề tạo ra thông tin hữu ích là vấn đề rất được các doanh nghiệp (DN) quan tâm, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Ở Việt Nam, các DNNVV chiếm hơn 95% trong tổng số DN đang hoạt động trong nền kinh tế, do vậy việc nghiên cứu quá trình hoà hợp và hội tụ kế toán quốc tế đối với DNNVV là một yêu cầu có tính cấp thiết cả về mặt học thuật lẫn ứng dụng. Xuất phát từ tình hình này và cũng xuất phát từ thực tế công tác kế toán của DNNVV trong thời gian qua, bài viết này tập trung trao đổi một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở Việt Nam theo hướng tiếp cận chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs). Tổng quan nghiên cứu Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi có chuẩn mực BCTC quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) vào năm 2009, kế toán DNNVV được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo đó, IFRS for SMEs được cho sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả bản thân DN áp dụng và người sử dụng thông tin kế toán. IFRS for SMEs đã giúp khôi phục và xây dựng lòng tin cho các đối tượng sử dụng về nghề nghiệp kế toán, cải thiện khả năng so sánh và tính minh bạch của BCTC (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012), giúp làm giảm chi phí và thời gian kiểm toán, thông tin kế toán minh bạch hơn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đối tượng sử dụng thông tin (LJ Stainbank, 2010; Grosu Veronica & Bostan Ionel, 2010; Hana Bohusova, 2011). Không những thế, việc áp dụng IFRS for SMEs còn góp phần giúp nghề nghiệp kế toán phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, cải thiện khả năng cạnh tranh (Adela Deaconu et al, 2012; Kaya, D., & Koch, M., 2015). Chính điều này, mà sau hai năm chính thức ban hành IFRS for SMEs, đã gần 80 quốc gia áp dụng hoặc xây dựng lộ trình áp dụng (Pacter, 2011). Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS for SMEs ở nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với không ít thách thức, có những yêu cầu trình bày của IFRS for SMEs khó áp dụng cho những nước đang phát triển cũng như việc hướng dẫn IFRS for SMEs chưa thật đầy đủ đã gây nhiều khó khăn cho DN (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012). Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều điểm không tương đồng cả về chuẩn mực lẫn thực tiễn vận dụng ở nhiều quốc gia nên việc triển khai áp dụng IFRS for SMEs tại các quốc gia không phải là vấn đề dễ dàng (Cătălin Nicolae 208 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Albu et al, 2010). Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo cần cẩn trọng trong việc quyết định vận dụng IFRS for SMEs cho các nước đang phát triển. Trên các diễn đàn hiện nay, đang xuất hiện hai luồng quan điểm trái chiều: Một luồng quan điểm cho rằng, việc ban hành IFRS for SMEs là một hướng đi đúng và các quốc gia nên đưa vào áp dụng (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Asuman Atik, 2010; C.E. Anton & A.Trifan, 2011); Một luồng quan điểm trái chiều cho rằng, IFRS for SMEs vẫn còn phải rút gọn, đơn giản hoá hơn nữa mới phù hợp với các đặc điểm của các DNNVV (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Stefan Bunea et al, 2012; Gregory Kenneth Laing, 2012). Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng IFRS for SMEs vào các DNNVV ở Việt Nam cũng được một số học giả đề cập. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải ban hành một bộ chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho DNNVV trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (Chúc Anh Tú, 2010; Mai Ngọc Anh, 2011; Lưu Đức Tuyên, 2012; Mai Ngọc Anh & Trần Thị Phương Thảo, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đưa ra những nhận định thông qua phương pháp tổng hợp, suy luận mà chưa có những luận cứ một cách chắc chắn nên các vấn đề đưa ra chưa có tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó, có một vài nghiên cứu cũng đưa ra một số định hướng về việc lập và trình bày hệ thống BCTC theo nhiều cấp độ quy mô DN, nhưng chưa dựa trên nền tảng của của chuẩn mực kế toán mà chỉ mới dựa vào mới quan hệ giữa lợi ích và chi phí (Trần Đình Khôi Nguyên, 2011; Võ Văn Nhị & Nguyễn Hữu Phú, 2012). Sở dĩ, nghiên cứu ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, là do việc thực hiện kế toán nói chung và kế toán DNNVV nói riêng, còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc tầm vĩ mô, mà những nhân tố này hiện đang là những rào cản cho việc vận dụng hoặc áp dụng IFRS for SMEs và những rào cản này, được xác định là khó vượt qua trong giai đoạn hiện nay. Qua lược khảo các nghiên cứu cho thấy, trước áp lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội tụ kế toán quốc tế nói riêng, thông qua tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán DNNVV ở Việt Nam. Để từ đó, đưa ra những định hướng có thể vận dụng và tiến tới áp dụng IFRS for SMEs đang là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ về mặt học thuật mà còn về mặt ứng dụng, trong điều kiện Việt Nam đang tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, với một số cam kết tuân thủ theo quy định của kế toán quốc tế. Đánh giá thực trạng kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam Hiện nay, DNNVV ở Việt Nam chưa có một bộ chuẩn mực kế toán riêng để áp dụng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã căn cứ vào bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN nói chung, để giới hạn một số nội dung nhất định cho DNNVV và xem đó là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng, để thực hiện công tác kế toán tại các DNNVV. Dẫu rằng, việc đưa ra những giới hạn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thực trạng kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chuẩn mực kế toán Báo cáo tài chính IFRS for SMEsTài liệu có liên quan:
-
18 trang 465 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 400 1 0 -
12 trang 339 0 0
-
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 330 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 327 1 0 -
THÔNG TƯ về sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Doanh nghiệp
22 trang 318 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 305 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 296 0 0 -
88 trang 238 1 0
-
9 trang 232 0 0