Danh mục tài liệu

Xây dựng bộ đồ chơi domino cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 415.76 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối với trẻ khiếm thị, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, do khiếm khuyết về thị giác, trẻ rất khát khao được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống; qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà trò chơi domino có thể hỗ trợ tốt cho trẻ trong học tập, giúp trẻ chơi mà học, vui mà học. Thế nhưng, hiện nay trẻ khiếm thị chưa có các bộ domino đặc thù hỗ trợ học tập, việc tiếp xúc với chữ Braille của các em còn rất hạn chế. Đề tài này được tìm hiểu để xây dựng những bộ domino phù hợp, hỗ trợ trẻ khiếm thị tuổi mầm non vui chơi, học tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng bộ đồ chơi domino cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH XÂY DỰNG BỘ ĐỒ CHƠI DOMINO CHO TRẺ KHIẾM THỊ TUỔI MẦM NON Nguyễn Thị Ngọc Ngà (Sinh viên năm 4, Khoa Giáo dục Đặc biệt) GVHD: TS Cao Thị Xuân Mĩ 1. Phần mở đầu 1.1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, xây dựng nội dung dạy và học theo hướng tích hợp nhiều chủ đề, tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ và đặc biệt là hoạt động vui chơi phù hợp với sự phát triển tâm sinh lí lứa tuổi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non, vui chơi là một trong những nhu cầu của trẻ, trẻ “học mà chơi, chơi mà học”. Trẻ muốn chơi và thích chơi, chơi để tìm hiểu khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh. Hiện nay, có nhiều trò chơi vừa nhằm củng cố những kiến thức đã học vừa tạo cơ hội phát huy tính năng động và óc tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, trong đó có trò chơi domino. Domino là một trong trò chơi có luật, có ý nghĩa giáo dục và giáo dưỡng cao. Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành biểu tượng và phát triển quá trình nhận thức, tư duy của trẻ. Trò chơi domino không chỉ tác động đến việc phát triển trí tuệ mà còn giáo dục phẩm chất đạo đức cho trẻ như tính thật thà, tính tổ chức, tính tự giác, kĩ năng hợp tác và luân phiên. Đối với trẻ khiếm thị, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc biệt, do khiếm khuyết về thị giác, trẻ rất khát khao được tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc sống; qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà trò chơi domino có thể hỗ trợ tốt cho trẻ trong học tập, giúp trẻ chơi mà học, vui mà học. Thế nhưng, hiện nay trẻ khiếm thị chưa có các bộ domino đặc thù hỗ trợ học tập, việc tiếp xúc với chữ Braille của các em còn rất hạn chế. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Xây dựng bộ đồ chơi domino cho trẻ khiếm thị tuổi mầm non. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài tìm hiểu để xây dựng những bộ domino phù hợp, hỗ trợ trẻ khiếm thị tuổi mầm non vui chơi, học tập. 1.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Cách xây dựng bộ domino hỗ trợ học tập cho trẻ khiếm thị mầm non. - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động học và chơi của trẻ khiếm thị mầm non. 92 Năm học 2011 - 2012 1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lí luận liên quan đến đề tài. - Tìm hiểu và xác định nguyên tắc xây dựng domino. - Xây dựng bộ domino mẫu. - Thử nghiệm sản phẩm. 1.5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Tìm hiểu, phân tích, tổng hợp tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, xây dựng sản phẩm, thực nghiệm sản phẩm, điều tra bằng bảng hỏi và thống kê toán học. 1.6. Giới hạn đề tài Do hạn chế thời gian nghiên cứu chúng tôi chỉ xây dựng bộ domino chữ cái để giúp trẻ khiếm thị làm quen chữ Braille. 1.7. Đóng góp của đề tài Xác định được cách thức xây dựng các bộ domino đặc thù giúp trẻ khiếm thị có thể vừa học vừa chơi để ghi nhớ được nhiều biểu tượng hơn trong quá trình phát triển tư duy, nhận thức. 2. Những vấn đề chung về trẻ khiếm thị 2.1. Khái niệm Người khiếm thị là người có bệnh lí, tật khúc xạ hay khiếm khuyết của mắt gây giảm thị lực, có thị lực dưới 3/10 sau khi đã được điều trị bệnh lí mắt và chỉnh kính. Một người cũng bị coi là khiếm thị nếu có thị lực trên 3/10 nhưng có thị trường nhỏ hơn 10 0. Thuật ngữ trẻ khiếm thị được dùng để gọi chung cho cả trẻ mù và nhìn kém [4]. 2.2. Đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm thị 2.2.1. Đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thị Hình ảnh xuất hiện trên vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy bị hạn chế hơn so với tri giác nhìn, nhưng cũng giúp cho trẻ mù nhận biết hình ảnh một cách trung thực. Mắt và tay sờ đều có thể phản ánh được các dấu hiệu: hình dạng, độ lớn, phương hướng, cự li, chuyển động hay đứng yên. Đối với người khiếm thị, xúc giác được coi là cơ quan nhận thức quan trọng hàng đầu. Nếu một người khiếm thị từ nhỏ, mất hoàn toàn hình ảnh thị giác, chỉ nghe mô tả thế giới hữu hình thì khó mà có biểu tượng cụ thể. 2.2.2. Đặc điểm cảm giác của trẻ khiếm thị - Đặc điểm cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị: Cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị tương đối nhạy và phát triển, nếu được rèn luyện và sử dụng nhiều. - Đặc điểm thính giác của trẻ khiếm thị: Độ nhạy cảm âm thanh của mọi người đều phát triển theo quy luật như nhau. Tuy nhiên, khi bị mù, họ buộc phải thường xuyên lắng nghe đủ mọi âm thanh, nên độ nhạy cảm giác nghe của họ tốt. ...

Tài liệu có liên quan: