Xây Dựng & Quan Hệ Truyền Thông
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 183.19 KB
Lượt xem: 33
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Không như nhiều quốc gia phát triển khác, các nền kinh tế mới nổi thường bắt đầu bằng các hoạt động xây dựng hình ảnh tích cực trước khi thực hiện một chương trình xúc tiến đầu tư đầy đủ. Để thuýêt phục các nhà đầu tư, xóa đi những hình ảnh tiêu cực. khuyấn khích nhà đầu tư tiềm năng hiểu thêm về quốc gia cũng như 1 thị trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây Dựng & Quan Hệ Truyền Thông Liên Hiệp Quốc - ESCAP Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Bài 3 “Xây dựng hình ảnh và quan hệ truyền thông” Trình bày: Asia Policy Research Co., Ltd., 2003 1. Các mục tiêu của xây dựng hình ảnh Không như nhiều quốc gia phát triển khác, các nền kinh tế mới nổi thường cần bắt đầu bằng các hoạt động xây dựng hình ảnh tích cực trước khi thực hiện một chương trình xúc tiến đầu tư đầy đủ bởi hai lý do. Thứ nhất, vì cần phải thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng rằng quốc gia là một môi trường kinh doanh cạnh tranh và hấp dẫn. Thứ hai, vì cần phải xóa bỏ đi những hình ảnh tiêu cực gắn liền với khu vực. Các quan niệm tiêu cực, dù đúng hay không, có thể là hậu quả của những sự kiện lịch sử gắn liền với quốc gia, cũng có thể là của các vấn đề hiện tại đang nổi bật trên tiêu đề của các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tiếng đồn từ kinh nghiệm của những nhà đầu tư khác. Xây dựng hình ảnh sẽ chưa làm phát sinh đầu tư thật sự, thay vì vậy, nó nhằm khuyến khích nhà đầu tư tiềm năng hiểu biết hơn về quốc gia như là một thị trường đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, mức độ thành công của các hoạt động xây dựng hình ảnh bị hạn chế do chất lượng của môi trường kinh doanh, chẳng hạn như chất lượng và sự minh bạch của các chính sách và luật lệ của nhà nước, mức độ tham nhũng và nạn quan liêu hành chính. Xây dựng hình ảnh không thay thế được việc cải thiện khung pháp lý yếu kém đối với kinh doanh. Các quốc gia đang ở giai đoạn đầu của việc xúc tiến thị trường đầu tư thường phải nỗ lực nhiều trong việc cải thiện hình ảnh của khu vực hơn là việc thu hút các khoản đầu tư thật sự. Lý do vì một thị trường đầu tư mới cần thiết lập một sự nhận biết cho các nhà đầu tư quốc tế trước khi khu vực đó nằm trong bản đồ đầu tư toàn cầu. Thiết lập sự nhận thức về một thị trường đầu tư mới cũng như xóa bỏ được những định kiến tiêu cực về khu vực thường không diễn ra nhanh chóng, vì thế Cơ Quan Xúc Tiến Đầu Tư (“CQXTĐT”) cần tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh trong một thời gian dài. Đối với hầu hết các CQXTĐT ở địa phương, mục tiêu của xây dựng hình ảnh thường bao gồm: • Phác thảo về địa phương như một thị trường mới nổi đầy lý tưởng để đầu tư và lên kế hoạch chuẩn bị cho các bước kỹ thuật xúc tiến đầu tư tiếp theo. • Tạo mối quan tâm ngày càng lớn cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu thêm về các cơ hội đầu tư ở địa phương. • Giúp đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài. • Nâng cao hình ảnh của địa phương bằng việc liên kết hình ảnh địa phương với tiềm năng của toàn khu vực sông Mêkông. 2. Các nhân tố chính xây dựng hình ảnh Xây dựng hình ảnh bao gồm hai nhân tố cốt lõi. Nhân tố cốt lõi thứ nhất gắn liền với việc lập ra một chương trình xây dựng hình ảnh, chẳng hạn như là nâng cao kỹ năng của nhân viên thực hiện chương trình xây dựng hình ảnh, xây dựng một chiến lược phù hợp với các hoạt động cụ thể, và phát triển hoặc cải thiện các tài liệu của chương trình. Nhân tố thứ hai là việc CQXTĐT đi tiên phong trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng hình ảnh. Việc lập ra chương trình thôi thì chưa đủ trừ phi CQXTĐT thực hiện chiến lược và các hoạt động một cách hệ thống. Hội thảo tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Bài 3 Trang 1 CQXTĐT nên tìm cách cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho công chúng, và nếu cần thiết, cố gắng thay đổi những định kiến, quan điểm sai lệch về khu vực. 3. Chiến lược xây dựng hình ảnh Mặc dù mức độ và loại thông tin chứa đựng trong chiến lược xây dựng hình ảnh thường tương đối chung chung, để tạo ra những quan niệm tốt về khu vực (và về chính CQXTĐT), cũng như lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng tìm hiểu kỹ hơn về khu vực, điều cốt yếu là CQXTĐT cần tập trung chiến lược của mình hướng đến các đối tượng có chủ đích. Nhìn chung, đối tượng này là các công ty trong và ngoài nước có khả năng đầu tư, nhưng đối với một số quốc gia, một nhóm đối tượng mục tiêu đặc biệt khác nữa là các kiều dân ở nước ngoài. Đồng thời, CQXTĐT cũng nên nỗ lực hướng các hoạt động xây dựng hình ảnh của mình đến những ngành nghề, quốc gia cụ thể đang tìm kiếm nguồn cung cấp hay những cơ hội đầu tư mà khu vực mang lại. Song, việc xây dựng hình ảnh không chỉ tập trung vào các nhà đầu tư triển vọng mà thôi. Một chiến lược xây dựng hình ảnh của CQXTĐT cũng có thể khuyến khích sự hợp tác giữa các đối tác hiện tại và tương lai để thu hút đầu tư, chẳng hạn như giữa các tỉnh khác nhau trong nước, giữa các phòng thương mại, cơ quan chính phủ và các công ty danh tiếng ở trong khu vực. 4. Cơ cấu chiến lược xây dựng hình ảnh Nội dung của chiến lược xây dựng hình ảnh nên bao gồm những vấn đề sau: a. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (“mô hình SWOT”) của khu vực đầu tư của bạn: đánh giá theo mô hình SWOT giúp các CQXTĐT hiểu được những mặt tích cực và tiêu cực của khu vực đồng thời xác định những nhu cầu cần được ưu tiên trong chiến lược xây dựng hình ảnh. b. Phát triển các chủ đề xây dựng hình ảnh: CQXTĐT nên tổ chức một phiên họp lấy ý kiến rộng rãi để phát triển các chủ đề khả dĩ cho chiến lược xây dựng hình ảnh, và rồi quyết định đâu là chủ đề chính của khu vực. c. Đặt ra mục tiêu và mục đích rõ ràng: Xác định các đối tượng khán giả mục tiêu cần hướng tới, đặt mục tiêu cho những gì bạn mong đạt được trong chiến lược xây dựng hình ảnh, và phác họa các chỉ số có thể đo lường sự thành công. d. So sánh các công cụ phục vụ công tác đối ngoại: Căn cứ vào đối tượng khán giả mục tiêu, loại thông điệp/hình ảnh mà CQXTĐT muốn truyền đạt và các nguồn lực để xác định loại công cụ nào cho công tác đối ngoại là thích hợp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây Dựng & Quan Hệ Truyền Thông Liên Hiệp Quốc - ESCAP Hội thảo Tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư Bài 3 “Xây dựng hình ảnh và quan hệ truyền thông” Trình bày: Asia Policy Research Co., Ltd., 2003 1. Các mục tiêu của xây dựng hình ảnh Không như nhiều quốc gia phát triển khác, các nền kinh tế mới nổi thường cần bắt đầu bằng các hoạt động xây dựng hình ảnh tích cực trước khi thực hiện một chương trình xúc tiến đầu tư đầy đủ bởi hai lý do. Thứ nhất, vì cần phải thuyết phục các nhà đầu tư tiềm năng rằng quốc gia là một môi trường kinh doanh cạnh tranh và hấp dẫn. Thứ hai, vì cần phải xóa bỏ đi những hình ảnh tiêu cực gắn liền với khu vực. Các quan niệm tiêu cực, dù đúng hay không, có thể là hậu quả của những sự kiện lịch sử gắn liền với quốc gia, cũng có thể là của các vấn đề hiện tại đang nổi bật trên tiêu đề của các phương tiện thông tin đại chúng hoặc tiếng đồn từ kinh nghiệm của những nhà đầu tư khác. Xây dựng hình ảnh sẽ chưa làm phát sinh đầu tư thật sự, thay vì vậy, nó nhằm khuyến khích nhà đầu tư tiềm năng hiểu biết hơn về quốc gia như là một thị trường đầu tư tiềm năng. Tuy nhiên, mức độ thành công của các hoạt động xây dựng hình ảnh bị hạn chế do chất lượng của môi trường kinh doanh, chẳng hạn như chất lượng và sự minh bạch của các chính sách và luật lệ của nhà nước, mức độ tham nhũng và nạn quan liêu hành chính. Xây dựng hình ảnh không thay thế được việc cải thiện khung pháp lý yếu kém đối với kinh doanh. Các quốc gia đang ở giai đoạn đầu của việc xúc tiến thị trường đầu tư thường phải nỗ lực nhiều trong việc cải thiện hình ảnh của khu vực hơn là việc thu hút các khoản đầu tư thật sự. Lý do vì một thị trường đầu tư mới cần thiết lập một sự nhận biết cho các nhà đầu tư quốc tế trước khi khu vực đó nằm trong bản đồ đầu tư toàn cầu. Thiết lập sự nhận thức về một thị trường đầu tư mới cũng như xóa bỏ được những định kiến tiêu cực về khu vực thường không diễn ra nhanh chóng, vì thế Cơ Quan Xúc Tiến Đầu Tư (“CQXTĐT”) cần tổ chức các hoạt động xây dựng hình ảnh trong một thời gian dài. Đối với hầu hết các CQXTĐT ở địa phương, mục tiêu của xây dựng hình ảnh thường bao gồm: • Phác thảo về địa phương như một thị trường mới nổi đầy lý tưởng để đầu tư và lên kế hoạch chuẩn bị cho các bước kỹ thuật xúc tiến đầu tư tiếp theo. • Tạo mối quan tâm ngày càng lớn cho các nhà đầu tư vào tìm hiểu thêm về các cơ hội đầu tư ở địa phương. • Giúp đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài. • Nâng cao hình ảnh của địa phương bằng việc liên kết hình ảnh địa phương với tiềm năng của toàn khu vực sông Mêkông. 2. Các nhân tố chính xây dựng hình ảnh Xây dựng hình ảnh bao gồm hai nhân tố cốt lõi. Nhân tố cốt lõi thứ nhất gắn liền với việc lập ra một chương trình xây dựng hình ảnh, chẳng hạn như là nâng cao kỹ năng của nhân viên thực hiện chương trình xây dựng hình ảnh, xây dựng một chiến lược phù hợp với các hoạt động cụ thể, và phát triển hoặc cải thiện các tài liệu của chương trình. Nhân tố thứ hai là việc CQXTĐT đi tiên phong trong việc thực hiện các hoạt động xây dựng hình ảnh. Việc lập ra chương trình thôi thì chưa đủ trừ phi CQXTĐT thực hiện chiến lược và các hoạt động một cách hệ thống. Hội thảo tập huấn về Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư, Bài 3 Trang 1 CQXTĐT nên tìm cách cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho công chúng, và nếu cần thiết, cố gắng thay đổi những định kiến, quan điểm sai lệch về khu vực. 3. Chiến lược xây dựng hình ảnh Mặc dù mức độ và loại thông tin chứa đựng trong chiến lược xây dựng hình ảnh thường tương đối chung chung, để tạo ra những quan niệm tốt về khu vực (và về chính CQXTĐT), cũng như lôi kéo các nhà đầu tư tiềm năng tìm hiểu kỹ hơn về khu vực, điều cốt yếu là CQXTĐT cần tập trung chiến lược của mình hướng đến các đối tượng có chủ đích. Nhìn chung, đối tượng này là các công ty trong và ngoài nước có khả năng đầu tư, nhưng đối với một số quốc gia, một nhóm đối tượng mục tiêu đặc biệt khác nữa là các kiều dân ở nước ngoài. Đồng thời, CQXTĐT cũng nên nỗ lực hướng các hoạt động xây dựng hình ảnh của mình đến những ngành nghề, quốc gia cụ thể đang tìm kiếm nguồn cung cấp hay những cơ hội đầu tư mà khu vực mang lại. Song, việc xây dựng hình ảnh không chỉ tập trung vào các nhà đầu tư triển vọng mà thôi. Một chiến lược xây dựng hình ảnh của CQXTĐT cũng có thể khuyến khích sự hợp tác giữa các đối tác hiện tại và tương lai để thu hút đầu tư, chẳng hạn như giữa các tỉnh khác nhau trong nước, giữa các phòng thương mại, cơ quan chính phủ và các công ty danh tiếng ở trong khu vực. 4. Cơ cấu chiến lược xây dựng hình ảnh Nội dung của chiến lược xây dựng hình ảnh nên bao gồm những vấn đề sau: a. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (“mô hình SWOT”) của khu vực đầu tư của bạn: đánh giá theo mô hình SWOT giúp các CQXTĐT hiểu được những mặt tích cực và tiêu cực của khu vực đồng thời xác định những nhu cầu cần được ưu tiên trong chiến lược xây dựng hình ảnh. b. Phát triển các chủ đề xây dựng hình ảnh: CQXTĐT nên tổ chức một phiên họp lấy ý kiến rộng rãi để phát triển các chủ đề khả dĩ cho chiến lược xây dựng hình ảnh, và rồi quyết định đâu là chủ đề chính của khu vực. c. Đặt ra mục tiêu và mục đích rõ ràng: Xác định các đối tượng khán giả mục tiêu cần hướng tới, đặt mục tiêu cho những gì bạn mong đạt được trong chiến lược xây dựng hình ảnh, và phác họa các chỉ số có thể đo lường sự thành công. d. So sánh các công cụ phục vụ công tác đối ngoại: Căn cứ vào đối tượng khán giả mục tiêu, loại thông điệp/hình ảnh mà CQXTĐT muốn truyền đạt và các nguồn lực để xác định loại công cụ nào cho công tác đối ngoại là thích hợp ...
Tài liệu có liên quan:
-
Tổ chức event cho teen - chưa nhiều ý tưởng bứt phá
3 trang 331 0 0 -
Mua bán, sáp nhập Doanh nghiệp ở Việt Nam (M&A)
7 trang 197 0 0 -
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 195 0 0 -
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 190 0 0 -
5 trang 189 0 0
-
5 trang 186 0 0
-
19 trang 180 0 0
-
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 179 0 0 -
Những nguyên tắc thành công khi đi xin việc
5 trang 165 0 0 -
CÔNG NGHỆ CHO PHÁT TRIỂN NHANH SẢN PHẨM
5 trang 164 0 0