Danh mục tài liệu

Xây dựng xã hội học tập đối với hệ thống giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi số

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 98.67 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng xã hội học tập đối với hệ thống giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi số" nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khuyến học, khuyến tài, gắn kết và liên thông giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; vận dụng hình thức giáo dục đào tạo tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng xã hội học tập đối với hệ thống giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi số NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT DOI: 10.53750/jem22.v15.n4.72 Journal of Education Management, 2023, Vol. 15, No. 4, pp. 72-76 This paper is available online at http://jem.naem.edu.vn XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP ĐỐI VỚI HỆ THỐNG GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Bùi Đức Anh1 Tóm tắt. Để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khuyến học, khuyến tài, ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch xây dựng xã hội học tập dựa nền tảng phát triển. Đồng thời, gắn kết và liên thông giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; vận dụng hình thức giáo dục đào tạo tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục. Trước bối cảnh chuyển số, hệ thống giáo dục thường xuyên đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Đây là hoạt động nhằm tạo điều kiện để mọi công dân có thể học tập và học tập suốt đời ở mọi lúc, mọi nơi bằng sự tận dụng các thiết bị của công nghệ số. Từ khóa: Chuyển đổi số; giáo dục thường xuyên; xã hội học tập. 1. Đặt vấn đề Chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, là tiền đề xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hội nhập thế giới. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cần chiến lược, chi phí đầu tư và nguồn lực công nghệ. Theo đó, học liệu mở chất lượng là tiền đề quan trọng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu nghiên cứu bài học, tài liệu học tập để tham khảo và giảng dạy. Hiện nay, 88% trường học trên địa bàn thành phố có chiến lược kỹ thuật số hoặc kế hoạch kết hợp sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý trường học; 82% học sinh sử dụng các thiết bị kỹ thuật số một cách an toàn và phù hợp. 78% học sinh cải thiện quá trình học tập. 77% giáo viên tự tin chuẩn bị các bài thuyết trình để sử dụng tại lớp học.73% sử dụng công nghệ thông tin đánh giá kết quả học tập của học sinh. 64% giáo viên sử dụng các tài nguyên dùng chung trên internet” [1] Cùng với đó, hệ thống giáo dục thường xuyên được ghi nhận trong Luật Giáo dục 2019 [3] là hệ thống giáo dục tổ chức cho việc học tập suốt đời, đào tạo liên tục cho những người đã học qua hệ thống giáo dục ban đầu hoặc dù học xong chương trình của hệ đào tạo. nhưng cần nâng cao kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc. Người học tìm chỗ học, cách học phù hợp để thỏa mãn nhu cầu học tập của mình. Hoạt động giáo dục thường xuyên xây dựng theo hình thức cấu trúc giáo dục mở, không giới hạn đối với bất cứ người học nào; học tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, công sở và tại nhà. Thời gian học tập mọi lúc, mọi nơi ở phòng làm việc, hội nghị, nghỉ ngơi, giao lưu, diễn ra trong suốt cuộc đời con người thông qua các truyền hình, máy tính, điện thoại di động. Nội dung học tập có thể gồm phát triển các chương trình giáo dục nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ sản xuất, dạy nghề ở địa phương, đa dạng hóa chương trình xóa mù chữ, xây dựng các chương trình phục vụ phát triển nông thôn mới, đô thị văn minh, hỗ trợ xây dựng các mô hình học tập. giáo dục thường xuyên không những tạo điều kiện cho những người đã từng đi học mà còn tạo cơ hội học tập cho những bao chưa bao giờ đi học. Từ đó, góp phần vào việc mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục. Bản chất giáo dục thường xuyên vẫn là hình thức giáo dục trực tiếp. Việc đào tạo giáo dục thường xuyên là hình thức giáo dục không chính quy. Đối tượng chính của giáo dục thường xuyên chủ yếu là người lớn với Ngày nhận bài: 06/03/2023. Ngày nhận đăng: 27/04/2023. 1 Viện Tâm lý và Giáo duc pháp luật Tác giả liên hệ: Bùi Đức Anh. Địa chỉ e-mail: ducanh0882@gmail.com 72 Ý KIẾN - TRAO ĐỔI JEM., Vol. 15 (2023), No. 4. mong muốn tiếp tục được học tập để có thêm cơ hội bổ sung kiến thức, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp. 2. Xây dựng xã hội học tập theo hệ thống giáo dục thường xuyên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh chuyển đổi số 2.1. Đặc điểm tình hình Tính đến nay, TP.HCM có 2.335 trường học từ mầm non đến Trung học phổ thông. 1.791 cơ sở giáo dục thường xuyên. 310 trung tâm học tập cộng đồng. Năm học 2021-2022, ngành giáo dục đã hoàn thành cơ sở dữ liệu dùng chung, quản lý 2.387/2.387 đơn vị từ giáo dục mầm non đến giáo dục thường xuyên và sử dụng thí điểm 12 phần mềm dạy học trực tuyến với nội dung khai thác từ kho dữ liệu dùng chung. Ngành giáo dục thành phố đặt ra 3 mục tiêu lớn về chuyển đổi số gồm: xây dựng hệ thống học tập bất đồng bộ (phù hợp từng cấp, từng vùng) và kho học liệu mở làm nền tảng cho xây dựng xã hội học tập; sử dụng AI để phân tích trên nên Big ...

Tài liệu có liên quan: