
Xem tranh Khu vực I, bắt được con nhái to
Số trang: 17
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.33 MB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trước cửa nhà triển lãm Đã có một lần tôi viết bài về triển lãm thường niên Khu vực I do Hội mỹ thuật tổ chức. Bài viết khi đó chê nhiều hơn khen, do trong việc tổ chức triển lãm lần ấy có những điều không hoàn hảo. Sau lần đó tôi ngại không muốn viết những bài như thế nữa. Một phần vì e dè Hội nghĩ tôi có định kiến gì đó với các hoạt động của Hội, một phần vì thấy có những chuyện đã thuộc vào dạng “Biết rồi khổ lắm nói mãi”, nếu bây...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xem tranh Khu vực I, bắt được con nhái to Xem tranh Khu vực I, bắt được con nhái to Trước cửa nhà triển lãm Đã có một lần tôi viết bài về triển lãm thường niên Khu vực I do Hội mỹ thuật tổ chức. Bài viết khi đó chê nhiều hơn khen, do trong việc tổ chức triển lãm lần ấy có những điều không hoàn hảo. Sau lần đó tôi ngại không muốn viết những bài như thế nữa. Một phần vì e dè Hội nghĩ tôi có định kiến gì đó với các hoạt động của Hội, một phần vì thấy có những chuyện đã thuộc vào dạng “Biết rồi khổ lắm nói mãi”, nếu bây giờ có nói nữa vẫn thế, tự mình trở thành nhàm. Thôi thì cũng động viên với mình, rằng Hội, với nguồn lực có hạn, đang làm những gì tốt nhất có thể cho các họa sĩ nhà ta. Bởi vậy, trong bài viết này, tôi không lặp lại những phê bình đã nêu trong bài viết trước, không phải vì những tồn tại đó đã được khắc phục triệt để, mà chỉ bởi vì những gì đã nói rồi thì không nói nữa. Nhàm mồm lắm. Một góc phòng triển lãm Triển lãm Khu vực I năm nay vẫn có sự tham gia đông đảo các hội viên, tác phẩm bày kín ba tầng của nhà triển lãm 16 Ngô Quyền. Đề tài của các bác lớn tuổi thì vẫn oách thế, cách thể hiện thì vẫn oách vậy nên tôi không dám bàn nhiều. Sợ dính tội phạm thượng. Chỉ xin bình luận điểm hai bức sau: “Cánh Chim Biển”, Đoàn Văn Thân, sơn dầu, 125 x 155cm Bức tranh Cánh chim biển của Đoàn Văn Thân, tuy cách thể hiện cũ mèm nhưng được cái là đề tài cũng bắt kịp với thời sự. Vâng, tôi trước giờ vẫn luôn ủng hộ ý kiến cho rằng, hội họa cũng phải góp phần ghi lại lịch sử theo cách này hay cách khác. Tác giả Đoàn Văn Thân đề cập đề tài bảo vệ biển đảo tổ quốc của lực lượng không quân Việt Nam. Thay vì Mig-21 trong các tranh của thế kỷ trước, máy bay trong tranh này giờ đây là những máy bay SU-27 hoặc SU-30 với màu sơn và số hiệu điển hình của Không Quân Việt Nam. Đúng chuẩn cập nhật thời sự nhé. Hai phi công vừa bước xuống khỏi máy bay, giống như các phi công của thế kỷ trước, vẫn đang say sưa bàn luận về đường bay. Bàn luận có vẻ say sưa nên khiến họa sĩ hơi căng thẳng. Thành ra tác giả thể hiện hai anh phi công (hình như sinh đôi) giơ tay giơ chân giống hệt mấy bác trật tự phường giơ tay trước ống kính phóng viên mà rằng: “Chụp choạch cái giề?“. “Bài ca người thợ lò”, Nguyễn Văn Nghị, sơn dầu, 120 x 120cm Tác phẩm Bài ca người thợ lò của họa sĩ Nguyễn Văn Nghị, thầy giáo của tôi, đem lại cho tôi nhiều hứng khởi. Ai cũng biết nghề thợ mỏ nó gian khổ và nguy hiểm nhường nào, và chỗ đứng xã hội của họ trong thời đại kim tiền ngày nay cứ càng lúc càng tụt xuống hầm sâu. Thế nhưng trong đa phần các tác phẩm tranh ảnh về họ (trong các triển lãm cúng cụ), các nghệ sĩ vẫn mô tả những người thợ lò đen nhẻm nhưng luôn có những nụ cười tươi. Da dính bụi than đen thui nên răng trong tương quan đó tự trở nên trắng sáng. Một sự tương phản dễ nắm bắt, dễ đẹp và dễ đoạt giải. Chẳng có máy móc nào chụp được những bụi than đang tích dần trong phổi những con người kia cũng như sự u ám đang che lên thân phận của họ. Bức tranh của thầy tôi không vẽ nụ cười tươi, không vẽ hàm răng trắng. Thầy dùng tuyền tông mầu đen-ghi, mô tả một người thợ lò đang hát. Gương mặt mệt mỏi đen gầy nhưng rắn chắc, lại có nhiều nguồn sáng hắt cạnh nên người xem có cảm giác mặt nhân vật đẫm mồ hôi. Nhưng chuyện cũng chẳng có gì là nhiều nếu như không có hình cảnh các xe than, tàu than đi ra từ cổ họng đen sâu của người thợ. Những lời hát về đời thợ bay ra từ cuống họng hay những bụi than phả ra từ đáy phổi người công nhân. Tôi cao hứng, bắt máy gọi luôn cho thầy. Thầy quát: “Mày đừng có mà suy diễn vớ vẩn, tao vẽ trực họa người ta, làm gì có ý sâu xa gì…” Tôi chợt nhớ tới nhiều cuộc art talk gần đây ở các triển lãm trẻ, “có thì thiếu không có thì thừa”. Bởi người vẽ và người xem, vì những e ngại khách quan, không nói hết được với nhau. Tác phẩm Bài ca người thợ lò theo lời của thầy tôi chỉ là một bức trực họa tầm thường. Nhưng theo suy tưởng của tôi (tôi có quyền suy tưởng chứ) vẫn là một tác phẩm hay. * “Nô lệ”, Nguyễn Thái Thăng, sơn dầu, 85 x 135cm Tôi nhận thấy, sau đợt kết nạp hội viên mới diễn ra năm 2011, triển lãm khu vực I năm nay được bổ sung những hơi thở mới trẻ trung. Yếu tố trẻ và mới luôn là nhân tố quan trọng trong các triển lãm “cúng cụ”. Bệnh xơ cứng cơ não là bệnh dễ lây trong hội họa Việt, hy vọng những nhân tố trẻ, mới đủ mạnh để đánh tan mầm bệnh dễ lây lan đó hoặc chí ít họ sẽ làm được nhiều việc hay trước khi bị lây nhiễm. Đỗ Khắc Hiệp, “Chân dung người xây dựng”, sơn dầu 120 x 150cm Xin điểm sơ qua vài bức trong nhóm “trẻ và mới”: “Xót xa tuổi thơ”, Lê Thế Anh, sơn dầu, 189 x 215cm Bức Xót xa tuổi thơ (sơn dầu, 189 x 215cm) của Lê Thế Anh gây ấn tượng mạnh khi người xem mới bước vào nhà triển lãm. Con gấu bông tượng trưng cho đứa trẻ hay đúng hơn là tâm hồn đứa trẻ, bị tra tấn, trói chặt, đổ máu tung tóe. Nguyên nhân của sự đày ải đó có lẽ là sự vô cảm, thiếu quan tâm của cha mẹ – có hiện diện hai bên tranh nhưng lại vô hình. Kỹ thuật t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xem tranh Khu vực I, bắt được con nhái to Xem tranh Khu vực I, bắt được con nhái to Trước cửa nhà triển lãm Đã có một lần tôi viết bài về triển lãm thường niên Khu vực I do Hội mỹ thuật tổ chức. Bài viết khi đó chê nhiều hơn khen, do trong việc tổ chức triển lãm lần ấy có những điều không hoàn hảo. Sau lần đó tôi ngại không muốn viết những bài như thế nữa. Một phần vì e dè Hội nghĩ tôi có định kiến gì đó với các hoạt động của Hội, một phần vì thấy có những chuyện đã thuộc vào dạng “Biết rồi khổ lắm nói mãi”, nếu bây giờ có nói nữa vẫn thế, tự mình trở thành nhàm. Thôi thì cũng động viên với mình, rằng Hội, với nguồn lực có hạn, đang làm những gì tốt nhất có thể cho các họa sĩ nhà ta. Bởi vậy, trong bài viết này, tôi không lặp lại những phê bình đã nêu trong bài viết trước, không phải vì những tồn tại đó đã được khắc phục triệt để, mà chỉ bởi vì những gì đã nói rồi thì không nói nữa. Nhàm mồm lắm. Một góc phòng triển lãm Triển lãm Khu vực I năm nay vẫn có sự tham gia đông đảo các hội viên, tác phẩm bày kín ba tầng của nhà triển lãm 16 Ngô Quyền. Đề tài của các bác lớn tuổi thì vẫn oách thế, cách thể hiện thì vẫn oách vậy nên tôi không dám bàn nhiều. Sợ dính tội phạm thượng. Chỉ xin bình luận điểm hai bức sau: “Cánh Chim Biển”, Đoàn Văn Thân, sơn dầu, 125 x 155cm Bức tranh Cánh chim biển của Đoàn Văn Thân, tuy cách thể hiện cũ mèm nhưng được cái là đề tài cũng bắt kịp với thời sự. Vâng, tôi trước giờ vẫn luôn ủng hộ ý kiến cho rằng, hội họa cũng phải góp phần ghi lại lịch sử theo cách này hay cách khác. Tác giả Đoàn Văn Thân đề cập đề tài bảo vệ biển đảo tổ quốc của lực lượng không quân Việt Nam. Thay vì Mig-21 trong các tranh của thế kỷ trước, máy bay trong tranh này giờ đây là những máy bay SU-27 hoặc SU-30 với màu sơn và số hiệu điển hình của Không Quân Việt Nam. Đúng chuẩn cập nhật thời sự nhé. Hai phi công vừa bước xuống khỏi máy bay, giống như các phi công của thế kỷ trước, vẫn đang say sưa bàn luận về đường bay. Bàn luận có vẻ say sưa nên khiến họa sĩ hơi căng thẳng. Thành ra tác giả thể hiện hai anh phi công (hình như sinh đôi) giơ tay giơ chân giống hệt mấy bác trật tự phường giơ tay trước ống kính phóng viên mà rằng: “Chụp choạch cái giề?“. “Bài ca người thợ lò”, Nguyễn Văn Nghị, sơn dầu, 120 x 120cm Tác phẩm Bài ca người thợ lò của họa sĩ Nguyễn Văn Nghị, thầy giáo của tôi, đem lại cho tôi nhiều hứng khởi. Ai cũng biết nghề thợ mỏ nó gian khổ và nguy hiểm nhường nào, và chỗ đứng xã hội của họ trong thời đại kim tiền ngày nay cứ càng lúc càng tụt xuống hầm sâu. Thế nhưng trong đa phần các tác phẩm tranh ảnh về họ (trong các triển lãm cúng cụ), các nghệ sĩ vẫn mô tả những người thợ lò đen nhẻm nhưng luôn có những nụ cười tươi. Da dính bụi than đen thui nên răng trong tương quan đó tự trở nên trắng sáng. Một sự tương phản dễ nắm bắt, dễ đẹp và dễ đoạt giải. Chẳng có máy móc nào chụp được những bụi than đang tích dần trong phổi những con người kia cũng như sự u ám đang che lên thân phận của họ. Bức tranh của thầy tôi không vẽ nụ cười tươi, không vẽ hàm răng trắng. Thầy dùng tuyền tông mầu đen-ghi, mô tả một người thợ lò đang hát. Gương mặt mệt mỏi đen gầy nhưng rắn chắc, lại có nhiều nguồn sáng hắt cạnh nên người xem có cảm giác mặt nhân vật đẫm mồ hôi. Nhưng chuyện cũng chẳng có gì là nhiều nếu như không có hình cảnh các xe than, tàu than đi ra từ cổ họng đen sâu của người thợ. Những lời hát về đời thợ bay ra từ cuống họng hay những bụi than phả ra từ đáy phổi người công nhân. Tôi cao hứng, bắt máy gọi luôn cho thầy. Thầy quát: “Mày đừng có mà suy diễn vớ vẩn, tao vẽ trực họa người ta, làm gì có ý sâu xa gì…” Tôi chợt nhớ tới nhiều cuộc art talk gần đây ở các triển lãm trẻ, “có thì thiếu không có thì thừa”. Bởi người vẽ và người xem, vì những e ngại khách quan, không nói hết được với nhau. Tác phẩm Bài ca người thợ lò theo lời của thầy tôi chỉ là một bức trực họa tầm thường. Nhưng theo suy tưởng của tôi (tôi có quyền suy tưởng chứ) vẫn là một tác phẩm hay. * “Nô lệ”, Nguyễn Thái Thăng, sơn dầu, 85 x 135cm Tôi nhận thấy, sau đợt kết nạp hội viên mới diễn ra năm 2011, triển lãm khu vực I năm nay được bổ sung những hơi thở mới trẻ trung. Yếu tố trẻ và mới luôn là nhân tố quan trọng trong các triển lãm “cúng cụ”. Bệnh xơ cứng cơ não là bệnh dễ lây trong hội họa Việt, hy vọng những nhân tố trẻ, mới đủ mạnh để đánh tan mầm bệnh dễ lây lan đó hoặc chí ít họ sẽ làm được nhiều việc hay trước khi bị lây nhiễm. Đỗ Khắc Hiệp, “Chân dung người xây dựng”, sơn dầu 120 x 150cm Xin điểm sơ qua vài bức trong nhóm “trẻ và mới”: “Xót xa tuổi thơ”, Lê Thế Anh, sơn dầu, 189 x 215cm Bức Xót xa tuổi thơ (sơn dầu, 189 x 215cm) của Lê Thế Anh gây ấn tượng mạnh khi người xem mới bước vào nhà triển lãm. Con gấu bông tượng trưng cho đứa trẻ hay đúng hơn là tâm hồn đứa trẻ, bị tra tấn, trói chặt, đổ máu tung tóe. Nguyên nhân của sự đày ải đó có lẽ là sự vô cảm, thiếu quan tâm của cha mẹ – có hiện diện hai bên tranh nhưng lại vô hình. Kỹ thuật t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
trường phái nghệ thuật mỹ thuật đương đại tư tưởng nghệ thuật trào lưu nghệ thuật triển lãm nghệ thuật nghệ sĩTài liệu có liên quan:
-
Tranh biếm họa trào phúng của họa sỹ Pawel Kuczynski
10 trang 349 0 0 -
50 năm ngày Marilyn Monroe qua đời: Đẹp đến đau lòng
11 trang 175 0 0 -
7 trang 88 0 0
-
10 trang 64 0 0
-
CHÂN DUNG HỌA SỸ NGUYỄN GIA TRÍ
3 trang 53 1 0 -
Chạm khắc gỗ - Nghệ thuật thổi hồn vào cội rễ
21 trang 48 0 0 -
Ảnh của GMB Akash: Ở nơi không có mượt mà
15 trang 47 0 0 -
Tìm hiểu về điêu khắc Gỗ dân gian
12 trang 47 0 0 -
20 trang 45 0 0
-
4 trang 44 0 0
-
Đẹp ngỡ ngàng vườn tượng Phật trên đất nước Lào
8 trang 44 0 0 -
CON CHUỘT TRÊN GỐM CỔ MỸ THUẬT
6 trang 43 0 0 -
CHÙA THẦY ĐỘC ĐÁO NÉT KIẾN TRÚC XỨ ĐOÀI XƯA
6 trang 41 0 0 -
CỐ HOẠ SĨ NGUYỄN THUỶ TUÂN - CUỘC ĐỜI VÀ NGHỆ THUẬT
5 trang 40 1 0 -
TEM TẾT VIỆT NAM ĐÓN CÁC NĂM SỬU
5 trang 39 0 0 -
Các bức điêu khắc độc đáo bằng diêm
8 trang 39 0 0 -
Thuật Điêu Khắc Tượng Phật Nhật Bản
4 trang 39 0 0 -
12 trang 39 0 0
-
11 trang 38 0 0
-
Chuyện Về Bảo Tượng A Di Đà Chùa Phật Tích
10 trang 38 0 0