
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 246.82 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hiện nay xét nghiệm HIV được phổ biến rộng rãi. Nếu muốn biết mình có nhiễm HIV hay không, bạn hãy đến một trong những cơ sở xét nghiệm tư vấn HIV. Bác sĩ xét nghiệm sẽ giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và kết quả xét nghiệm của bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn cũng có thể yêu cầu không để lại tên, địa chỉ. Bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn và tìm kháng thể kháng HIV. Tài liệu còn đưa ra các hướng dẫn nên sống thế nào khi đã bị nhiễm HIV, cách ngăn truyền bệnh. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không Hiện nay xét nghiệm HIV được phổ biến rộng rãi. Nếu muốn biết mình có nhiễm HIV hay không, bạn hãy đến một trong những cơ sở xét nghiệm tư vấn HIV. Bác sĩ xét nghiệm sẽ giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và kết quả xét nghiệm của bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn cũng có thể yêu cầu không để lại tên, địa chỉ. Bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn và tìm kháng thể kháng HIV. Đây là chất mà cơ thể tạo ra để chống lại HIV, đáng tiếc là nó bất lực trước con virus đó, nhưng lại trở thành công cụ để ta phát hiện có nhiễm HIV hay không. Việc tìm HIV trực tiếp trong máu thì không thực hiện được vì kỹ thuật phức tạp, giá thành quá cao. Xét nghiệm tìm kháng thể này có nhược điểm là có khi cơ thể đã nhiễm HIV nhưng lượng kháng thể sinh ra còn quá nhỏ, xét nghiệm chưa thấy được. Tình trạng này có thể kéo dài trong 3 - 6 tháng sau khi nhiễm, gọi là “thời kỳ cửa sổ”. Kết quả xét nghiệm có thể là: - Dương tính: Máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa bạn mang HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có virus nhưng lại có kháng thể của cơ thể mẹ truyền sang. Đối với trẻ nhỏ, phải 6-12 tháng sau khi sinh mới kết luận chính xác được. - Âm tính: Máu không có kháng thể HIV. Có hai khả năng: Hoặc bạn không nhiễm HIV, hoặc bạn có HIV nhưng đang trong “thời kỳ cửa sổ”. Bạn nên xét nghiệm lại sau khoảng 3-6 tháng, và dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi này, đừng để cho mình có nguy cơ lây nhiễm mới. - Không rõ: Nguyên nhân có thể là bạn đang trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng. Bác sĩ xét nghiệm sẽ hướng dẫn bạn xét nghiệm lại. Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào? Phần đông người nhiễm HIV đều hoảng hốt, buồn khổ, thậm chí có lúc muốn chấm dứt cuộc sống. Nhưng rồi bạn sẽ vượt qua cơn khủng hoảng ban đầu, chấp nhận thực tế và sống không chỉ cho mình mà còn cho cả những người thân. Nhiễm HIV không có nghĩa là hết, bạn vẫn có thể sống như ai, cuộc đời vẫn có thể rất đẹp. Một bạn gái mang HIV nói: … Em luôn nghĩ rằng em phải sống lạc quan, do đó em không muốn nhắc tới cái bệnh của mình. Nó giống như bị ám ảnh vậy. Nếu mình luôn nghĩ tới, bệnh sẽ trở nên nặng thêm. Cho nên em tránh không nghĩ tới nó nữa. Vả lại, chữ AIDS cho em cảm giác không hay lắm. Tốt hơn hết là em đừng nói ra chữ đó. Điều quan trọng là tiếp tục sống bình thường. Đừng ủ rũ, than thân trách phận, mà hãy làm việc gì đó bạn thích, lao động hay học tập, đi chơi xa, thực hiện các dự định của mình. Nếu quan tâm, bạn cũng có thể tham gia các công tác xã hội về HIV/AIDS. Bạn có quyền sống vui, sống có ý nghĩa, và chừng nào còn có thể, bạn hãy làm điều đó. Sức khỏe là vốn quan trọng, bạn cần tích lũy. Hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh thức ăn tái, sống, rau sống, thức ăn kém vệ sinh. Hãy hoạt động và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, tập dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe. Bạn cần cẩn thận với các bệnh truyền nhiễm như viêm họng, cúm, tiêu chảy… và các bệnh lây qua đường tình dục. Tránh bội nhiễm HIV. Bất cứ khi nào bị bệnh, bạn hãy đi khám ngay để được chữa trị. Bạn đừng để tâm nếu có ai tỏ ra thiếu tôn trọng vì biết bạn nhiễm HIV, vì họ chỉ là những người thiếu hiểu biết hoặc lòng nhân ái. Nếu có lúc buồn hay cảm thấy bế tắc, bạn hãy trút nỗi lòng với một người thân, một người bạn có thể hiểu và thông cảm. Bạn cũng có thể đến một trung tâm tư vấn (tham vấn) về nhiễm HIV để trao đổi với người hiểu các khó khăn của bạn. Họ có thể giúp bạn cả về tinh thần cũng như việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng cần phải tránh không nhiễm virus cho người khác. Hãy luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, và tránh mọi khả năng tiếp xúc máu, đó là nghĩa vụ của bạn. Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng một ngày nào đó các nhà khoa học tìm thấy thuốc trị được HIV. Nhưng từ giờ tới đó thì như thế nào? HIV không chỉ là vấn đề của những người đã bị nhiễm mà còn là vấn đề của những người sắp bị nhiễm và tác động đến cuộc sống của những người thân của họ. Không thể chối bỏ một sự thực là nó đang tồn tại trong cuộc sống chung của tất cả mọi người. Chúng ta hãy cùng nhau học cách sống chung với nó. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không Xét nghiệm - cách duy nhất để biết có nhiễm HIV hay không Hiện nay xét nghiệm HIV được phổ biến rộng rãi. Nếu muốn biết mình có nhiễm HIV hay không, bạn hãy đến một trong những cơ sở xét nghiệm tư vấn HIV. Bác sĩ xét nghiệm sẽ giữ bí mật về tên, tuổi, địa chỉ và kết quả xét nghiệm của bạn. Nếu cảm thấy không thoải mái, bạn cũng có thể yêu cầu không để lại tên, địa chỉ. Bác sĩ sẽ lấy một ít máu của bạn và tìm kháng thể kháng HIV. Đây là chất mà cơ thể tạo ra để chống lại HIV, đáng tiếc là nó bất lực trước con virus đó, nhưng lại trở thành công cụ để ta phát hiện có nhiễm HIV hay không. Việc tìm HIV trực tiếp trong máu thì không thực hiện được vì kỹ thuật phức tạp, giá thành quá cao. Xét nghiệm tìm kháng thể này có nhược điểm là có khi cơ thể đã nhiễm HIV nhưng lượng kháng thể sinh ra còn quá nhỏ, xét nghiệm chưa thấy được. Tình trạng này có thể kéo dài trong 3 - 6 tháng sau khi nhiễm, gọi là “thời kỳ cửa sổ”. Kết quả xét nghiệm có thể là: - Dương tính: Máu có kháng thể kháng HIV, có nghĩa bạn mang HIV. Chỉ có trường hợp trẻ sơ sinh là khác, vì có khi bé không có virus nhưng lại có kháng thể của cơ thể mẹ truyền sang. Đối với trẻ nhỏ, phải 6-12 tháng sau khi sinh mới kết luận chính xác được. - Âm tính: Máu không có kháng thể HIV. Có hai khả năng: Hoặc bạn không nhiễm HIV, hoặc bạn có HIV nhưng đang trong “thời kỳ cửa sổ”. Bạn nên xét nghiệm lại sau khoảng 3-6 tháng, và dĩ nhiên trong thời gian chờ đợi này, đừng để cho mình có nguy cơ lây nhiễm mới. - Không rõ: Nguyên nhân có thể là bạn đang trong “thời kỳ cửa sổ”, cũng có thể do bạn dùng một số loại thuốc nào đó ảnh hưởng đến khả năng nhận diện kháng thể nên không xét nghiệm được rõ ràng. Bác sĩ xét nghiệm sẽ hướng dẫn bạn xét nghiệm lại. Đã nhiễm HIV rồi, nên sống như thế nào? Phần đông người nhiễm HIV đều hoảng hốt, buồn khổ, thậm chí có lúc muốn chấm dứt cuộc sống. Nhưng rồi bạn sẽ vượt qua cơn khủng hoảng ban đầu, chấp nhận thực tế và sống không chỉ cho mình mà còn cho cả những người thân. Nhiễm HIV không có nghĩa là hết, bạn vẫn có thể sống như ai, cuộc đời vẫn có thể rất đẹp. Một bạn gái mang HIV nói: … Em luôn nghĩ rằng em phải sống lạc quan, do đó em không muốn nhắc tới cái bệnh của mình. Nó giống như bị ám ảnh vậy. Nếu mình luôn nghĩ tới, bệnh sẽ trở nên nặng thêm. Cho nên em tránh không nghĩ tới nó nữa. Vả lại, chữ AIDS cho em cảm giác không hay lắm. Tốt hơn hết là em đừng nói ra chữ đó. Điều quan trọng là tiếp tục sống bình thường. Đừng ủ rũ, than thân trách phận, mà hãy làm việc gì đó bạn thích, lao động hay học tập, đi chơi xa, thực hiện các dự định của mình. Nếu quan tâm, bạn cũng có thể tham gia các công tác xã hội về HIV/AIDS. Bạn có quyền sống vui, sống có ý nghĩa, và chừng nào còn có thể, bạn hãy làm điều đó. Sức khỏe là vốn quan trọng, bạn cần tích lũy. Hãy ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tránh thức ăn tái, sống, rau sống, thức ăn kém vệ sinh. Hãy hoạt động và nghỉ ngơi điều độ, tập thể dục, tập dưỡng sinh để tăng cường sức khỏe. Bạn cần cẩn thận với các bệnh truyền nhiễm như viêm họng, cúm, tiêu chảy… và các bệnh lây qua đường tình dục. Tránh bội nhiễm HIV. Bất cứ khi nào bị bệnh, bạn hãy đi khám ngay để được chữa trị. Bạn đừng để tâm nếu có ai tỏ ra thiếu tôn trọng vì biết bạn nhiễm HIV, vì họ chỉ là những người thiếu hiểu biết hoặc lòng nhân ái. Nếu có lúc buồn hay cảm thấy bế tắc, bạn hãy trút nỗi lòng với một người thân, một người bạn có thể hiểu và thông cảm. Bạn cũng có thể đến một trung tâm tư vấn (tham vấn) về nhiễm HIV để trao đổi với người hiểu các khó khăn của bạn. Họ có thể giúp bạn cả về tinh thần cũng như việc kiểm tra và chăm sóc sức khỏe. Bạn cũng cần phải tránh không nhiễm virus cho người khác. Hãy luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, và tránh mọi khả năng tiếp xúc máu, đó là nghĩa vụ của bạn. Tất cả chúng ta đều hy vọng rằng một ngày nào đó các nhà khoa học tìm thấy thuốc trị được HIV. Nhưng từ giờ tới đó thì như thế nào? HIV không chỉ là vấn đề của những người đã bị nhiễm mà còn là vấn đề của những người sắp bị nhiễm và tác động đến cuộc sống của những người thân của họ. Không thể chối bỏ một sự thực là nó đang tồn tại trong cuộc sống chung của tất cả mọi người. Chúng ta hãy cùng nhau học cách sống chung với nó. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xét nghiệm HIV Sức khỏe giới tính Sức khỏe tình dục Y tế sức khỏe Bội nhiễm HIVTài liệu có liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 240 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 162 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 131 0 0 -
10 trang 125 0 0
-
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 122 0 0 -
Báo cáo: Tổng quan quốc gia về nhân lực y tế Việt Nam
60 trang 54 0 0 -
5 trang 43 0 0
-
4 trang 42 0 0
-
Giáo trình: Tâm lý học đại cương - Nguyễn Quang Uẩn
157 trang 42 0 0 -
Những điều có thể chưa biết về khí hư
5 trang 41 0 0 -
5 trang 40 0 0
-
Xử trí 'sự cố' khi trẻ chỉnh răng
5 trang 40 0 0 -
Giáo trình Dân số - Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Phần 2
83 trang 39 1 0 -
6 trang 38 0 0
-
10 trang 36 0 0
-
Khắc phục việc trẻ lười ăn rau xanh.
3 trang 35 0 0 -
4 trang 35 0 0
-
Handbook of sexual dysfunction - part 1
36 trang 35 0 0 -
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU THƯỜNG GẶP Ở TUỔI TRUNG NIÊN
3 trang 34 0 0 -
Phòng và tránh bệnh đái tháo đường
5 trang 34 0 0