
Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) Xét nghiệmHemoglobin A1c(HbA1c)Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần phải hợp tác tốt với bác sĩ để giữ lượng đường trongmáu ở mức tối ưu. Có 2 lý do rất chính đáng để làm điều này: Bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Có thể bạn sẽ phòng chống được hoặc làm chậm lại sự khởi phái của các biến chứng đái tháo đường, chẳng hạn như những tổn thương thần kinh, mắt, thận và mạch máu.Một cách để theo dõi sự thay đổi đường huyết là kiểm tra đường huyết tại nhà. Xétnghiệm này sẽ cho bạn biết lượng đường trong máu của mình tại bất kỳ một thời điểmnhất định nào đó.Tuy nhiên, để biết được bạn có kiểm soát được đường huyết của mình ở mọi thời điểmhay không, xét nghiệm A1c (còn được gọi là glycated hemoglobin hoặc HemoglobinA1c, hoặc HbA1c) có thể giúp được bạn điều đó, nó sẽ cho bạn thấy bức tranh to àn thểcủa quá trình kiểm soát đường huyết trung bình trong 2 - 3 tháng gần nhất. Những kếtquả trả về sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu quả của phương pháp điều trị mà bạn đangtheo.MẪU THỬXét nghiệm A1c đánh giá lượng đường trung bình có trong máu trong vòng 2 - 3 thánggần nhất bằng cách đo nồng độ của glycosylated hemoglobin. Như bạn đã biết, đường cótính chất kết dính, và nếu như đã dính vào đâu đó một thời gian thì rất khó để lấy chúngra. Đường ở bên trong cơ thể (glucose) cũng vậy, khi glucose tuần ho àn trong máu, mộtphần glucose sẽ tự động kết dính vào hemoglobin A (dạng hemoglobin chủ yếu trong cơthể của người trưởng thành). Hemoglobin là một loại protein đỏ của hồng cầu giữ nhiệmvụ mang oxygen. Một khi glucose dính vào hemoglobin A, nó sẽ ở đó vĩnh viễn cho đếnkhi kết thúc đời sống của hồng cầu (khoảng 120 ng ày). Glucose có càng nhiều trong máuthì sẽ có càng nhiều glucose kết dính vào hemoglobin A. Dạng kết hợp giữa glucose vàhemoglobin A được gọi là A1c (hemoglobin A1c hoặc glycohemoglobin). Nồng độ A1csẽ không thay đổi nhanh chó ng, nhưng nó sẽ thay đổi khi các tế bào hồng cầu cũ chết đivà bị thay thế bởi những tế bào hồng cầu mới.Để làm xét nghiệm, người ta sẽ lấy một mẫu máu của bệnh nhân bằng cách đâm kim vàotĩnh mạch ở cánh tay hoặc nặn ra một giọt máu từ ngón tay sau khi đâm một lancet nhỏ,có đầu nhọn vào đó.XÉT NGHIỆMCông dụngXét nghiệm HbA1c được dùng chủ yếu để theo dõi sự kiểm soát đường huyết ở nhữngbệnh nhân đái tháo đường. Mục tiêu của những bệnh nhân đái tháo đường là giữ lượngđường huyết của mình càng gần với giá trị bình thường càng tốt vì điều này sẽ làm hạnchế những biến chứng gây ra bởi nồng độ đường trong máu tăng kéo dài, chẳng hạn nhưtổn thương thận, mắt, hệ tim mạch và các dây thần kinh. Xét nghiệm HbA1c cho chúng tamột bức tranh toàn cảnh về lượng đường trung bình trong máu ở một vài tháng gần nhất.Nó giúp bệnh nhân và bác sĩ đánh giá được sự kiểm soát đường huyết có thành côngkhông hay là cần phải được điều chỉnh lại.Xét nghiệm HbA1c thường được thử ở những bệnh nhân mới được chẩn đoán là đái tháođường để xác định xem mức đường huyết không được kiểm soát đã tăng cao như thế nào.Nó có thể sẽ được làm khoảng 7,8 lần khi đang cố gắng kiểm soát đường huyết và sau đókhoảng 7,8 lần/năm để xác định xem đường huyết có được kiểm soát tốt hay không.Chỉ địnhTùy thuộc vào bạn bị đái tháo đường type nào, mức độ kiểm soát ra sao và quyết định củabác sĩ, bạn có thể sẽ được cho thử HbA1c 2 đến 4 lần mỗi năm. Hiệp hội đái tháo đườngHoa Kỳ (ADA - American Diabetes Association) khuyến cáo nên thử đường huyết: 4 lần mỗi năm nếu bạn bị đái tháo đường type 1 hoặc type 2 có sử dụng insulin, hoặc 2 lần mỗi năm nếu bạn bị đái tháo đường type 2 và không sử dụng insulin. Nếu bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường và không kiểm soát tốt, HbA1c sẽđược thử thường xuyên hơn.Ý nghĩa của kết quả xét nghiệmCứ 1% thay đổi trên kết quả của HbA1c phản ánh sự thay đổi khoảng 30mg/dL(1.67mmol/L) ở lượng đường huyết trung bình. Ví dụ như giá trị HbA1c là 6% tương ứngvới giá trị đường huyết là 135mg/dL (7.5 mmol/L), giá trị HbA1c là 9% tương ứng vớigiá trị của glucose trung bình khoảng 240 mg/dL (13.5 mmol/L). Bệnh nhân đái tháođường càng giữ giá trị HbA1c gần với mức 6% bao nhiêu thì đường huyết càng đượckiểm soát tốt bấy nhiêu, và nếu giá trị HbA1c tăng thì nguy cơ bị các biến chứng cũngtăng theo.HbA1c(%) Giá trị đường huyết trung bình (mg/dl)6 1357 1708 2059 24010 27511 31012 345Cần nhớ rằng sự tương ứng giữa giá trị glucose huyết trung bình và giá trị của HbA1c chỉmang tính chất ước lượng, nó tùy thuộc vào phương pháp tính toán và nhiều yếu tố khác,chẳng hạn như đời sống hồng cầu. Giá trị đường huyết chính xác được cung cấp bởiphòng xét nghiệm có thể sẽ không trùng khớp hoàn toàn với công thức được cho ở trên.Ngoài raHbA1c không phản ánh được những đợt tăng hay giảm đường huyết cấp tính.Nếu bạn có những loại hemoglobin bất thường, như hemoglobin hình liềm, có thể lượnghemoglobin A trong máu sẽ giảm xuống. Nó sẽ ảnh hưởng đến lượng glucose dính vàohemoglobin và do đó có thể hạn chế công dụng của xét nghiệm HbA1c trong việc theodõi đái tháo đường. Ở những bệnh nhân bị tán huyết hoặc xuất huyết nặng, giá trị củaHbA1c có thể sẽ xuống rất thấp. Ở những bệnh nhân bị thiếu sắt, lượng HbA1c cũng cóthể tăng.NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP1. Có thể thực hiện xét nghiệm này tại nhà được không?Có. Đây là xét nghiệm đã được FDA chứng nhận cho phép sử dụng tại nhà. Tuy nhiên,khác với một số xét nghiệm tại nhà khác, muốn làm xét nghiệm này thì cần phải có chỉđịnh của bác sĩ.2. Có phải tất cả các xét nghiệm HbA1c đều giống nhau ?Không phải là bây giờ. Đã có một nỗ lực của quốc tế để tiêu chuẩn hóa những xét nghiệmHbA1c. Nhiều tổ chức đang làm việc với nhau trong chương trình tiêu chuẩn hóaGlycohemoglobin quốc gia và/hoặc International Federat ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kiến thức y học chăm sóc sức khoẻ các bệnh thường gặp tài liệu y học phương pháp điều trị bệnhTài liệu có liên quan:
-
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 228 0 0 -
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và can thiệp trẻ có rối loạn phổ tự kỷ: Phần 1
42 trang 207 0 0 -
7 trang 202 0 0
-
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 202 0 0 -
4 trang 199 0 0
-
Access for Dialysis: Surgical and Radiologic Procedures - part 3
44 trang 190 0 0 -
HƯỚNG DẪN ĐIÊU KHẮC RĂNG (THEO TOOTH CARVING MANUAL / LINEK HENRY
48 trang 185 0 0 -
Nhận thức về năng lực thông tin sức khỏe của sinh viên
8 trang 146 1 0 -
GIÁO TRÌNH phân loại THUỐC THỬ HỮU CƠ
290 trang 132 0 0 -
Tài liệu Bệnh Học Thực Hành: TĨNH MẠCH VIÊM TẮC
8 trang 130 0 0 -
Tài liệu 5 bước bạn nên thực hành để tránh bị sâu răng
7 trang 123 0 0 -
4 trang 122 0 0
-
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học y học - PGS. TS Đỗ Hàm
92 trang 118 0 0 -
11 trang 94 0 0
-
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 84 0 0 -
2 trang 72 0 0
-
XÂY DỰNG VHI (VOICE HANDICAP INDEX) PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT
25 trang 62 0 0 -
Kiến thức y học - Sức khỏe quý hơn vàng: Phần 1
177 trang 55 0 0 -
KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, KỸ NĂNG SỬ DỤNG ORESOL
22 trang 53 0 0 -
Những bí quyết chữa bệnh từ đậu phụ
5 trang 52 0 0