Danh mục tài liệu

Xì xào, chuyện nhỏ hóa to

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 133.88 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nạn thông tin không chính thức hay kiểu xì xào lời ra, tán vào “bà tám” trong doanh nghiệp như một căn bệnh ung thư ngấm ngầm tàn phá hiệu quả và tinh thần làm việc. Loại bỏ nó là việc hoàn toàn khả dĩ dù không hề đơn giản.Hậu quả Công ty Tư vấn Handel Group, một chuyên gia về xử lý nạn “bà tám” trong công sở, khuyến cáo: “Nhiều người cho rằng việc xì xào là một sản phẩm phụ khó tránh khỏi và vô hại của đời sống công sở, nó vốn chuyện thường tình và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xì xào, chuyện nhỏ hóa toXì xào, chuyện nhỏ hóa toNạn thông tin không chính thức hay kiểu xì xào lời ra, tán vào “bà tám”trong doanh nghiệp như một căn bệnh ung thư ngấm ngầm tàn phá hiệuquả và tinh thần làm việc. Loại bỏ nó là việc hoàn toàn khả dĩ dù khônghề đơn giản.Hậu quảCông ty Tư vấn Handel Group, một chuyên gia về xử lý nạn “b à tám” trongcông sở, khuyến cáo: “Nhiều người cho rằng việc xì xào là một sản phẩm phụkhó tránh khỏi và vô hại của đời sống công sở, nó vốn chuyện thường tình vàlà xu hướng tự nhiên của con người.Thế nhưng, đây là một quan niệm ho àn toàn sai lầm. Nếu không đ ược quảnlý, nó có thể tàn phá tinh thần và hiệu quả làm việc trong công ty”.Ngay chính sự tồn tại của việc thông tin “đầu xuôi, đuôi ngược” đã là minhchứng của một môi trường giao tiếp và cộng tác không hiệu quả bởi khi đó,người nhân viên, quản lý, hay thậm chí giám đốc trò chuyện về những vấn đềrất liên quan đến công việc với một người mà hoàn toàn không liên hệ đếnvấn đề cũng như không thể làm gì để can thiệp.Đây là hình thức phàn nàn “yếu đuối” bởi người khởi xướng không dám đốiđầu trực diện với vấn đề. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhân viên lảng tránhnhững nội dung trao đổi nhạy cảm.Cách loại bỏLoại bỏ vấn để này không khó nhưng đòi hỏi sự đồng thuận và thực thinghiêm túc từ chính ban lãnh đ ạo của công ty. Đầu tiên, chính ban lãnh đ ạocông ty cần nhận ra và giúp mọi người trong công ty nhận ra những hậu quảtai hại mà nạn “bà tám” có thể gây ra cho chính họ và cho tổ chức.Chính người CEO phải tuyên bố: “Mọi hành vi bàn tán không chính thứctrong công sở đều không được chấp nhận”. Sau đó, cần khuyến khích mọingười xem cuộc chiến chống nạn “b à tám” như một trò chơi có phần thưởnglà sự giao tiếp cởi mở giữa mọi cấp độ nhân viên và một môi trường làm việctính cực.Bên cạnh đó, người lãnh đạo cần sẵn sàng trao đổi những nội dung quantrọng, và thường rất “đáng sợ” với nhân viên, chẳng hạn như năm nay tỷ lệcắt giảm lương thưởng là bao nhiêu, biên chế công ty sẽ bị cắt giảm bao nhiêungười...Một hành vi “bà tám” sẽ không được cấu thành nếu như có người nói màkhông có người nghe.Thế nên, bạn cần xây dựng một sự đồng thuận với mỗi nhân viên rằng mỗingười đều có trách nhiệm nhắc nhở người khác khi họ có hành vi buônchuyện để trước nhất khẳng định hành vi này không được chấp nhận trongcông sở, và sau đó, khuyến khích người đó đến b ày tỏ trực tiếp với người cóthẩm quyền.Lý do khiến thông tin xì xào tồn tại là những nỗi sợ như: “tôi sẽ bị sa thải nếunói ra điều này”, “người gần nhất dám nói ra điều này hiện đang gặp rắc rối”,“văn hóa công ty này không khuyến khích tôi nói ra sự thật”...Vì thế, nếu muốn xóa bỏ vấn nạn này, ban lãnh đạo cần tạo ra môi trường làmviệc an toàn để nhân viên bày tỏ ý kiến, đồng thời, cần nhanh chóng phản hồinhững lo lắng của nhân viên ngay khi vừa phát hiện ra các dấu hiệu bất ổn.Công cụ hỗ trợ quản lýCó một thực tế không thể phủ nhận rằng những nhân viên hay “tám chuyện”với nhau thường gắn bó và có tinh thần đội nhóm tốt hơn. Họ cũng thườngnắm bắt được những thông tin quan trọng về tâm tư, nguyện vọng của cácđồng nghiệp khác.Do đó, nếu được quản lý tốt, hành vi từng được xem là rủi ro này có thể hỗtrợ quá trình quản lý được hiệu quả hơn. Trước khi học cách sử dụng công cụmới này, ta cần hiểu rõ bản chất và cách thức vận hành của nó trong doanhnghiệp:- Đ ầu tiên, mức độ thích bàn tán của nhân viên nam và nữ là như nhau. Namgiới thường không thú nhận rằng họ đang “bà tám” mà sử dụng những từ vănvẻ như “thảo luận” hay “thu thập tin tức”.- Thứ hai, nơi bàn tán không phải quanh máy pha cà phê hay máy photocopy,những nơi quá công khai và nhiều rủi ro, mà là đằng sau những cách cửa đóngnhư phòng họp, nhà vệ sinh, quầy bảo vệ.-Thứ ba, vì sợ bị lộ nên đối tượng hay nội dung “nhỏ to rỉ tai” thường đượcmã hóa. Chẳng hạn như một nhân viên từng mã hóa sếp mình thành “một cahết thuốc chữa” trong thông điệp “tám chuyện” gửi bằng email đến các đồngnghiệp khác.- Sau cùng và cũng quan trọng nhất, luôn có một nhóm đóng vai trò truyền tincho các nhóm lê la to nhỏ. Họ có thể là những người lao công hay thư ký bởihai đối tượng này thường biết được nhiều thông tin và tiếp xúc với mọi tầnglớp nhân viên trong tổ chức. Do đó, xác định được đối tượng truyền tin vàquản lý được họ chính là bí quyết để quản lý nạn “bà tám” trong công ty.Cần nghiêm cấm để tạo ra môi trường giao tiếp cởi mở, thong suốt và đángtin cậy, thế nhưng, nếu đ ược kiểm soát tốt, nó cũng có thể cho bạn nhữngthông tin không chính thống nhưng có giá trị và hữu ích.Bên cạnh đó, nó còn có thể hoạt động như một hệ thống cảnh báo và kiểm traphản hồi về những thay đổi dự kiến trong công ty. Điều quan trọng là bạn cầnnắm rõ tình hình “bà tám” trong doanh nghiệp của mình và những hệ lụy kèmtheo đ ể có cách xử lý phù hợp. Tiêu diệt nó, hoặc biến địch thành bạn, hoặccả hai. ...