
Xu hướng chuyển đổi báo cáo tài chính Việt Nam theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng chuyển đổi báo cáo tài chính Việt Nam theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ #Phạm Thị Ngọc Ly Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ngày càng nhận được sự ủng hộ của các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, yêu cầu lập BCTC theo IFRS ngày càng trở lên phổ biến do yêu cầu về tính minh bạch thông tin tài chính, lành mạnh hóa các quan hệ bên trong cũng như trong lộ trình hội nhập, tham gia vào thị trường vốn quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ban hành 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), các thông tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực và một số quy định chưa có hướng dẫn trong các chuẩn mực, và gần đây nhất là việc ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014, đã đánh dấu những bước chuyển biến đáng kể, hạn chế những điểm khác biệt trước đây so với kế toán quốc tế, đồng thời tạo nhiều thuận lợi cho công tác kế toán trong doanh nghiệp (DN). Bài báo tập trung nghiên cứu những điểm mới trong chính sách kế toán của Việt Nam hiện nay, cụ thể là Thông tư 200/2014/TT-BTC, so sánh với kế toán quốc tế và đề xuất một số thay đổi cần thiết trong thời gian tới, để tiến dần đến việc áp dụng cơ chế báo cáo dựa trên chuẩn IFRS. Từ khóa: DN, Báo cáo tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Báo cáo tài chính quốc tế, Chuẩn mực kế toán quốc tế. Chế độ kế toán DN (DN) ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC sau khi trải qua 8 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn Chế độ kế toán DN thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006, của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/ 2009, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Có thể thấy rằng, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trong lập BCTC giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của DN, đặc biệt là các DN niêm yết, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một số điểm đổi mới trong Thông tư 200/2014/TT-BTC so với trước đây Về sổ kế toán Các DN không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán như trước mà được tự thiết kế, xây dựng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của mình. DN nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo Quyết định 15; Không bắt buộc áp dụng 4 hình thức Nhật ký chung, Nhật ký sổ Cái, Nhật ký chứng từ và Chứng từ ghi sổ. Các DN áp dụng theo hình thức của phần mềm kế toán mà DN đang sử dụng. 85 n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam Về chứng từ Tất cả các loại chứng từ đều mang tính hướng dẫn. DN được tự thiết kế biểu mẫu riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của mình. DN nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo Quyết định 15. Về tài khoản kế toán - Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn trên tài khoản mà chỉ phân biệt ngắn hạn, dài hạn trên Bảng cân đối kế toán. - Thiết kế lại toàn bộ các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế (Chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, sẵn sàng để bán). Về BCTC - Bổ sung, sửa đổi nhiều chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán. Bổ sung chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bổ sung sửa đổi một số chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Đặc biệt nhất trong hệ thống BCTC là phần thuyết minh BCTC hầu như mới toàn bộ, xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công khai, linh hoạt. Yêu cầu thuyết minh chi tiết về thông tin các bên liên quan đối với nhiều chỉ tiêu. để góp phần chống chuyển giá. - Lần đầu tiên xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC cho DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo hướng tái phân loại toàn bộ tài sản dài hạn thành ngắn hạn. Đánh giá lại toàn bộ nợ phải trả theo giá trị có thể thu hồi. - Đổi mới trong Thông tư 202/2014/TT-BTC Hướng dẫn Báo cáo tài chính hợp nhất. - Kế toán không vì mục đích thuế mà vì mục đích chung, đảm bảo tính minh bạch rõ ràng cho tất cả những người sử dụng BCTC. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí kế toán không phụ thuộc vào hóa đơn mà phụ thuộc vào các điều kiện của CMKT có cho phép hay không. - Tách biệt kỹ thuật ghi chép kế toán và trình bày BCTC. Ví dụ, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ, đều không ảnh hưởng đến bản chất là thuế gián thu. Vì vậy, trên sổ kế toán có thể tách ngay thuế tại thời điểm ghi nhận doanh thu hoặc định kỳ mới điều chỉnh trên sổ kế toán nhưng trong mọi trường hợp, chỉ tiêu doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ trên BCKQHĐKD đều không bao gồm thuế gián thu. Một số khác biệt cơ bản về việc ghi nhận các khoản mục trên BCTC giữa VAS và IAS/IFRS Khoản mục IAS/IFRS VAS Tiền Ghi nhận ngay khi phát sinh thu chi tiền, khi phê duyệt Ghi nhận căn cứ vào giấy báo Nợ, báo Có của ngân séc. DN không phụ thuộc vào ngân hàng. Cuối kỳ báo hàng. DN phụ thuộc vào việc ghi chép của ngân hàng cáo, kế toán phải lập bảng điều hòa, đối chiếu giữa số dư nên có thể cập nhật chậm trễ biến động của tài khoản tiền theo sổ kế toán của công ty vào theo số dư của ngân tiền gửi ngân hàng vào ngày lập BCTC. hàng. Các khoản phải ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Báo cáo tài chính Chuẩn mực kế toán Việt Nam Báo cáo tài chính quốc tế Chuẩn mực kế toán quốc tế Doanh nghiệp Việt NamTài liệu có liên quan:
-
18 trang 465 0 0
-
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
175 trang 397 1 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 351 0 0 -
Các bước trong phương pháp phân tích báo cáo tài chính đúng chuẩn
5 trang 326 0 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 323 1 0 -
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính: Phần 2 (Tái bản lần thứ nhất)
388 trang 302 1 0 -
Kế toán cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
52 trang 293 0 0 -
17 trang 291 0 0
-
88 trang 238 1 0
-
9 trang 229 0 0
-
128 trang 228 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội
12 trang 218 1 0 -
Đề thi tốt nghiệp môn tiền tệ ngân hàng
11 trang 215 0 0 -
6 trang 212 0 0
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp: Vấn đề đặt ra từ thực tế ở Việt Nam
6 trang 212 0 0 -
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành và công bố bốn (04) chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5)
61 trang 198 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 194 0 0 -
97 trang 167 0 0
-
Luận văn: Nâng cao năng lực cạnh tranh trong dài hạn bằng việc củng cố thị phần trong phân phối
61 trang 153 0 0 -
Thuyết trình Báo cáo nghiên cứu khoa học: Phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng TMCP Đại Á
19 trang 153 0 0