
Xử lý vi phạm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Phần 2)
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 108.12 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xác định quan hệ cha mẹ, con khi có sự vi phạm điều kiện mang thai hộ không đơn giản. Dù minh thị hay ngầm định, pháp luật nhiều nước cũng đặt ra vấn đề áp dụng các nguyên tắc chung để xác định cha mẹ, con (mà không áp dụng các nguyên tắc điều chỉnh thỏa thuận mang thai). Trong bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp có sự vi phạm điều kiện pháp luật về mang thai hộ. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý vi phạm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Phần 2) XỬ LÝ VI PHẠM MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO 2. Xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp có sự vi phạm điều kiện pháp luậtvề mang thai hộ Thông thường, việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con gặp khó khăn khi có sự vi phạmpháp luật về chủ thể hoặc mục đích mang thai hộ. Đây là trường hợp pháp luật không cho phépxác lập quan hệ mang thai hộ. Tuy vậy, trên thực tế, mối quan hệ này vẫn diễn ra. Việc xác địnhquan hệ cha mẹ con phức tạp khi không thể áp dụng nguyên tắc mà pháp luật đã định sẵn. Đồngthời, cũng không có quy định cụ thể, trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Đối với trường hợp viphạm quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, các điều kiện xác lập quan hệ mang thai hộvẫn được đáp ứng. Vì vậy, các nguyên tắc xác định quan hệ cha mẹ, con mà pháp luật đặt ra vẫnđược áp dụng như một cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo[10] chỉđược áp dụng khi các bên tuân thủ quy định mà pháp luật đặt ra. Theo đó, con sinh ra là conchung của vợ chồng nhờ mang thai hộ (Điều 94 Luật HNGĐ)[11]. Khi có sự vi phạm pháp luậtvề mang thai hộ thì việc xác định quan hệ cha mẹ, con không thể áp dụng theo Điều 94 vì quyđịnh này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp tuân thủ đầy đủ các điều kiện về mang thaihộ. Đồng thời, pháp luật HNGĐ không đặt ra quy định cụ thể nhằm xác định cha mẹ cho controng trường hợp có sự vi phạm pháp luật mang thai hộ. Trong hoàn cảnh này, người phụ nữmang thai và sinh con không bằng cách thức tự nhiên, mà hoàn toàn dựa trên kỹ thuật hỗ trợ sinhsản (thụ tinh trong ống nghiệm) nên cần áp dụng quy định của Điều 93 - Xác định cha, mẹ trongtrường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Điều này cũng có nghĩa rằng: nếu người phụnữ độc thân mang thai và sinh con thì người này sẽ được xác định là mẹ (cho dù con sinh rakhông mang huyết thống của người này). Tuy vậy, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếu ngườimang thai hộ là người đang tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu việc mang thai hộ vi phạm một trongcác điều kiện mà pháp luật đưa ra, nhưng trước đó, chồng của người mang thai hộ đã hoàn toànđồng ý về điều này, thì việc xác định trẻ được sinh ra là con chung của cặp vợ chồng mang thaihộ là phù hợp với quy định của Điều 93 (dẫn chiếu đến Điều 88 Luật HNGĐ). Ngược lại, nếuchồng của người phụ nữ mang thai hộ không đồng ý với quyết định mang thai và sinh con của vợmình thì việc xác định đây là con chung của vợ chồng lại là điều không hợp lý. Vấn đề này xuất 1phát từ sự thiếu sót trong quy định của Điều 93 - khi không quy định cụ thể về sự đồng thuậngiữa vợ, chồng trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khi có sự vi phạm pháp luật về mang thai hộ, nhiều khía cạnh được xem xét và cân nhắc đểxác định mối quan hệ cha mẹ con. Trước hết, vì quan hệ xác lập dựa trên thoả thuận mang thaihộ nên ý chí của các chủ thể tại thời điểm thoả thuận là yếu tố cần được xem xét. Ý định ban đầucủa các bên là một cơ sở để hình thành nên mối quan hệ cha mẹ, con. Tại thời điểm ký kết thoảthuận, các bên đã thống nhất về việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con hình thành trong tươnglai. Người phụ nữ mang thai hộ hoàn toàn chấp nhận mang thai, sinh con mà không yêu cầu sựtồn tại mối quan hệ mẹ con. Cùng với đó, cặp vợ chồng vô sinh chấp nhận trách nhiệm phát sinhvới đứa trẻ không do mình trực tiếp sinh ra. Khi xác lập thoả thuận, các chủ thể đều đã dự liệu vàchấp nhận những hệ quả mà quan hệ mang thai hộ mang lại. Chính vì vậy, khi tranh chấp phátsinh, một bên không thể chỉ đơn thuần viện dẫn sai phạm (mà chính mình cũng đồng ý thực hiệnvà tham gia trên thực tế) để làm cho thoả thuận vô hiệu và phủ nhận toàn bộ ý chí đã tồn tại banđầu. Cũng vì lẽ đó, cho dù thoả thuận không phát sinh hiệu lực nhưng ý chí của các bên (về việcthiết lập quan hệ cha mẹ, con) được thể hiện qua nội dung thoả thuận cũng nên được cân nhắc vàxem xét trên cơ sở dung hoà với lợi ích của trẻ. Trong hoàn cảnh hiện tại, việc tạo nên một quy định vừa có tính chế tài đối với nhữngtrường hợp vi phạm pháp luật mang thai hộ, vừa đảm bảo vẹn toàn quyền lợi của trẻ được sinh ravà một số chủ thể liên quan là điều khá khó khăn. Trường hợp người vợ mang thai hộ mà khôngcó ý kiến của chồng và sau đó, thoả thuận mang thai hộ bị vô hiệu không nên làm phát sinh tưcách cha - con giữa người đàn ông và trẻ được sinh ra. Vì điều này hoàn toàn không đảm bảođược sự tự nguyện và quyền lợi chính đáng của người không tham gia vào thoả thuận mang thaihộ. Việc xác định cha mẹ - con nên được chia làm hai trường hợp: một là, cả bên mang thai hộvà bên nhờ mang thai đều mong muốn trở thành cha, mẹ của trẻ được sinh ra. Lúc này nên xácđịnh bên mang thai hộ có tư cách cha, mẹ, bởi điều này là phù hợp với quy định của Điều 93Luật HNGĐ. Việc mang thai và sinh con được xem ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử lý vi phạm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Phần 2) XỬ LÝ VI PHẠM MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO 2. Xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp có sự vi phạm điều kiện pháp luậtvề mang thai hộ Thông thường, việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con gặp khó khăn khi có sự vi phạmpháp luật về chủ thể hoặc mục đích mang thai hộ. Đây là trường hợp pháp luật không cho phépxác lập quan hệ mang thai hộ. Tuy vậy, trên thực tế, mối quan hệ này vẫn diễn ra. Việc xác địnhquan hệ cha mẹ con phức tạp khi không thể áp dụng nguyên tắc mà pháp luật đã định sẵn. Đồngthời, cũng không có quy định cụ thể, trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Đối với trường hợp viphạm quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định, các điều kiện xác lập quan hệ mang thai hộvẫn được đáp ứng. Vì vậy, các nguyên tắc xác định quan hệ cha mẹ, con mà pháp luật đặt ra vẫnđược áp dụng như một cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo[10] chỉđược áp dụng khi các bên tuân thủ quy định mà pháp luật đặt ra. Theo đó, con sinh ra là conchung của vợ chồng nhờ mang thai hộ (Điều 94 Luật HNGĐ)[11]. Khi có sự vi phạm pháp luậtvề mang thai hộ thì việc xác định quan hệ cha mẹ, con không thể áp dụng theo Điều 94 vì quyđịnh này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp tuân thủ đầy đủ các điều kiện về mang thaihộ. Đồng thời, pháp luật HNGĐ không đặt ra quy định cụ thể nhằm xác định cha mẹ cho controng trường hợp có sự vi phạm pháp luật mang thai hộ. Trong hoàn cảnh này, người phụ nữmang thai và sinh con không bằng cách thức tự nhiên, mà hoàn toàn dựa trên kỹ thuật hỗ trợ sinhsản (thụ tinh trong ống nghiệm) nên cần áp dụng quy định của Điều 93 - Xác định cha, mẹ trongtrường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Điều này cũng có nghĩa rằng: nếu người phụnữ độc thân mang thai và sinh con thì người này sẽ được xác định là mẹ (cho dù con sinh rakhông mang huyết thống của người này). Tuy vậy, vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếu ngườimang thai hộ là người đang tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu việc mang thai hộ vi phạm một trongcác điều kiện mà pháp luật đưa ra, nhưng trước đó, chồng của người mang thai hộ đã hoàn toànđồng ý về điều này, thì việc xác định trẻ được sinh ra là con chung của cặp vợ chồng mang thaihộ là phù hợp với quy định của Điều 93 (dẫn chiếu đến Điều 88 Luật HNGĐ). Ngược lại, nếuchồng của người phụ nữ mang thai hộ không đồng ý với quyết định mang thai và sinh con của vợmình thì việc xác định đây là con chung của vợ chồng lại là điều không hợp lý. Vấn đề này xuất 1phát từ sự thiếu sót trong quy định của Điều 93 - khi không quy định cụ thể về sự đồng thuậngiữa vợ, chồng trong việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Khi có sự vi phạm pháp luật về mang thai hộ, nhiều khía cạnh được xem xét và cân nhắc đểxác định mối quan hệ cha mẹ con. Trước hết, vì quan hệ xác lập dựa trên thoả thuận mang thaihộ nên ý chí của các chủ thể tại thời điểm thoả thuận là yếu tố cần được xem xét. Ý định ban đầucủa các bên là một cơ sở để hình thành nên mối quan hệ cha mẹ, con. Tại thời điểm ký kết thoảthuận, các bên đã thống nhất về việc xác định mối quan hệ cha mẹ, con hình thành trong tươnglai. Người phụ nữ mang thai hộ hoàn toàn chấp nhận mang thai, sinh con mà không yêu cầu sựtồn tại mối quan hệ mẹ con. Cùng với đó, cặp vợ chồng vô sinh chấp nhận trách nhiệm phát sinhvới đứa trẻ không do mình trực tiếp sinh ra. Khi xác lập thoả thuận, các chủ thể đều đã dự liệu vàchấp nhận những hệ quả mà quan hệ mang thai hộ mang lại. Chính vì vậy, khi tranh chấp phátsinh, một bên không thể chỉ đơn thuần viện dẫn sai phạm (mà chính mình cũng đồng ý thực hiệnvà tham gia trên thực tế) để làm cho thoả thuận vô hiệu và phủ nhận toàn bộ ý chí đã tồn tại banđầu. Cũng vì lẽ đó, cho dù thoả thuận không phát sinh hiệu lực nhưng ý chí của các bên (về việcthiết lập quan hệ cha mẹ, con) được thể hiện qua nội dung thoả thuận cũng nên được cân nhắc vàxem xét trên cơ sở dung hoà với lợi ích của trẻ. Trong hoàn cảnh hiện tại, việc tạo nên một quy định vừa có tính chế tài đối với nhữngtrường hợp vi phạm pháp luật mang thai hộ, vừa đảm bảo vẹn toàn quyền lợi của trẻ được sinh ravà một số chủ thể liên quan là điều khá khó khăn. Trường hợp người vợ mang thai hộ mà khôngcó ý kiến của chồng và sau đó, thoả thuận mang thai hộ bị vô hiệu không nên làm phát sinh tưcách cha - con giữa người đàn ông và trẻ được sinh ra. Vì điều này hoàn toàn không đảm bảođược sự tự nguyện và quyền lợi chính đáng của người không tham gia vào thoả thuận mang thaihộ. Việc xác định cha mẹ - con nên được chia làm hai trường hợp: một là, cả bên mang thai hộvà bên nhờ mang thai đều mong muốn trở thành cha, mẹ của trẻ được sinh ra. Lúc này nên xácđịnh bên mang thai hộ có tư cách cha, mẹ, bởi điều này là phù hợp với quy định của Điều 93Luật HNGĐ. Việc mang thai và sinh con được xem ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Mang thai hộ Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Xử lý vi phạm Xác định quan hệ cha mẹ Vi phạm điều kiện mang thai hộTài liệu có liên quan:
-
23 trang 147 0 0
-
Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND
37 trang 128 0 0 -
4 trang 43 0 0
-
19 trang 39 0 0
-
11 trang 39 0 0
-
Một số hướng dẫn tra cứu, áp dụng pháp luật tố cáo: Phần 2
98 trang 39 0 0 -
1 trang 38 0 0
-
Chỉ thị 3246/CT-BNN-PC của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4 trang 37 0 0 -
8 trang 36 0 0
-
80 trang 35 0 0
-
Công văn 4280/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ
1 trang 34 0 0 -
4 trang 31 0 0
-
28 trang 29 0 0
-
8 trang 27 0 0
-
Công văn 2550/TCT-CS của Tổng cục Thuế
1 trang 26 0 0 -
24 trang 26 0 0
-
39 trang 25 0 0
-
12 trang 24 0 0
-
Nghị quyết số 91/2012/NĐ-CP
81 trang 24 0 0 -
22 trang 24 0 0