Khi lên kinh đi thi, tình cờ Trạng Lợn (tên thật là Chung Nhi) làm quen được Bùi tướng công, tướng công có ý ngắm chàng làm rể bèn mở tiệc khoản đãi. Canh khuya tàn cuộc, người nhà Bùi tướng công đưa Chung Nhi vào thư phòng nghỉ, chợt trông thấy trên tường có một vế câu đối: “Bát đao phân mễ phấn”, bốn chữ trên là từ chữ “Phấn” mà ra. Phấn Khanh viết mấy chữ này có ngầm thách những chàng trai đến hỏi nàng đối lại, nhằm “sát hạch” tài ba của ý trung nhân. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xứng tài đối đáp Xứng tài đối đáp Truyện dân gianKhi lên kinh đi thi, tình cờ Trạng Lợn (tên thật là Chung Nhi) làm quen được Bùi tướngcông, tướng công có ý ngắm chàng làm rể bèn mở tiệc khoản đãi.Canh khuya tàn cuộc, người nhà Bùi tướng công đưa Chung Nhi vào thư phòng nghỉ,chợt trông thấy trên tường có một vế câu đối: “Bát đao phân mễ phấn”, bốn chữ trên là từchữ “Phấn” mà ra. Phấn Khanh viết mấy chữ này có ngầm thách những chàng trai đếnhỏi nàng đối lại, nhằm “sát hạch” tài ba của ý trung nhân.Chung Nhi nhìn năm chữ ấy, đọc thấy chữ “Phấn”, biết đó là tên của tiểu thư, sẵn trên áncó nghiên bút, cũng viết một chữ thật to tên mình là “Chung” vào. Viết xong chàngquẳng bút lăn kềnh ra ngủ, không còn biết trời đất là gì.Đến sáng, Phấn Khanh vào trông thấy chữ “Chung”, cho rằng Chung Nhi đã đối là:“Thiên lý trọng kim chung”, bốn chữ này là từ chữ “Chung” mà ra. Nghĩa đen cả hai vếcâu đối là:“Tám đao chia hột gạo”, “Nghìn dặm nặng chuông vàng”, Chỉnh quá! Chỉnh quá! Nàngnức nở khen hay, cho là tài Chung Nhi đáng bậc khôi nguyên.Bùi tướng công truyền gia nhân bày tiệc ở Thủy đình trên hồ bán nguyệt, cho biểu thưmột số vàng để biếu Chung Nhi làm lễ tiễn hành. Nàng lại đưa cho Chung Nhi một phongthư chúc chàng thượng lộ bình an.Chung Nhi lên đường lòng mừng rỡ vô cùng. Nàng Phấn Khanh cũng đi theo tiễn mấydặm đường mới quay trở lại.—————————————————–Theo phép chiết tự, chữ Phấn – tên nàng con gái Bùi tướng công – là do chắp chữ Phânvà chữ Mễ mới thành; nàng lại chia chữ Phân ra làm hai chữ: chữ Bát, chữ Đao chắp vàochữ Mễ đặt ra thành một vế đối. Còn chữ Chung tách ra theo phép chiết tự thành: Thiên +Lý = Trọng, ghép với chữ Kim thành chữ Chung, cũng là một vế đối rất chỉnh về luật, vềchữ và về nghĩa
Xứng tài đối đáp
Số trang: 2
Loại file: pdf
Dung lượng: 86.40 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xứng tài đối đáp truyện ngụ ngôn hay truyện dân gian truyện cổ tích hay tuyển tập truyện thiếu nhiTài liệu có liên quan:
-
5 trang 58 0 0
-
3 trang 58 0 0
-
Nghiên cứu phân tích tác phẩm văn học dân gian
119 trang 57 1 0 -
4 trang 55 0 0
-
3 trang 53 0 0
-
4 trang 53 0 0
-
5 trang 51 0 0
-
SINH CON RỒI MỚI SINH CHA SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG
3 trang 51 0 0 -
3 trang 49 0 0
-
6 trang 48 0 0