Ý định tiếp tục sử dụng thương mại di dộng: Một nghiên cứu mở rộng mô hình xác nhận - kỳ vọng
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 499.54 KB
Lượt xem: 19
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu này là ứng dụng mô hình xác nhận – kỳ vọng kết hợp với hai loại giá trị bao gồm giá trị tiêu khiển và giá trị thực dụng để dự báo ý định tiếp tục sử dụng thương mại di động tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý định tiếp tục sử dụng thương mại di dộng: Một nghiên cứu mở rộng mô hình xác nhận - kỳ vọng Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI DỘNG: MỘT NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG MÔ HÌNH XÁC NHẬN - KỲ VỌNG Bùi Thành Khoa Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Email: buithanhkhoa@iuh.edu.vn Mã bài: JED-1061 Ngày nhận: 23/12/2022 Ngày nhận bản sửa: 29/03/2023 Ngày duyệt đăng: 17/04/2023 DOI 10.33301/JED.VI.1061 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là ứng dụng mô hình xác nhận – kỳ vọng kết hợp với hai loại giá trị bao gồm giá trị tiêu khiển và giá trị thực dụng để dự báo ý định tiếp tục sử dụng thương mại di động tại Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập 805 phiếu khảo sát để phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị tiêu khiển và giá trị thực dụng là các tiền đề tích cực cho cảm nhận hữu dụng, đồng thời sự xác nhận là nhân tố quan trọng tác động đến các cấu trúc còn lại bao gồm hai loại giá trị, thái độ đối với thương mại di động. Đồng thời, nghiên cứu cũng khẳng định mối quan hệ giữa cảm nhận hữu dụng, thái độ, và ý định tiếp tục sử dụng thương mại di động. Một số đóng góp về mặt lý thuyết cũng như hàm ý quản trị cũng được trình bày trong nghiên cứu này. Từ khóa: Thương mại di động, giá trị tiêu khiển, giá trị thực dụng, cảm nhận hữu dụng, ý định tiếp tục sử dụng, mô hình xác nhận – kỳ vọng. Mã JEL: M31, L81, L86. Intention to continue using mobile commerce: Explanation study of the expectation– confirmation model Abstract: This study aims to apply the Confirmation - Expectation model combined with two types of values, hedonic and utilitarian, to predict the intention to continue using mobile commerce in Vietnam. This study collected the response from 805 participants to analyze the Partial Least Squares Structure Model (PLS-SEM). Research results pointed out that hedonic and utilitarian values are positive antecedences for perceived usefulness; moreover, confirmation is an important factor affecting the rest of the research constructs, including two kinds of value, attitude towards mobile commerce. Furthermore, the study confirmed the relationship between perceived usefulness, attitude toward mobile commerce, and intention to continue using mobile commerce. Some theoretical contributions, as well as managerial implications, were presented in this study. Keywords: Mobile commerce, hedonic value, utilitarian value, perceived usefulness, intention to continue using, Expectation - Confirmation model. JEL Codes: M31, L81, L86. Số 313 tháng 7/2023 50 1. Giới thiệu Mặc dù mua sắm trực tuyến thông qua các thiết bị di động (TBDĐ) đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên nhiều khách hàng, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, lại không hào hứng trong việc sử dụng thiết bị di động của họ để mua sắm trực tuyến. Do đó, các doanh nghiệp ngày nay ngoài việc duy trì khách hàng hiện tại trên các kênh truyền thống, kênh website thì cần phải giữ chân khách hàng trên kênh thiết bị di động (Akdim & cộng sự, 2022). Để đảm bảo khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài với người mua, các doanh nghiệp cần hiểu rõ các yếu tố giải thích hành vi sau khi sử dụng, bao gồm cả mức độ mong muốn của người khi tiếp tục sử dụng công nghệ để mua sắm (Albashrawi & Motiwalla, 2017), từ đó làm nổi bật nhu cầu nghiên cứu các yếu tố khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục sử dụng thiết bị di động của họ cho mục đích mua sắm (Humbani & Wiese, 2019). Hiện tại, phần lớn nghiên cứu về sự tiếp tục mua sắm trên thiết bị di động dựa trên kết quả nghiên cứu tại các quốc gia phát triển ở Châu Á và Phương Tây như Mỹ, Anh, Đài Loan (Chiu & cộng sự, 2019; Omar & cộng sự, 2021; Wu & Song, 2020). Nhiều nhà nghiên cứu, hoặc doanh nghiệp sử dụng những phát hiện từ nghiên cứu trước, và áp dụng sang bối cảnh các nước đang phát triển. Những ứng dụng kết quả nghiên cứu này đã bỏ qua sự khác biệt về đặc điểm người tiêu dùng giữa các nước phát triển và đang phát triển, cũng như năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng của các doanh nghiệp thương mại điện tử tại các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, giá trị tiêu khiển và giá trị thực dụng đã được chứng minh là yếu tố thúc đẩy đáng kể hành vi trước và sau khi mua của khách hàng trong hoạt động bán lẻ truyền thống hoặc thương mại điện tử (Akdim & cộng sự, 2022; Evelina & cộng sự, 2020). Dù vậy, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý định tiếp tục sử dụng thương mại di dộng: Một nghiên cứu mở rộng mô hình xác nhận - kỳ vọng Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG THƯƠNG MẠI DI DỘNG: MỘT NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG MÔ HÌNH XÁC NHẬN - KỲ VỌNG Bùi Thành Khoa Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Email: buithanhkhoa@iuh.edu.vn Mã bài: JED-1061 Ngày nhận: 23/12/2022 Ngày nhận bản sửa: 29/03/2023 Ngày duyệt đăng: 17/04/2023 DOI 10.33301/JED.VI.1061 Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này là ứng dụng mô hình xác nhận – kỳ vọng kết hợp với hai loại giá trị bao gồm giá trị tiêu khiển và giá trị thực dụng để dự báo ý định tiếp tục sử dụng thương mại di động tại Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành thu thập 805 phiếu khảo sát để phân tích mô hình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giá trị tiêu khiển và giá trị thực dụng là các tiền đề tích cực cho cảm nhận hữu dụng, đồng thời sự xác nhận là nhân tố quan trọng tác động đến các cấu trúc còn lại bao gồm hai loại giá trị, thái độ đối với thương mại di động. Đồng thời, nghiên cứu cũng khẳng định mối quan hệ giữa cảm nhận hữu dụng, thái độ, và ý định tiếp tục sử dụng thương mại di động. Một số đóng góp về mặt lý thuyết cũng như hàm ý quản trị cũng được trình bày trong nghiên cứu này. Từ khóa: Thương mại di động, giá trị tiêu khiển, giá trị thực dụng, cảm nhận hữu dụng, ý định tiếp tục sử dụng, mô hình xác nhận – kỳ vọng. Mã JEL: M31, L81, L86. Intention to continue using mobile commerce: Explanation study of the expectation– confirmation model Abstract: This study aims to apply the Confirmation - Expectation model combined with two types of values, hedonic and utilitarian, to predict the intention to continue using mobile commerce in Vietnam. This study collected the response from 805 participants to analyze the Partial Least Squares Structure Model (PLS-SEM). Research results pointed out that hedonic and utilitarian values are positive antecedences for perceived usefulness; moreover, confirmation is an important factor affecting the rest of the research constructs, including two kinds of value, attitude towards mobile commerce. Furthermore, the study confirmed the relationship between perceived usefulness, attitude toward mobile commerce, and intention to continue using mobile commerce. Some theoretical contributions, as well as managerial implications, were presented in this study. Keywords: Mobile commerce, hedonic value, utilitarian value, perceived usefulness, intention to continue using, Expectation - Confirmation model. JEL Codes: M31, L81, L86. Số 313 tháng 7/2023 50 1. Giới thiệu Mặc dù mua sắm trực tuyến thông qua các thiết bị di động (TBDĐ) đang ngày càng phổ biến, tuy nhiên nhiều khách hàng, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, lại không hào hứng trong việc sử dụng thiết bị di động của họ để mua sắm trực tuyến. Do đó, các doanh nghiệp ngày nay ngoài việc duy trì khách hàng hiện tại trên các kênh truyền thống, kênh website thì cần phải giữ chân khách hàng trên kênh thiết bị di động (Akdim & cộng sự, 2022). Để đảm bảo khả năng duy trì mối quan hệ lâu dài với người mua, các doanh nghiệp cần hiểu rõ các yếu tố giải thích hành vi sau khi sử dụng, bao gồm cả mức độ mong muốn của người khi tiếp tục sử dụng công nghệ để mua sắm (Albashrawi & Motiwalla, 2017), từ đó làm nổi bật nhu cầu nghiên cứu các yếu tố khuyến khích người tiêu dùng tiếp tục sử dụng thiết bị di động của họ cho mục đích mua sắm (Humbani & Wiese, 2019). Hiện tại, phần lớn nghiên cứu về sự tiếp tục mua sắm trên thiết bị di động dựa trên kết quả nghiên cứu tại các quốc gia phát triển ở Châu Á và Phương Tây như Mỹ, Anh, Đài Loan (Chiu & cộng sự, 2019; Omar & cộng sự, 2021; Wu & Song, 2020). Nhiều nhà nghiên cứu, hoặc doanh nghiệp sử dụng những phát hiện từ nghiên cứu trước, và áp dụng sang bối cảnh các nước đang phát triển. Những ứng dụng kết quả nghiên cứu này đã bỏ qua sự khác biệt về đặc điểm người tiêu dùng giữa các nước phát triển và đang phát triển, cũng như năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng của các doanh nghiệp thương mại điện tử tại các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, giá trị tiêu khiển và giá trị thực dụng đã được chứng minh là yếu tố thúc đẩy đáng kể hành vi trước và sau khi mua của khách hàng trong hoạt động bán lẻ truyền thống hoặc thương mại điện tử (Akdim & cộng sự, 2022; Evelina & cộng sự, 2020). Dù vậy, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Thương mại di động Mô hình xác nhận – kỳ vọng Mua sắm trực tuyến Thương mại điện tử Giá trị tiêu khiểnTài liệu có liên quan:
-
6 trang 947 0 0
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm trên Shopee tại TP. Hồ Chí Minh
10 trang 596 11 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 589 10 0 -
Bài giảng Quản trị tác nghiệp thương mại điện tử - PGS.TS Nguyễn Văn Minh
249 trang 557 10 0 -
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 534 9 0 -
6 trang 518 7 0
-
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 455 4 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử: Phần 1 - TS. Ao Thu Hoài
102 trang 450 7 0 -
5 trang 391 1 0
-
7 trang 372 2 0