Danh mục tài liệu

Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 10: KINH MẠCH

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 166.89 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu y học cổ truyền kinh điển - sách linh khu: thiên 10: kinh mạch, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y học cổ truyền kinh điển - sách Linh Khu: THIÊN 10: KINH MẠCH THIÊN 10: KINH MẠCHLôi Công hỏi Hoàng Đế: “Thiên ‘Cấm phục’ có nói, phàm cái lý của việc châm làphải lấy kinh mạch làm đầu, nó có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’; bên trong, nó làm cho khí của ngũ tạng vậnhành thành thứ tự, bên ngoài, nó làm cho lục phủ phân biệt nhau. Thần mong đượcnghe về cái đạo vận hành ấy”[1].Hoàng Đế đáp: “Con người khi bắt đầu sinh ra là ‘tinh’ thành trước nhất[2]. Tinhthành rồi mới đến não tủy sinh ra[3]. Cốt đóng vai trò cân, mạch đóng vai tròdoanh, cân đóng vai trò cương, nhục đóng vai trò tường, bì phu rắn chắc để lông vàtóc được dài ra[4]. Cốc khí nhập vào Vị, mạch đạo sẽ nhờ đó được thông, huyếtkhí khắc vận hành”[5].Lôi công nói : “Thần mong được nghe về vấn đề bắt đầu s inh ra của kinhmạch”[6].Hoàng Đế đáp: Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để ta quyết được việcsống hay chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hòa việc hư thực mà ngườithầy thuốc không thể không thông[7].Phế mạch của thủ Thiếu âm khởi lên ở trung tiêu, đi xuống dưới, lạc với Đạitrường, quay trở lên tuần hoàn theo Vị khẩu, lên trên đến hoành cách, thuộc vàophế; từ Phế hệ, rẽ ngang, xuất ra dưới hố nách, lại đi xuống tuần hành theo bêntrong cánh tay, đi theo phía trước kinh Thiếu âm và Tâm chủ, đi xuống đến giữakhuỷu tay, tuần hành theo mép dưới, trên xương quay của cẳng tay, rồi nó nhậpvào mạch thốn khẩu, lên đến phần ngư của tay, tuần hành đến huyệt Ngư Tế, xuấtra ở đầu ngón tay cái[8]. Chi mạch của nó đi từ sau cổ tay đi thẳng ra đến đầ u ngóntay trỏ ở mép trong[9].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ sẽ làm cho phế bị trướng mãn, ngực căng ứ lên thànhsuyễn, ho, giữa khuyết bồn bị đau, nếu đau nặng thì hai tay phải bắt chéo nhau màcảm thấy phiền loạn, ta gọi đây là chứng tý quyết[10].Nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ của Phế sẽ gây thành bệnh ho, thượng khí, suyễn, hơithở thô, tâm phiền, ngực bị đầy, thống quyết ở mép trước phía trong từ cánh tayđến cẳng tay, trong lòng bàn tay bị nhiệt[11]. Khí thịnh hữu dư thì vai và lưng bịthống, bị phong hàn, mồ hôi ra, trúng phong, đi tiểu nhiều lần mà ít [12]. Khí hưthì vai và lưng bị thống hàn, thiều khí đến không đủ để thở, màu nước tiểu bịbiến[13]. Khi nào những chứng bệnh trên xảy ra, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thìnên châm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu, mạch bị hãm hạ thì nêncứu; không thịnh, không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[14]. Nếu khíthịnh thì mạch Thốn khẩu lớn 3 lần hơn mạch Nhân nghênh, nếu khí hư thì mạchThốn khẩu, ngược lại, nhỏ hơn mạch Nhân nghênh [15].Đại trường, mạch của thủ Dương minh khởi lên ở đầu ngón tay trỏ phía ngón taycái, đi dọc theo mép trên của ngón tay xuất ra ở huyệt Hợp cốc, nằm giữa 2 xương,lên phía trên nhập vào giữa 2 gân, đi dọc theo mép trên của cẳng tay, nhập vào mépngoài khuỷu tay, lên trên dọc mép trước ngoài cánh tay, lên trên đến vai xuất ra ởmép trước xương ngung cốt , lên trên xuất ra ở trên chỗ hội nhau của trụ cốt, nó lạiquay xuống để nhập vào Khuyết bồn, lạc với Phế, xuống dưới hoành cách và thuộcvào Đại trường [16].Chi mạch của nó đi từ Khuyết bồn lên cổ xuyên lên đến mặt, nhập vào giữa hàmrăng dưới, vòng ra quanh miệng rồi giao nhau ở Nhân trung, đường bên trái giaoqua phải, đường bên phải giao qua trái, xong nó lên trên để nép vào lỗ của mũi[17].Nếu là bệnh thuộc ‘thị động’ sẽ làm cho răng đau, cổ sưng thủng[18]. Vì là chủ tândịch cho nên nếu là bệnh thuộc ‘sở sinh’ sẽ làm cho mắt vàng, miệng khô, chảymáu mũi, cổ họng bị tý, cánh tay trước vai bị đau nhức, ngón cái và ngón trỏ bị đaunhức, không làm việc được[19]. Khi nào khí hữu dư thì những nơi mà mạch đi quasẽ bị nhiệt và sưng thủng, khi nào khí hư sẽ làm cho bị lạnh run lên không ấm trởlại được[20]. Nếu bị các chứng bệnh nêu trên, nếu thịnh thì nên châm tả, hư thì nênchâm bổ, nhiệt thì châm nhanh, hàn nên lưu kim lâu; mạch bị hãm hạ thì nên cứu,không thịnh không hư thì tùy theo kinh mà thủ huyệt để châm[21]. Nếu khí thịnhthì mạch Nhân nghênh lớn 3 lần hơn mạch Thốn khẩu, nếu khí hư thì mạch Nhânnghênh, ngược lại, nhỏ hơn mạch Thốn khẩu[22].Vị, mạch của túc Dương minh khởi lên ở mũi, lên giao nhau ở sống mũi, ngang ravai để giao với mạch của Thái dương, đi xuống tuần hành theo đường sống mũi,nhập vào giữa hàm răng trên, quay ra để áp vào miệng, vòng quanh môi, đi xuốnggiao với huyệt Thừa Tương, lại đi dọc theo mép dưới của khóe hàm dưới, xuất ra ởhuyệt Đại Nghênh, đi dọc theo huyệt Giáp Xa, lên trên trước tai, đi qua huyệtKhách Chủ Nhân, đi dọc theo bờ trước tóc mai, đến bờ góc trán và vùng trán[23].Chi mạch của nó đi dọc theo trước huyệt Đại Nghênh, xuống dưới đến huyệt NhânNghênh, đi dọc theo hầu lung (thanh quản), nhập vào Khuyết bồn, nó đi xuốngdưới hoành cách để thuộc vào Vị và lạc với Tỳ[24].Chi mạch của nó đi thẳng, từ Khuyết bồn xuống dưới đi qua mép trong vú, xuốngdưới áp vào vùng ...