Danh mục tài liệu

Ý nghĩa của phong trào Duy tân với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 176.26 KB      Lượt xem: 1      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp, đất nước ta đã có những diễn biến mới dẫn đến sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa của phong trào Duy tân với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Ý nghĩa của phong trào Duy tân với sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, do chính sách khai thác thuộc địacủa chủ nghĩa thực dân Pháp, đất nước ta đã có những diễn biến mới dẫnđến sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc. Những nhà yêu nước ViệtNam, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh… nhận thấy thời cơthuận lợi cho một cuộc vận động cách mạng để có thể đổi mới xã hội cũ,giải phóng một dân tộc đang bị nước ngoài thống trị. Phong trào Duy tânxuất hiện từ đó, tuy chỉ tồn tại được vài năm. Sau cuộc đàn áp dã man củabọn thực dân, Phong trào Duy tân đã thất bại, nhưng nó đã để lại cho nhândân ta những ấn tượng khó quên về tinh thần cách mạng mang tính độtphá, mở màn cho trào lưu yêu nước theo phương thức khai hoá kiến thức,mở mang trí tuệ, cải cách giáo dục. Một trăm năm đã qua, những bài họccủa Phong trào Duy tân hầu như vẫn còn giữ nguyên giá trị của nó cho đếnhôm nay, đặc biệt trên lĩnh vực văn hoá và giáo dục, đào tạo. Bởi lẽ, nóiđến sự nghiệp đổi mới hôm nay không thể không nói đến đổi mới tư duyvăn hoá, trong đó có văn hoá lối sống, văn hoá tư tưởng, văn hoá giáo dục,văn hoá nghệ thuật và rất nhiều lĩnh vực khác đang đặt ra trong bối cảnhđất nước mở cửa, hội nhập mạnh mẽ với nền văn minh mới của thế giớitoàn cầu hoá và phát triển nền kinh tế trí thức hiện nay. Phong trào Duy tân là một phong trào có ý nghĩa cách mạng, ở chỗ,nó là tiếng nói khẩn thiết, tích cực của những nhà cách mạng tiền bối vềcuộc vận động yêu nước và cứu nước, có quan hệ đến xây dựng văn hoá,học thuật, đến việc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, việc mở mang trí tuệ,đào tạo nhân tài nhằm thay đổi tận gốc xã hội và con người Việt Nam.Đương nhiên, mục đích của Phong trào Duy tân đối với thời cuộc lúc nó rađời thì hoàn toàn khác chúng ta bây giờ, nhưng về phương diện nhận thứcvề vị trí, vai trò của văn hoá trong phát triển, vì phát triển, xây dựng tưtưởng học thuật mới, thì có thể nói, đó là một cuộc cách mạng thật sự mớimẻ, đặt cơ sở cho một cuộc vận động về tinh thần yêu nước bắt đầu từcuộc cách mạng tư tưởng và văn hoá. Những điều họ thấy và mong muốncải cách xã hội, cải cách học thuật… đều xuất phát từ động cơ yêu nước,mong muốn độc lập dân tộc và tự do tư tưởng. Nhiều bài học kinh nghiệmvận động của nó vẫn còn có tác dụng tích cực cho đến tận bây giờ. Chẳngphải ngày nay chúng ta vẫn đang tiếp tục cuộc vận động cải cách giáo dụcvà đào tạo, cuộc vận động xây dựng lối sống, nếp sống mới, nhất là việcxây dựng con người mới phù hợp thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoátrong bối cảnh thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp… Hầunhư tất cả đều có quan hệ đến việc biến đổi sâu sắc và cơ bản về văn hoávà trong văn hoá, được gợi mở từ Phong trào Duy tân, khiến chúng ta phảisuy nghĩ đến yêu cầu đổi mới không chỉ tư duy kinh tế mà cả tư duy vănhoá, tuy có lúc chúng ta còn xem nhẹ vị trí, vai trò của văn hoá trong pháttriển kinh tế xã hội. Thấy rõ mặt tích cực và tinh thần cách mạng của Phong trào Duytân, Đặng Thai Mai nói: “Cuộc vận động vào khoảng 1907-1908 - mà ta cóthể gọi là thời kỳ Đông Kinh Nghĩa Thục, - quả là có ý nghĩa truyền bá khoahọc, một cuộc vận động “học vỡ lòng” cho quảng đại quần chúng, một cuộcđấu tranh giữa tư tưởng mới và tư tưởng cũ, giữa tinh thần độc lập với tinhthần nô lệ. Chương trình đấu tranh bao gồm cả hai mặt: phủ định và khẳngđịnh, phá hoại và xây dựng”(1). Để thấy rõ những chủ trương đúng đắn củacác nhà chủ não của Phong trào Duy tân, chúng ta có thể tìm hiểu trongtập Văn minh tân học sách mà ở đó tác giả tập sách đã quy kết nguyênnhân tình trạng lạc hậu của nước ta vào bốn điểm: Một là, không biết gì đếntình hình ngoài nước; Hai là, mê tín với cái gọi là vương đạo mà khôngchịu học kỹ xảo nước ngoài; Ba là, sùng bái cái cổ, khinh rẻ cái mới; Bốn là,trọng quan mà khinh dân. Trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ XX, khi đất nước còn ảm đạm,tối tăm dưới chế độ thực dân, phong kiến, các nhà chủ não của Phong tràoDuy tân đã sớm thấy được dòng tư tưởng canh tân, nhận thức được sựcần thiết phải hướng văn hoá dân tộc tới những giá trị tiến bộ, tinh hoa củathời đại, của nền văn minh mới, thì phải nói, đó là một sự mạnh dạn dũngcảm. Điều đó chứng tỏ, những người chủ não của Phong trào Duy tân đãthấy nguyên nhân của sự lạc hậu, chậm phát triển của đất nước ta khôngphải ở đâu khác mà chính là ở văn hoá, do đó, muốn đất nước thoát khỏitình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, không có cách nào khác làphải phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, đồng thời vớiviệc tiếp thụ nhanh chóng những giá trị mới của văn hoá nhân loại, nhữngtinh hoa của nền văn minh mới để tiến kịp các nước công nghiệp phát triển. Tuy nhiên, từ hiện tượng trên để nói rằng nguyên nhân mất nướckhông phải ở đâu khác mà là ở trong văn hoá, trong những nhược điểm cơbản về văn hoá xã hội Việt Nam(2), như có người nói, thì có lẽ không phải.Thấy được vị trí, vai trò của văn hoá trong phát triển là hoàn toàn đúng,nhưng quy kết về sự kém cỏi văn hoá thành nguyên nhân mất nước màkhông thấy âm mưu thâm độc của chủ nghĩa thực dân và trách nhiệm củachế độ phong kiến thối nát, thì quả là còn mơ hồ trong nhận thức về lịchsử. Trái lại, phải thấy, chính là do mất nước, do không có độc lập và tự do,nhân dân ta đã không có điều kiện khắc phục được tình trạng lạc hậu, yếukém về văn hoá, dẫn đến sự lạc hậu, yếu kém về nhận thức thời đại cũngnhư việc mở mang dân trí là lẽ đương nhiên. Để khắc phục tình trạng lạc hậu, yếu kém về văn hoá nhằm mở mangsự hiểu biết cho dân chúng là nội dung chủ yếu của Phong trào Duy tân, tậpsách đã đề ra sáu phương châm hành động. Có thể khái quát như sau: 1/ Dùng chữ quốc ngữ để trong thời gian vài tháng đàn bà trẻ concũng đều biết chữ, có thể dùng quốc ngữ làm phương tiện sinh hoạt. 2/Hiệu đính sách vở ...