Danh mục tài liệu

Yếu tố tác động và hướng giải quyết cho khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin điện tử

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.26 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài xác định và phân tích các yếu tố tác động đến nguồn tài nguyên thông tin điện tử: sự hiểu biết của cán bộ quản lý, tầm nhìn của nhà trường, năng lực của đội ngũ cán bộ thư viện, hạ tầng công nghệ, nội dung thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng. Đưa ra các hướng giải pháp gia tăng khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin điện tử.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố tác động và hướng giải quyết cho khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin điện tử NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CHO KHẢ NĂNG SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NGUỒN TÀI NGUYÊN THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TS Nguyễn Hồng Sinh Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Xác định và phân tích các yếu tố tác động đến nguồn tài nguyên thông tin điện tử: sự hiểu biết của cán bộ quản lý, tầm nhìn của nhà trường, năng lực của đội ngũ cán bộ thư viện, hạ tầng công nghệ, nội dung thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ sử dụng. Đưa ra các hướng giải pháp gia tăng khả năng sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin điện tử. Từ khoá: Tài nguyên thông tin điện tử; yếu tố tác động; hiệu quả sử dụng. Factors affecting and solutions for efficient use of e-resources Abstract: The paper identifies and analyses factors affecting e-resources usage: knowledge of managers, vision of the university, capacity of librarians, information technology infrastructure, information content, guidelines and instructions. It also introduces some solutions for better e-resources usage. Keywords: E-resources; factors affecting; efficient use. Đặt vấn đề Nguồn tài nguyên điện tử đã và đang trở thành nguồn thông tin chủ lực của các trường đại học trên thế giới. Đối với những người tham gia công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các nước tiên tiến, nguồn thông tin này trở nên không thể thiếu cho công việc hàng ngày của họ. Chỉ cần xem qua website thư viện của các trường đại học châu Âu, Bắc Mỹ, ASEAN, chúng ta có thể thấy nhiều trường có tới hàng chục cơ sở dữ liệu trực tuyến, được tổ chức tra cứu và cung cấp truy cập theo nhiều cách thức khác nhau (theo chủ đề, nhan đề ấn phẩm, tác giả…). Tài nguyên điện tử của các trường đại học hiện nay bao gồm rất nhiều nguồn. Trước tiên là những cơ sở dữ liệu trực tuyến được chọn mua từ các tập đoàn xuất bản và các nhà cung cấp danh tiếng, như: Elsevier, Springer, Taylor & Francis. Bên cạnh đó là những nguồn không tốn phí thuê bao, ví dụ như nguồn học liệu mở của tổ chức INASP1, của các tập đoàn xuất bản Springer2, Wiley3. Ngoài ra, còn có nguồn tài liệu nội sinh truy cập mở của nhiều tổ chức, trường đại học, như là Monash4. Để duy trì và phát triển hiệu quả nguồn tài nguyên điện tử, đòi hỏi sự đầu tư lớn và ổn định cho nhiều hạng mục bao gồm: chi   (1) http://www.inasp.info/en/training-resources/open-access-resources/ (2) http://www.springeropen.com/ (3)  http://olabout.wiley.com/WileyCDA/Section/id-406071.html (4) http://guides.lib.monash.edu/research-impact-publishing/open-access THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 | 3 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI phí cho thuê bao quyền truy cập, cho hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị, cho nhân sự quản lý và vận hành. Việc các thư viện đại học tiên tiến đã không ngừng duy trì mức đầu tư lớn, ổn định, thường xuyên cho tài nguyên điện tử chứng tỏ giá trị mang lại của nguồn thông tin này đối với giới học thuật và người học là vô cùng to lớn. Tại Việt Nam, điều kiện tiếp cận cũng như thói quen sử dụng thông tin của người dùng tin chưa tương đồng với các nước tiên tiến. Tuy nhiên, khuynh hướng hội nhập, chủ trương tiến gần hơn đến các chuẩn quốc tế trong giáo dục và nghiên cứu, cùng với nhu cầu sử dụng tài liệu điện tử đang hình thành và phát triển trong cộng đồng đại học đã khiến cho nhiều trường đại học Việt Nam phải quan tâm phát triển nguồn tài nguyên điện tử. Các nỗ lực đầu tư cho việc này được bắt đầu từ các trường có dự án tài trợ nước ngoài, từ các trường được chính phủ ưu tiên đầu tư, và hiện nay là từ nhiều trường ngoài công lập. Có thể thấy, việc đầu tư kinh phí đã là một nỗ lực lớn nhưng để đảm bảo hiệu quả sự đầu tư này đòi hỏi những nỗ lực còn lớn hơn. Đúng là, ở đâu có cung cấp nguồn tài nguyên điện tử, ở đó đã ít nhiều có những nỗ lực đưa ra các giải pháp đảm bảo tính hiệu quả [1, 2]. Tuy nhiên, để các giải pháp đạt đến các giá trị thực sự bền vững vẫn là một thách thức đang đặt ra đối với các thư viện đại học Việt Nam. Rõ ràng, khi người dùng tin chưa khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên điện tử thì các chi phí đầu tư sẽ bị coi là lãng phí. Hơn thế, điều này khiến cho thư viện đại học không khẳng định được năng lực trong việc cung cấp nguồn thông tin học thuật cập nhật và chất lượng cao cho người dùng tin của mình, không tham 4 | THÔNG TIN VÀ TƯ LIỆU - 2/2016 dự được vào quá trình hội nhập của cộng đồng các trường đại học. Có thể thấy, việc sử dụng hiệu quả tài nguyên điện tử phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm những yếu tố tác động và những yếu tố đảm bảo cho việc truy cập, khai thác và sử dụng. Do đó, cần bắt đầu bằng việc nhận biết chính xác nội hàm của tất cả yếu tố liên quan này; từ đó xác định những nền tảng phải thiết lập cho quá trình cung cấp tài nguyên điện tử. Tiếp đến là xác định và triển khai các giải pháp cụ thể dựa trên điều kiện và khả năng của từng đơn vị. 1. Các yếu tố tác động đến khả năng sử dụng nguồn tài nguyên thông tin điện tử Việc người dùng tin sử dụng được nguồn tài ng ...