Danh mục tài liệu

Yoga và... chấn thương

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.89 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một buổi sáng, chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân tên N.T.Minh, 39 tuổi. Cô Minh nói bị đau dữ dội ở lưng và đi lại rất khó khăn. Sau thăm khám không thấy dấu hiệu của đau thần kinh tọa, kết quả chụp X-Quang cột sống bình thường, chẩn đoán lâm sàng: đau lưng cấp tính do giãn dây chằng cột sống. Cô Minh phải uống thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, giãn cơ và nằm nghỉ một chỗ trong vòng năm ngày. Hỏi thăm thêm thì được biết cô Minh là nhân viên văn phòng, vì ngồi lâu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yoga và... chấn thương Yoga và... chấn thương Một buổi sáng, chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân tên N.T.Minh, 39 tuổi.Cô Minh nói bị đau dữ dội ở lưng và đi lại rất khó khăn. Sau thăm khámkhông thấy dấu hiệu của đau thần kinh tọa, kết quả chụp X-Quang cột sốngbình thường, chẩn đoán lâm sàng: đau lưng cấp tính do giãn dây chằng cộtsống. Cô Minh phải uống thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, giãn cơ vànằm nghỉ một chỗ trong vòng năm ngày. Hỏi thăm thêm thì được biết côMinh là nhân viên văn phòng, vì ngồi lâu mỏi cổ nên cô đi tập yoga. Tậpmới được hai tuần thì bị đau dữ dội như vậy. Tập yoga không đúng: càng tập càng đau Nhiều nguồn thông tin gần đây cho thấy chấn thương do tập yogangày càng tăng do sự bùng nổ số lượng học viên. Tại TP.HCM, chúng tôi đãkhám và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị hội chứng đau cổ - vai, đau lưngcấp... sau tập yoga trong khi cột sống đã quá tải do làm việc suốt ngày. Chấn thương do tập yoga gần đây có xu hướng tăng nhanh bởi cácnguyên nhân như: người hướng dẫn thiếu kinh nghiệm, bằng cấp và hiểubiết, đặc biệt các kiến thức về an toàn và khả năng chấn thương do yoga gâyra. Ví dụ ở tư thế kéo giãn cột sống, người tập thường cố gắng cúi xa nhưmọi người cùng lớp, khi không cúi xa được thầy hướng dẫn “giúp đỡ” bằngcách đẩy vào đúng tư thế. Ngay lập tức người tập bị đau. Theo tiêu chuẩn, một giáo viên được cấp chứng chỉ dạy yoga phảihoàn tất 200 giờ học và vượt qua kỳ thi cả lý thuyết và thực hành, tuy nhiênnhiều lớp học quá đông, thầy giáo không đủ thời gian hướng dẫn cho từngngười học. Về phía học viên, tâm lý học nóng vội, mang tính ganh đua, cốgắng thực hiện các tư thế khó quá sức, học từ xa, tự học... cũng có thể khônglàm đúng cách, dễ gây chấn thương. Theo Hiệp hội An toàn sản phẩm người tiêu dùng ở Mỹ, có hơn 5.500người đã tới khám bác sĩ vì các chấn thương do tập yoga trong năm 2007 vàtiêu tốn gần 108 triệu USD để điều trị. Chấn thương khi tập yoga là do tìnhtrạng căng cơ (strain) lặp đi lặp lại, hoặc do kéo giãn quá mức(overstretching) các gân cơ dây chằng. Các vùng thường gặp chấn thươngnhất là cột sống lưng, cổ, vai, đầu gối, cẳng chân... - Đau lưng: Yoga có rất nhiều tư thế cúi hoặc ngửa tối đa làm các dâychằng dọc đốt sống và các cơ cạnh sống lưng bị căng giãn quá mức. Nguyhiểm hơn, chấn thương đĩa đệm cột sống cũng có thể xảy ra nếu thực hiệncác tư thế không đúng (ví dụ tư thế cúi - vặn người - forward bends twistposes). - Chấn thương vùng vai: Vai là một vùng có cấu tạo và vận độngphức tạp gồm nhiều khớp và hệ thống gân cơ dây chằng xung quanh. Dokhớp vai có thể xoay tròn với tầm rất rộng, cũng có nghĩa “chênh vênh”, nênrất dễ bị trật khớp hoặc giãn dây chằng khi ở vào vị trí không thuận lợi (thídụ khi chuyển từ tư thế chaturanga sang upward dog trong yoga). Hơn nữa,do có nhiều cơ xung quanh nên nếu tập quá nhiều một động tác mà không cócác tư thế đối nghịch dễ gây ra tình trạng mất cân bằng giữa các nhóm cơ.Triệu chứng thông thường là đau vùng vai, biểu hiện của viêm gân cơ, hộichứng chạm của cơ vào xương hay mất vững khớp vai. - Chấn thương vùng cổ: Đa số các động tác yoga giúp ngửa tối đa đểphục hồi độ cong của cột sống cổ và tập mạnh các nhóm cơ ngửa, cơ thang ởphía sau. Tuy nhiên nếu đang bị đau cổ hoặc chấn thương cổ cấp tính (thí dụchấn thương gập cổ do tai nạn xe hơi - whiplash), một vài động tác (đặc biệtkiểu gập cổ) sẽ làm tổn thương nặng thêm. - Cổ chân: Dây chằng phía ngoài cổ chân dễ bị kéo căng quá mức khithực hiện không đúng các tư thế như ngồi chéo chân (cross-legged), đứngmột chân... Dây chằng bị giãn là nguy cơ của bong gân cổ chân khi chạynhảy. - Một số chấn thương khác như giãn dây chằng bên ngoài đầu gối,rách cơ đùi sau (hamstring), hội chứng ống cổ tay (tê tay)... đều đã được ghinhận. 10 điều cần biết khi tập yoga Giống như mọi thứ trên đời, cái lợi không bao giờ đến một mình màkhông có những cái hại đi kèm. Để hạn chế tối đa chấn thương do tập yoga,Tổ chức Bác sĩ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình hàn lâm Hoa Kỳ (AAOS)đưa ra các lời khuyên sau: - Nếu đang có bất kỳ bệnh hay c hấn thương nên báo với bác sĩ trướckhi tham gia tập yoga. - Học với thầy hướng dẫn giỏi, nên hỏi về kinh nghiệm và quá trìnhlàm việc của họ. - Làm nóng kỹ lưỡng trước buổi tập, gân cơ dây chằng “nguội” dễ bịtổn thương. - Ăn mặc thích hợp để thực hiện đúng các tư thế vận động. - Những người mới nên bắt đầu từ từ, tập các bài căn bản, chẳng hạnnhư tập thở, không nên cố gắng kéo giãn quá mức từ đầu. - Nếu bạn không hiểu rõ một tư thế hay một vận động nào đó, nên hỏikỹ càng người hướng dẫn. - Nhận biết đâu là giới hạn. Không cố gắng thực hiện một động tácquá mức kinh nghiệm của bản thân hay khi cảm thấy bị gò ép. - Hiểu rõ đang tập loại yoga nào. Có hàng trăm loại ...