Danh mục tài liệu

Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG I ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ - MẠC (1428 - 1592)

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.55 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi chiến thắng quân Minh năm 1428 Lê Lợi lên ngôi hoàng đế ở Đông Kinh[24], cải niên hiệu là Thuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đại xá cho thiên hạ, đóng đô ở Đông Kinh. Trước đó ông đã cho đại hội các tướng và các quan văn võ để xét công phong thưởng theo từng thứ bậc khác nhau,
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - CHƯƠNG I ẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ - MẠC (1428 - 1592) CHƯƠNG I Ấn chương Việt NamẤN CHƯƠNG VIỆT NAM THỜI LÊ SƠ - MẠC (1428 - 1592)I. Ấn chương Việt Nam thời Lê sơ (1428 - 1527)1. Bối cảnh lịch sửSau khi chiến thắng quân Minh năm 1428 Lê Lợi lênngôi hoàng đế ở Đông Kinh[24], cải niên hiệu làThuận Thiên, đặt quốc hiệu là Đại Việt, đại xá chothiên hạ, đóng đô ở Đông Kinh. Trước đó ông đã chođại hội các tướng và các quan văn võ để xét côngphong thưởng theo từng thứ bậc khác nhau, lấy Thừachỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu, Tư đồ TrầnNguyên Hãn làm Tả Tướng quốc, Khu mật đại sứPhạm Văn Xảo làm Thái bảo… Đối với các địaphương, Lê Lợi áp dụng chế độ quân quản, chia nướclàm năm đạo, đạo đặt vệ quân, vệ đặt chức Tổngquản đứng đầu; ở mỗi đạo còn đặt thêm chức Hànhkhiển để giữ sổ sách ghi chép cả về quân sự và dânsự. Những năm sau đó việc phong chức đặt quan vẫnđược tiến hành rải rác đối với từng người và từng cấpđơn vị, địa phương khác nhau. Đồng thời với việcxây dựng chính quyền trung ương, địa phương, đặtquan, phong chức tước cấp bậc thường là việc làm vàban cấp ấn tín. Song vấn đề này đời Lê Lợi khôngthấy chính sử ghi chép cụ thể.Việc đúc ấn vàng, ấn bạc dùng với ý nghĩa quốc giatrọng đại thời Lê sơ chính thức được bắt đầu từ triềuLê Thái Tông. Sự kiện này đã được chính sử ghi vàonăm Thiệu Bình thứ 2 (1435) đã hoàn thành việc chếtác sáu quả ấn quý.“Tháng 3 ngày mồng 6 ấn báu đã đúc xong. Sai bọnHữu Bật Lê Văn Linh[25] đến Thái miếu làm lễ tấucáo. Sáu ấn đều làm bằng vàng bạc. Ấn Thuận thiênthừa vận chi bảo 順天承運之寶 thì cất đi khôngdùng, chỉ khi nào truyền ngôi mới dùng. Ấn Đại thiênhành hóa chi bảo 大天行化之寶 khi nào đi đánh dẹpmới dùng. ấn Chế cáo chi bảo 制告之寶 thì dùng khiban chế chiếu. Ấn Sắc mệnh chi bảo 敕命之寶 thìdùng khi có sắc dụ và hiệu lệnh thưởng phạt, cùngcác việc lớn. Ấn Ngự tiền chi bảo 御前之寶 thì dùngđóng vào giấy tờ sổ sách. Ấn Ngự tiền tiểu bảo御前小寶 thì dùng khi có việc cơ mật. Nhưng chínhsự thì còn dùng ấn bằng ngà, chưa dùng đến ấn mớiđúc”[26]. Nhìn từ góc độ lịch sử cho thấy Lê TháiTông đã tiến hành củng cố và xây dựng chính quyềntừ trung ương đến địa phương với những cố gắng tíchcực, được sách sử đánh giá cao: “Vua tư chất sángsuốt… trọng đạo, chuộng Nho, đặt khoa thi chọn kẻsĩ, chế lễ nhạc, rõ chính hình; văn vật rực rỡ đủ cả,đáng khen là vua hiền”[27]. Ông còn cho tổ chức thiHương (ở các đạo) và thi Hội (ở Kinh) và dựng biaghi tên các Tiến sĩ v.v… Việc cho đúc các Bảo ấnvàng để dùng với ý nghĩa quốc gia trọng đại cũngnằm trong “chính hình rõ ràng” của Thái Tông khiông lên ngôi mới được hai năm.Trong 6 bảo ấn vàng mà chính sử nêu thì chứng tíchcòn lại ngày nay chỉ tìm thấy ở các ấn Sắc mệnh chibảo in trên sắc phong và Ngự tiền chi bảo còn khắc intrên bia đá, những ấn khác không còn dấu tích gì. Vềấn Thuận thiên thừa vận chi bảo sau này được nhắctới trong một vài cuốn sách với mục đích để nâng caovai trò vị trí của ấn quý, gươm báu của một vươngtriều có công đuổi xâm lược giành lại đất nước.Triều đình Lê sơ từ Lê Thái Tổ (1428-1433) bắt đầuxây dựng chính quyền, đến đời Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459) rồi Lê Nghi Dân(1459-1460) đã tiếp tục xây dựng và củng cố chínhquyền. Mô phỏng thể chế phong kiến Lý - Trần, thambác thể chế nhà Đường - Tống Trung Quốc, nhà Lêsơ đặt Tể tướng[28], lập tam Sảnh[29] gồm Thượngthư sảnh, Trung thư sảnh và Môn hạ sảnh. Đây lànhững cơ quan cao nhất có quyền hạn rất lớn, có tổchức và ấn tín riêng. Nhà Lê sơ còn đặt cơ quanHoàng môn sảnh là nơi giữ Bảo ấn của vua và phụgiúp Môn hạ sảnh, đồng thời còn đặt cơ quan kiểmsát gồm lục Khoa và Ngự sử đài[30] cùng Nội mậtviện[31], nhưng cơ cấu chính quyền trung ương giaiđoạn này không đặt hệ thống lục Bộ. Lê Thái Tổ chỉđặt ra 3 Bộ là bộ Lại, bộ Lễ và bộ Dân (tức bộ Hộ),trải đến đời Lê Nghi Dân (1460) mới lập lục Bộ là:bộ Lại, bộ Hộ, bộ Lễ, bộ Binh, bộ Hình, bộ Công vàđặt chức Thượng thư đứng đầu mỗi Bộ.Tổ chức chính quyền địa phương giai đoạn này cũngđược coi trọng, cả nước được chia làm 5 đạo, 6 trấnvà 14 lộ. Được cấp đạo, trấn là chính quyền cấp lộ,dưới lộ là châu, dưới châu là huyện và cấp cơ sở dướihuyện là xã. Giai đoạn này chế độ hành chính đã dầndần thay thế chế độ quân quản: Văn bản cổ có niênđại năm Đại Hòa thứ 7 (1449) đời Lê Nhân Tông cóghi tên chức quan Tán trị thừa Chánh sứ ty của châuHóa, lộ Thuận Hóa có hình dấu kiềm được giới thiệuở mục sau là tư liệu quý hiếm nói về giai đoạn đầu Lêsơ.Năm 1460 Lê Thánh Tông lên ngôi bắt đầu cho mộttriều đại thịnh trị của giai đoạn phong kiến Lê sơ. Vớicông cuộc cải cách hành chính quy mô và đồng bộ từtrung ương xuống địa phương, từ lực lượng quân độiđến các cơ quan dân sự, nhà nước trung ương tậpquyền vương triều này đạt đến mức hoàn bị. Về lậppháp, đây là triều đại cho ra đời bộ luật Hồng Đứcnổi tiếng có nhiều điểm tiến ...