Ấn chương Việt Nam - KẾT LUẬN
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 216.64 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
1. Nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX gắn bó mật thiết với Hoàng đế và thiết chế tổ chức hành chính từ trung ương xuống địa phương của các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn. Ấn chương biểu thị quyền lực của Hoàng đế, của chính quyền các cấp, của mọi cơ quan và đơn vị quân đội và mang tính pháp lệnh quốc gia. Ngay khi lên ngôi từ Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông đến Gia Long, Minh Mệnh thời Nguyễn song...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - KẾT LUẬN Ấn chương Việt Nam - KẾT LUẬN1.Nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX gắn bó mật thiết vớiHoàng đế và thiết chế tổ chức hành chính từ trung ương xuống địa phương của các triềuđại phong kiến Việt Nam từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn. Ấn chương biểu thị quyền lựccủa Hoàng đế, của chính quyền các cấp, của mọi cơ quan và đơn vị quân đội và mangtính pháp lệnh quốc gia.Ngay khi lên ngôi từ Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông đến Gia Long, Minh Mệnh thời Nguyễnsong song với việc ban hành chiếu sắc chính sự là việc ra chỉ dụ chế tác và sử dụng BảoT ỷ cùng các loại ấn chương khác. Mỗi một Bảo, Tỷ, Ấn, Chương, Quan phòng, Đồ kýv.v… đều có cách sử dụng riêng và dùng cho một loại văn thư chỉ định. Các Bảo ấn Chếcáo chi bảo, Sắc mệnh chi bảo, Ngự tiền chi bảo v.v… với chức năng riêng biệt được duytrì từ đầu thời Lê sơ đến hết thời Nguyễn là điển hình của tính lịch sử kế thừa ấn chươngqua năm triều đại. Bảo ấn Tiên nhu chi bảo dùng đóng trên sắc phong thời Tây S ơn mangnét đặc thù riêng của Bảo Tỷ Việt Nam. Ngọc Tỷ Đại Nam thiên tử chi tỷ đời MinhMệnh dùng đóng trên các văn kiện ban sắc thư cho người nước ngoài, đã vượt ra ngoàitính chất nội trị mang ý nghĩa trên trường quốc tế. Quốc hiệu “Đại Nam” đã được khắctrên mặt ấn ngọc biểu thị tư tưởng quốc gia độc lập và ý thức tự hào dân tộc.Công cuộc cải cách hành chính triều Lê Thánh Tông và triều Minh Mệnh từ trung ươngxuống địa phương đều dẫn đến sự thay đổi về ấn chương. Những cơ quan mới thành lập,chức năng mới được bổ nhiệm sẽ được ban cấp một loại ấn tín mới; hoặc việc thay đổichức vụ cấp bậc của một văn quan hay võ tướng cũng đều có sự thay đối ấn chương, ấnmới với tên gọi mới sẽ thay thế cho ấn cũ.Cải cách hành chính ở địa phương cũng là cuộc cải cách ấn chương tại địa phương. ĐờiLê Thánh Tông khi chia đất nước thành 12 đạo Thừa tuyên, đổi chức Lộ An phủ sứ làmTri phủ là việc ban ra ấn Tri phủ thay cho ấn An phủ sứ. Đời Minh Mệnh, sự chấm hếtcủa Chương và Tín Chương cũng là sự định hình hoàn toàn của ấn, Quan phòng khi giaiđoạn tản quyền chấm dứt năm 1832. Ấn Đồ ký ng ày thêm hoàn thiện khi chính quyền cấpphủ, phân phủ, huyện, châu đã thành công trong cải cách. Kiềm ký ra đời khi nhà Nguyễncho thiết lập các cửa thành, cửa khẩu, cửa biển, đồn trạm. Ký Triện của Tổng, Lý đã nằmtrong quy chế ở thời kỳ mà cải cách hành chính ở phủ, huyện đã hoàn thành. Sự thay đổivà hoàn chỉnh ấn, Quan phòng cùng Đồ ký trong binh chế quân đội góp phần không nhỏtrong nghiên cứu hệ thống ấn chương. Việc hoàn thiện và ổn định dần của ấn chương đờiMinh Mệnh đã đưa tính tự do của Tín Ký vào trong quy chế chung.Mỗi loại hình ấn, từ Bảo Tỷ của Hoàng đế xuống đến Ký Triện của Tổng, Lý đều biểu thịcho quyền lực. Với Bảo Tỷ là tượng trưng của đế quyền đại diện cho một quốc gia, mộtdân tộc. Với Tổng, Lý là quyền lực bất khả kháng của chính quyền xã thôn, việc tuân thủlà tuyệt đối và như một định luật bất biến. Tính pháp quyền của ấn chương ở đây đượccác Hoàng đế từ thời Lê sơ đến Nguyễn giương cao bằng những chỉ dụ mà chính sử phảighi lại. Nó phù hợp với chế độ quân chủ chuyên chế, tư tưởng chính trị đề cao pháp trị vàđộc tôn Nho giáo nhất là trong thời Nguyễn.Sự phát triển và hoàn thiện của ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIXđã tác động tích cực trở lại đối với công cuộc cải cách hành chính, củng cố chế độ trungương tập quyền của các vương triều từ Lê sơ đến Nguyễn. Biến cố 1885, người Phápchính thức đặt quyền bảo hộ, cũng là lúc chính thể nhà Nguyễn suy sụp, điều đó đã khiếncho hệ thống ấn chương mất mát nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng.2.Nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX là nghiên cứu vănbản Hán Nôm. Mỗi hình dấu là một văn bản Hán Nôm hoàn thiện, văn bản này đứng độclập hoặc nằm trong một văn bản Hán Nôm khác. Đây là đặc thù riêng mà chỉ có ở loạihình ấn dấu.Mỗi hiện vật ấn chương sẽ cho ra đời văn bản Hán Nôm, đây được coi là một văn bảnhoàn thiện và trung thành nhất. Việc phiên chữ Triện ra chữ Chân của Hán tự trong dấu làthao tác đầu tiên và tất yếu của người nghiên cứu ấn chương. Chữ ở ấn dấu từ thời Lê sơđến triều Gia Long thời Nguyễn có nét khắc vuông vức uốn nhiều nét, nên khó phiên giải.Từ đời Minh Mệnh trở đi, chữ Triện trong dấu nét khắc mềm và ngắn hơn, ở nhiều hìnhdấu tự dạng gần như chữ Lệ nên việc phiên giải có thuận lợi.Việc phiên giải trước hết phải xác định ấn dấu đó thuộc loại hình nào (Bảo Tỷ, ấn hayQuan phòng…), thuộc tổ chứcnào (lục Bộ, quân đội hay chính quyền địa phương…) và ởthời kỳ nào (Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn hay Nguyễn). Có những chữ Triện vớinhiều kiểu viết khác nhau ở các loại hình ấn khác nhau, thậm chí cùng trong một loạihình ấn thực sự đã gây khó khăn trong việc phiên giải. Đơn giản như một chữ ấn (印)trong dấu cũng có tới vài chục kiểu viết khác nhau. Ở những hình dấu độc lập, công tácvăn bản phiên giải khó hơn dấu in trên văn bản Hán Nôm. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ấn chương Việt Nam - KẾT LUẬN Ấn chương Việt Nam - KẾT LUẬN1.Nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX gắn bó mật thiết vớiHoàng đế và thiết chế tổ chức hành chính từ trung ương xuống địa phương của các triềuđại phong kiến Việt Nam từ thời Lê sơ đến thời Nguyễn. Ấn chương biểu thị quyền lựccủa Hoàng đế, của chính quyền các cấp, của mọi cơ quan và đơn vị quân đội và mangtính pháp lệnh quốc gia.Ngay khi lên ngôi từ Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông đến Gia Long, Minh Mệnh thời Nguyễnsong song với việc ban hành chiếu sắc chính sự là việc ra chỉ dụ chế tác và sử dụng BảoT ỷ cùng các loại ấn chương khác. Mỗi một Bảo, Tỷ, Ấn, Chương, Quan phòng, Đồ kýv.v… đều có cách sử dụng riêng và dùng cho một loại văn thư chỉ định. Các Bảo ấn Chếcáo chi bảo, Sắc mệnh chi bảo, Ngự tiền chi bảo v.v… với chức năng riêng biệt được duytrì từ đầu thời Lê sơ đến hết thời Nguyễn là điển hình của tính lịch sử kế thừa ấn chươngqua năm triều đại. Bảo ấn Tiên nhu chi bảo dùng đóng trên sắc phong thời Tây S ơn mangnét đặc thù riêng của Bảo Tỷ Việt Nam. Ngọc Tỷ Đại Nam thiên tử chi tỷ đời MinhMệnh dùng đóng trên các văn kiện ban sắc thư cho người nước ngoài, đã vượt ra ngoàitính chất nội trị mang ý nghĩa trên trường quốc tế. Quốc hiệu “Đại Nam” đã được khắctrên mặt ấn ngọc biểu thị tư tưởng quốc gia độc lập và ý thức tự hào dân tộc.Công cuộc cải cách hành chính triều Lê Thánh Tông và triều Minh Mệnh từ trung ươngxuống địa phương đều dẫn đến sự thay đổi về ấn chương. Những cơ quan mới thành lập,chức năng mới được bổ nhiệm sẽ được ban cấp một loại ấn tín mới; hoặc việc thay đổichức vụ cấp bậc của một văn quan hay võ tướng cũng đều có sự thay đối ấn chương, ấnmới với tên gọi mới sẽ thay thế cho ấn cũ.Cải cách hành chính ở địa phương cũng là cuộc cải cách ấn chương tại địa phương. ĐờiLê Thánh Tông khi chia đất nước thành 12 đạo Thừa tuyên, đổi chức Lộ An phủ sứ làmTri phủ là việc ban ra ấn Tri phủ thay cho ấn An phủ sứ. Đời Minh Mệnh, sự chấm hếtcủa Chương và Tín Chương cũng là sự định hình hoàn toàn của ấn, Quan phòng khi giaiđoạn tản quyền chấm dứt năm 1832. Ấn Đồ ký ng ày thêm hoàn thiện khi chính quyền cấpphủ, phân phủ, huyện, châu đã thành công trong cải cách. Kiềm ký ra đời khi nhà Nguyễncho thiết lập các cửa thành, cửa khẩu, cửa biển, đồn trạm. Ký Triện của Tổng, Lý đã nằmtrong quy chế ở thời kỳ mà cải cách hành chính ở phủ, huyện đã hoàn thành. Sự thay đổivà hoàn chỉnh ấn, Quan phòng cùng Đồ ký trong binh chế quân đội góp phần không nhỏtrong nghiên cứu hệ thống ấn chương. Việc hoàn thiện và ổn định dần của ấn chương đờiMinh Mệnh đã đưa tính tự do của Tín Ký vào trong quy chế chung.Mỗi loại hình ấn, từ Bảo Tỷ của Hoàng đế xuống đến Ký Triện của Tổng, Lý đều biểu thịcho quyền lực. Với Bảo Tỷ là tượng trưng của đế quyền đại diện cho một quốc gia, mộtdân tộc. Với Tổng, Lý là quyền lực bất khả kháng của chính quyền xã thôn, việc tuân thủlà tuyệt đối và như một định luật bất biến. Tính pháp quyền của ấn chương ở đây đượccác Hoàng đế từ thời Lê sơ đến Nguyễn giương cao bằng những chỉ dụ mà chính sử phảighi lại. Nó phù hợp với chế độ quân chủ chuyên chế, tư tưởng chính trị đề cao pháp trị vàđộc tôn Nho giáo nhất là trong thời Nguyễn.Sự phát triển và hoàn thiện của ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIXđã tác động tích cực trở lại đối với công cuộc cải cách hành chính, củng cố chế độ trungương tập quyền của các vương triều từ Lê sơ đến Nguyễn. Biến cố 1885, người Phápchính thức đặt quyền bảo hộ, cũng là lúc chính thể nhà Nguyễn suy sụp, điều đó đã khiếncho hệ thống ấn chương mất mát nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng.2.Nghiên cứu ấn chương Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX là nghiên cứu vănbản Hán Nôm. Mỗi hình dấu là một văn bản Hán Nôm hoàn thiện, văn bản này đứng độclập hoặc nằm trong một văn bản Hán Nôm khác. Đây là đặc thù riêng mà chỉ có ở loạihình ấn dấu.Mỗi hiện vật ấn chương sẽ cho ra đời văn bản Hán Nôm, đây được coi là một văn bảnhoàn thiện và trung thành nhất. Việc phiên chữ Triện ra chữ Chân của Hán tự trong dấu làthao tác đầu tiên và tất yếu của người nghiên cứu ấn chương. Chữ ở ấn dấu từ thời Lê sơđến triều Gia Long thời Nguyễn có nét khắc vuông vức uốn nhiều nét, nên khó phiên giải.Từ đời Minh Mệnh trở đi, chữ Triện trong dấu nét khắc mềm và ngắn hơn, ở nhiều hìnhdấu tự dạng gần như chữ Lệ nên việc phiên giải có thuận lợi.Việc phiên giải trước hết phải xác định ấn dấu đó thuộc loại hình nào (Bảo Tỷ, ấn hayQuan phòng…), thuộc tổ chứcnào (lục Bộ, quân đội hay chính quyền địa phương…) và ởthời kỳ nào (Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Tây Sơn hay Nguyễn). Có những chữ Triện vớinhiều kiểu viết khác nhau ở các loại hình ấn khác nhau, thậm chí cùng trong một loạihình ấn thực sự đã gây khó khăn trong việc phiên giải. Đơn giản như một chữ ấn (印)trong dấu cũng có tới vài chục kiểu viết khác nhau. Ở những hình dấu độc lập, công tácvăn bản phiên giải khó hơn dấu in trên văn bản Hán Nôm. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ấn chương Việt Nam di tích lịch sử lịch sử văn hóa việt nam tài liệu lịch sử kiến thức lịch sửTài liệu có liên quan:
-
BÀI GIẢNG KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN - TS. NGUYỄN VĂN LỊCH - 5
23 trang 228 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 137 0 0 -
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Bảo tàng học: Tìm hiểu di tích đình Đỗ Lâm Thượng
11 trang 118 0 0 -
Lịch sử văn minh thế giới: Thành tựu văn minh Ả Rập
27 trang 102 1 0 -
82 trang 86 0 0
-
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 5
24 trang 79 0 0 -
GIÁO TRÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC - TS. NGUYỄN ĐỨC BÁCH - 8
18 trang 78 0 0 -
CẨM NANG NGÂN HÀNG - MBA. MẠC QUANG HUY - 4
11 trang 60 0 0 -
GIÁO TRÌNH TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - LƯU THÔNG TIỀN TỆ - THS. TRẦN ÁI KẾT - 1
24 trang 60 0 0 -
86 trang 58 0 0