Danh mục tài liệu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 5

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 577.56 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Huống chi kẻ ấy mượn cớ đó để lấp liếm dấu vết lười nhác, biếng trễ, chẳng chuyên chú thật tu, chỉ là “bàn xuông, tranh cao”, đến khi nghiệp báo đã chín muồi, Diêm lão (vua Diêm La) sẽ dâng đồ cúng dường tối thượng cho kẻ “hết thảy chẳng chấp, hết thảy đều là không” ấy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 5Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 141nói giọng cao xa “chán nghe chuyện nhân quả báo ứng và pháp siênggắng tu trì”, chỉ lấy “hết thảy đều là không, hết thảy chẳng chấp” làmbùa hộ thân, chẳng biết đã chấp “hết thảy đều là không, hết thảy chẳngchấp” thì đã chẳng phải là ý nghĩa “hết thảy đều là không, hết thảychẳng chấp” rồi! Huống chi kẻ ấy mượn cớ đó để lấp liếm dấu vết lườinhác, biếng trễ, chẳng chuyên chú thật tu, chỉ là “bàn xuông, tranh cao”,đến khi nghiệp báo đã chín muồi, Diêm lão (vua Diêm La) sẽ dâng đồcúng dường tối thượng cho kẻ “hết thảy chẳng chấp, hết thảy đều làkhông” ấy. Không biết trong lúc ấy, [kẻ đó] còn có thể “đều là không,đều chẳng chấp” được hay chăng? Chúng ta nên kính nhi viễn chi đốivới những kẻ ấy, để khỏi phải nhận sự cung kính cúng dường tối thượngcủa Diêm lão vậy!73. Thư trả lời cư sĩ Đường Năng Thành Hôm qua nhận được thư, biết nỗi thảm do thổ phỉ gây ra tại TứXuyên, khôn ngăn người ta phải than dài sườn sượt. Tôi thường nói:“Nhân quả là phương tiện lớn lao để thánh nhân trị thiên hạ, để Phật độchúng sanh”. Từ đời Tống, họ Trình, họ Châu do đọc kinh Đại Thừa nhàPhật, thân cận bậc thiện tri thức Thiền Tông, biết đại khái nghĩa lý “toànsự chính là lý, hết thảy duy tâm”, liền chấp bừa vào ý kiến của chínhmình, chấp lý bỏ sự để làm ra vẻ chính mình kiến thức cao siêu, quá sợngười đời sau biết được [do đâu] họ có được [kiến giải ấy] nên đem lòngđen tối báng Phật, nói nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi do đức Phật đãdạy chính là căn cứ để lừa dối bọn ngu phu ngu phụ tin thờ giáo phápcủa Ngài, chứ thật ra không có chuyện ấy. Con người chết rồi, hình hàiđã mục nát, thần hồn cũng phiêu tán; dẫu có chém, chặt, xay, giã thì lấygì để làm? Lại do thần hồn đã tiêu tan rồi, có ai để thác sanh nữa đây?Từ đấy trở đi, phàm là nhà Nho hễ kẻ nào hiểu biết cao xa thì ai nấy đềulén xem kinh Phật, nhưng đều cực lực báng Phật; kẻ hiểu biết thấp kémbèn hùa theo người khác dấy lên kiến giải điên đảo, từ sống đến chếtchẳng được lợi ích nơi Phật pháp, từ sống đến chết thường tạo nghiệpbáng Phật. Học thuyết của họ Trình, họ Châu vừa được lưu hành thì Nho giavâng giữ như khuôn vàng thước ngọc, còn chuyện họ Trình, họ Châu tráinghịch tiên thánh (thánh nhân Nho giáo) thì cả cõi đời không ai chịu nóiđến! Sau này, nhà Nho nào nói ngược với Trình, Châu sẽ không thểẤn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 142đứng vững được trong khoảng trời đất. Do vậy, nhà Nho chẳng dám nóinhân quả luân hồi, nói ra sẽ bị người ta công kích. Lại muốn sau này lỡra có thành tựu, muốn được dự vào Hương Hiền Từ (miếu thờ bậc hiềntài trong làng) hay trong Văn Miếu, nếu nói đến nhân quả luân hồi thìhai đằng đều tuyệt vọng! Từ đấy, hoàn toàn thủ tiêu căn bản trị quốcbình thiên hạ, cậy xuông vào “chánh tâm thành ý” để trị [thiên hạ]. Phảibiết: Nếu có nhân quả luân hồi thì kẻ chưa thể chánh tâm thành ý vẫngắng sức làm. Không có nhân quả luân hồi thì chỉ có bậc đại hiền mới cóthể chánh tâm thành ý; còn những kẻ khác do không có gì để sợ hãi,không có gì để mong mỏi, lẽ đâu lại khăng khăng chánh tâm thành ý haysao? Trình - Châu đề xướng chánh tâm thành ý là do học được diệu nghĩacủa Phật pháp, nhưng để phô tỏ cái trí của chính mình, bèn ngược ngạocực lực chê trách Phật. Như vậy là họ đã chánh tâm thành ý nơi chỗkhông quan trọng, khẩn yếu, hoàn toàn chẳng mảy may nào chánh tâmthành ý nơi chỗ quan trọng, khẩn yếu lớn lao! Dùng đây để tạo thành cáidanh cho chính mình, di hại cho thiên hạ đời sau. Gần đây tai họa liêntục xảy ra, dân không lẽ sống, đều là do chất độc của học thuyết TốngNho bạo phát, ông có biết hay chăng? Niệm Phật, tụng kinh thì lấy sự chí thành làm gốc, có xướng tán haykhông chẳng quan hệ gì! Còn với chuyện tụng một quyển kinh Pháp Hoa,rất tốt, nhưng đối với người bận bịu và già cả, hãy nên thường tụng TịnhĐộ Ngũ Kinh thì sẽ hiểu biết đại lược nguyên do của pháp môn Tịnh Độ.Niệm Phật thì phải trong tâm niệm cho rành rẽ, miệng niệm cho rành rẽ,tai nghe cho rành rẽ, từ sáng đến tối niệm thì từ sáng đến tối nghe, so vớinhững kẻ tham niệm nhiều, tham niệm nhanh nhưng hồ đồ không rõ ràng,công hiệu khác xa lắm! Nay gởi cho ông một gói Tịnh Độ Ngũ Kinh, aicó lòng tin, có thể cung kính thì tặng cho họ những cuốn còn dư ra. Chớdùng cách đọc sách Nho để xem kinh Phật thì mới được lợi ích, tránhkhỏi tội khiên. Nếu không, cái tội khinh nhờn sẽ lớn hơn công đức đọctụng đấy!74. Thư trả lời cư sĩ Tịnh Chi(năm Dân Quốc 25 - 1936)Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 143 Buổi tối hôm trước nhận được thư, do mục lực không đủ nên chẳngxem được. Trong hai ngày nay lại do phải lo toan chuyện khác khôngrảnh rỗi nên quên mất. Buổi chiều, ngẫu nhiên kiểm thấy mới biết làmuốn thỉnh sách và có gởi chi phí cho Quang, liền bảo Hoằng Hóa Xãgởi sách theo đúng số lượ ...