Danh mục tài liệu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 6

Số trang: 35      Loại file: pdf      Dung lượng: 562.29 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quang già rồi, không có tinh thần để khai thị. Do ông đề xướng pháp môn Tịnh Độ nên nay gởi cho ông Tịnh Độ Thập Yếu, Phật Học Cứu Kiếp Biên và bức thư dài (tức Một Lá Thư Gởi Khắp). Y theo đó tu trì sẽ tự được lợi ích thật sự. Nhưng đã đề xướng Phật học, ắt phải chú trọng đến pháp niệm Phật cầu sanh Tây Phương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN (Quyển Thượng) Phần 6 Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 176 lúc lễ bái! Hễ theo đại chúng thì không thể chẳng dùng, còn tự hành thì dùng hay không tùy ý ta. Tăng còn như thế huống gì là cư sĩ ư? 88. Thư trả lời cư sĩ Lương Huệ Đống (năm Dân Quốc 21- 1932) Quang già rồi, không có tinh thần để khai thị. Do ông đề xướng pháp môn Tịnh Độ nên nay gởi cho ông Tịnh Độ Thập Yếu, Phật Học Cứu Kiếp Biên và bức thư dài (tức Một Lá Thư Gởi Khắp). Y theo đó tu trì sẽ tự được lợi ích thật sự. Nhưng đã đề xướng Phật học, ắt phải chú trọng đến pháp niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Nếu không, chỉ là gieo thiện căn, chẳng thể liễu sanh tử ngay trong đời này! Hơn nữa, tại quý địa, ngoại đạo rất đông, bất luận là loại ngoại đạo nào, đều chớ nên tu trì theo pháp của chúng. Nếu học Phật mà vẫn tu pháp ngoại đạo sẽ trở thành cái tội hoại loạn Phật pháp, gây lầm lạc, nghi ngờ cho chúng sanh. Đã học Phật pháp ắt phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, kiêng giết, bảo vệ sanh mạng, tín nguyện niệm Phật, quyết định cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Dùng những điều ấy để tự hành, dạy người, ngõ hầu trong là gia đình, quyến thuộc, ngoài là hết thảy những ai hữu duyên đều cùng tu pháp này, cùng hưởng lợi ích này. Nay đặt pháp danh cho ông là Huệ Đống, nghĩa là dùng trí huệ của Phật để làm rường cột cho cõi đời, ngõ hầu những người cô đơn không nơi nương tựa cùng được nương nhờ, che chở dưới mái nhà Phật pháp lớn lao này. Nếu chịu nhìn vào danh, nghĩ tới nghĩa sẽ chẳng bỏ uổng đời này và dịp gặp gỡ này. Hơn nữa, những điều nói trong bức thư dài đều là những chuyện thiết yếu. Khi sanh nở niệm thánh hiệu Quán Âm thật sự là chuyện quan trọng bậc nhất trong đời người, hãy nên bảo với hết thảy mọi người thì sau này chẳng những không phải chịu nỗi nguy hiểm đau khổ mà con cái sanh ra còn được yên vui, không có các tai ương. Tiếc rằng người đời không biết, nên đến nỗi thường chịu khổ sở chẳng kham, hoặc đến nỗi cả mẹ lẫn con đều chết, đáng buồn thay! “triển cụ” trong khi lễ bái, nhất là khi cử hành các pháp sự lớn như Diệm Khẩu, Thủy Lục, Trai Tăng, Truyền Giới. Ở đây, Tổ có ý chê tọa cụ bị dùng sai mục đích, cũng như khuyên ông Thái Tích Đỉnh đừng chấp trước cứ nhất thiết phải đắp y, triển cụ trong khi lễ bái. Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 177 Tịnh Độ Thập Yếu là sách quan trọng nhất trong pháp môn Tịnh Độ. Bản ấn hành lần này lại thêm vào mấy cuốn sách quan trọng, mấy bài văn thiết yếu. Có được cuốn sách này y theo đó tu trì, ví như mặt trời rực rỡ giữa trời, đi trên đường lớn của vua, tiến thẳng về phía trước, trọn không lầm lẫn. Những kẻ đứng ngoài cửa thường chẳng cho những điều đã nói trong sách là đúng, liền cầu bí pháp “miệng truyền, tâm trao”. Đây chính là quen thói nghe theo tà thuyết “phải là miệng truyền tâm trao thì mới có thể đắc đạo” của ngoại đạo, rồi tưởng lầm Phật pháp cũng giống như vậy, đáng buồn, đáng đau, chớ nhiễm tà kiến ấy! 89. Thư trả lời cư sĩ Vu Quy Tịnh (năm Dân Quốc 22 - 1933) Muốn học Phật phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành thì mới được. Chẳng thể làm hiền nhân, thiện nhân trong thế gian, làm sao được lợi ích chân thật nơi Phật pháp? Mẹ ông đã ăn chay trường niệm Phật, hãy nên đem tông chỉ Tịnh Độ và những nghĩa lý tu trì quan trọng kể cho mẹ ông nghe, ngõ hầu mẹ lẫn con cùng sanh về Liên Bang. Lại phải đem pháp này nói với khắp hết thảy bạn bè hữu duyên, ngõ hầu mọi người cùng được gội ân giáo hóa của Phật, cùng tu Tịnh nghiệp, cùng sanh về Tây Phương. Ông đã tốt nghiệp, trong cõi đời lúc này tuyệt đối chớ nên xuất gia, huống chi mẹ ông lại không bằng lòng! Ngay cả bế quan cũng không cần! [Nay tôi] vì ông tính kế, ông có thể làm thầy giáo trong trường tư thục, hoặc trông coi sổ sách cho công ty của người khác, đều có thể nhận được một ít lương bổng để sống qua ngày. Nhưng cần phải chuyên cần đọc sách sao cho văn tự thông suốt thì mới nên, chớ có biếng trễ, lười nhác đến nỗi chẳng có thành tựu gì! Pháp danh [của ông] vốn sẵn có hai chữ Quy Tịnh thật hay. Cổ nhân nói: “Túng nhiên sanh đáo Phi Phi Tưởng, bất như Tây Phương quy khứ lai” (Phi Phi Tưởng dẫu được sanh, chớ hề bằng được trở về Tây Phương). Nếu có thể chất phác niệm Phật thì nương theo nguyện thuyền của đức Di Đà, trở về quê hương Cực Lạc Tịnh Độ là điều có thể đoán chắc. Đây chính là điều ngàn kinh muôn luận, đâu đâu cũng chỉ dẫn hướng về. Nếu chẳng trở về đây, chắc chắn sẽ như đứa con nghèo túng, chẳng biết quê cũ, chẳng nhớ cha lành, cam phận lênh đênh quê người, lê la khe rãnh. Nếu chẳng so đo, chẳng bàn đi tính lại, cứ nhất tâm quay Ấn Quang Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư Từ 178 về, mới biết tự tánh vốn sẵn thanh tịnh, còn có chỗ nào để cầu tướng quay về và tướng tịnh nữa ...