Danh mục tài liệu

Ăn tía tô, chữa hơn mười bệnh

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.13 KB      Lượt xem: 2      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi (Lamiaceae) là cây thảo, cao 0,5-1m.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ăn tía tô, chữa hơn mười bệnh Ăn tía tô, chữa hơn mười bệnh Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợp bệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens Britt, họ hoa môi(Lamiaceae) là cây thảo, cao 0,5-1m. Lá mọc đối, mép khía răng,mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục cólông nhám.Tía tô (shiso) trong tiếng Nhật có nghĩa là “cây tím làm hồi sinh”và được dân tộc này sử dụng từ rất lâu. Tía tô có tính ấm, vị cay,không độc, hương vị là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quếvà the mát sát khuẩn. Lá dùng làm gia vị rất phổ biến, đồng thời làvị thuốc rất hay dùng để trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống và thuốchạ khí, cành làm thuốc an thai. Trường hợp không có thì dùng thaythế cho nhau cũng được.Theo tạp chí Newly revised Makinos new illustrated flora of Japanthì tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô bằng cách chưng cất hơi nước baogồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy thuộc vàoloài. Dầu tía tô được sử dụng như một loại dầu ăn có giá trị nhiềuhơn cho lợi ích y học so với hương vị của nó. Nhiều nhất, chiếmkhoảng 50-60% dầu, là perillaldehyde tạo nên mùi thơm và hươngvị của tía tô, được sử dụng như một chất ngọt nhân tạo ở Nhật. Dầuép từ tía tô chứa 40% dầu bão hòa đa (60% acid linolénic, 15%A.linoléic, 15% A.oléic).Trong ẩm thực, tía tô do có tính chống dị ứng nên được sử dụngchung với cua hay hải sản. Tía tô là vị thuốc được y dược học đôngphương xếp vào loại làm cho xuất mồ hôi, thuộc các trường hợpbệnh do cảm lạnh, cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt.Trong y học cổ truyền Trung Quốc, tía tô được dùng như một vịthuốc để tạo hưng phấn, trị cảm, nhức mỏi, ho suyễn. Hạt chứa tinhdầu có tính bốc hơi, giúp bảo quản và khử trùng thức ăn. Khi tráigió trở trời, tô cháo giải cảm thật nóng, thật cay, thơm mùi rau tíatô tỏ ra rất hiệu quả.Ngoài nấu cháo hoặc xông hơi giải cảm thì tía tô còn được sử dụngtrong các trường hợp như: chữa ho, hen, đàm suyễn tức ngực, khóthở; chữa thương hàn, ho suyễn; người lớn tuổi hay thở suyễn, đuốihơi; trẻ em ho nhiều thở gấp, mặt tím tái; người già ho nhiều đờmđặc, khó thở (viêm phế quản mãn tính); rối loạn tiêu hóa; ngộ độcthức ăn; táo bón ở người già suy nhược...Do cây tía tô phát triển tốt trong môi trường nắng và ẩm nên nhiềungười đã dùng tía tô làm cây kiểng trang trí.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: