Danh mục tài liệu

Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến bệnh greening trên cây có múi ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 912.48 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh greening xuất hiện và gây hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng cây có múi trên thế giới. Nghiên cứu này đánh giá mối tương quan của các yếu tố khí tượng đến sự phát sinh, gây hại của bệnh greening trên cây có múi tại địa bàn nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng đến bệnh greening trên cây có múi ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 131, Số 3A, 2022, Tr. 165–176, DOI: 10.26459/hueunijard.v131i3A.6401 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ KHÍ TƯỢNG ĐẾN BỆNH GREENING TRÊN CÂY CÓ MÚI Ở HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG Nguyễn Văn Hồng1, Lê Thanh Toàn2, Phan Thị Anh Thơ3 * 1 Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu, 19 Nguyễn Thị Minh Khai, Tp. HCM, Việt Nam 2 Trường Đại học Cần Thơ, Đường 3/2, Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ, Việt Nam 3 Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, 8 Mạc Đỉnh Chi, Tp. HCM, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Phan Thị Anh Thơ (Ngày nhận bài: 22-6-2021; Ngày chấp nhận đăng: 8-7-2021)Tóm tắt. Bệnh greening xuất hiện và gây hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vực trồng cây có múi trên thếgiới. Nghiên cứu này đánh giá mối tương quan của các yếu tố khí tượng đến sự phát sinh, gây hại của bệnhgreening trên cây có múi tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy một số yếu tố khí tượng gồm nhiệt độkhông khí cực đại, nhiệt độ trung bình, nhiệt độ cực tiểu, độ ẩm không khí cực đại, độ ẩm trung bình, độẩm cực tiểu, lượng mưa và số giờ nắng có sự ảnh hưởng đến tỷ lệ diện tích cây có múi bị bệnh greening vớihệ số tương quan cực đại dao động trong khoảng 0,32–0,68. Trong đó, ba yếu tố độ ẩm cực tiểu, nhiệt độcực đại và độ ẩm cực đại đóng vai trò rất quan trọng cho việc dự báo sự xuất hiện của bệnh greening. Dođó, các yếu tố khí tượng trên cần được ưu tiên xem xét trong quản lý bệnh greening hại cây có múi.Từ khóa: bệnh greening, độ ẩm, lượng mưa, nhiệt độ, số giờ nắng Impact of meteorological factors on citrus greening in Chau Thanh district, Hau Giang province Nguyen Van Hong1, Le Thanh Toan2, Phan Thi Anh Tho3 *1 Sub-institute of Hydrometeorology and Climate change, 19 Nguyen Thi Minh Khai St., Hochiminh City, Vietnam 2 Southern Hydrometeorology Center of Viet Nam, 8 Mac Dinh Chi St., Hochiminh City, Vietnam 3 Can Tho University, 3/2 St., Can Tho City, Vietnam * Correspondence to Phan Thi Anh Tho (Submitted: Jun 22, 2021; Accepted: July 8, 2021)Nguyễn Văn Hồng và CS. Tập 131, Số 3A, 2022Abstract. Citrus greening occurs and causes devastative damage in major citrus cultivating areasworldwide. This paper assesses the correlations between the meteorology factors and the occurrence anddamage of citrus greening at the study site. The meteorology factors, including maximum, average, andminimum air temperature, maximum, average, and minimum air humidity, precipitation, and sunny hourssubstantially affect the percentage of infected citrus-cultivated areas with the highest correlation coefficientranging from 0.32 to 0.68. The minimum air humidity, maximum air temperature, and maximum airhumidity play an essential role in predicting citrus greening occurrence and damage. Therefore, these factorsshould be given priority in managing citrus greening.Keywords: citrus greening, humidity, precipitation, sunny hour, temperature1 Đặt vấn đề Bệnh greening (vàng lá gân xanh) xuất hiện và gây hại nghiêm trọng ở hầu hết các khu vựctrồng cây có múi (citrus) trên thế giới [1–3]. Tác nhân gây bệnh này gồm ba dòng vi khuẩn làCandidatus Liberibacter asiaticus (Las), Candidatus Liberibacter africanus (Laf) và CandidatusLiberibacter americanus (Lam), trong đó Las là dòng phổ biến và gây hại nhiều nhất cho cây có múiở châu Á [1]. Mầm bệnh lan truyền qua rầy chổng cánh (Diaphorina citri) [4]. Mặt khác, có nhiềubiện pháp phòng trừ bệnh greening cũng như rầy chổng cánh bao gồm sử dụng nhiệt độ cao,thuốc trừ vi khuẩn gây bệnh, thuốc trừ côn trùng môi giới, hoạt chất giúp gia tăng tính chốngchịu ở cây có múi, lai tạo giống cây có múi có khả năng chống chịu bệnh greening [5, 6]. Bên cạnhđó, các yếu tố khí tượng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự xuất hiện bệnh greening. Cụ thể,tỉ lệ cây mắc bệnh greening có mối tương quan thuận với nhiệt độ cực đại, nhiệt độ cực tiểu vàlượng mưa. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh này tương quan nghịch với độ ẩm không khí. Mật số rầy chổngcánh có mối tư ...