Danh mục

ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN TỐC ĐỘ LỌC TẢO, CHỈ SỐ ĐỘ BÉO VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 317.32 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng kết hợp của các mức nhiệt độ (28,32 và 34oC) và độ mặn (10, 20 và 30‰) đến tốc độ lọc tảo, chỉ số độ béo và tỷ lệ sốngcủa nghêu Bến Tre ở các kích cỡ khác nhau là nghêu nhỏ (SL:14,71±0,39mm); nghêutrung (SL:23,15±0,31mm) và nghêu lớn (SL:36,03±0,69mm). Nghêu được nuôi trong bểcomposite thể tích 200 lít và được cho ăn bằng tảo Chlorella sp. từ hệ thống nước xanhcá rô phi với mật độ tảo ~300.000 tb/ml. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi nuôi nghêu ở độmặn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN TỐC ĐỘ LỌC TẢO, CHỈ SỐ ĐỘ BÉO VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA)Tạp chí Khoa học 2012:23b 265-271 Trường Đại học Cần ThơẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN TỐC ĐỘLỌC TẢO, CHỈ SỐ ĐỘ BÉO VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA NGHÊU (MERETRIX LYRATA) Ngô Thị Thu Thảo1và Lâm Thị Quang Mẫn2 ABSTRACTThis study was conducted to evaluate the combined effects of different temperatures (28,32 and 34oC) and salinities (10, 20 and 30‰) on the algal clearance rate, conditionindex and survival rate of clam Meretrix lyrata at different sizes: small (SL:14.71±0.39mm); medium (SL: 23.15±0.31mm) and large (SL: 36.03±0.69mm). Clamswere cultured in 200-liter composite tank and were fed daily with algae diets consist ofChlorella sp. from Tilapia green water system at the density of 300,000 cells/ml. After 30days of experiment, clams were cultured at salinity of 30‰ and temperature of 34oCshowed highest mortality (40%, 62.2% and 100% coresponding to small, medium andlarge clams). In contrast, the highest survival rates were obtained at temperature of 28oCand salinity of 10‰ (100%, 100% and 46.7%, respectively). High temperature togetherhigh salinity significantly reduced the survival of clams at different sizes, especiallymedium and large sizes. This study contributes initial information for the effectivemanagement of farming clam in practices.Keywords: Meretrix lyrata; salinity; temperature; survival rateTitle: Combined effects of salinity and temperature on the algal clearance rate, condition index and survival of clam Meretrix lyrata TÓM TẮTThí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng kết hợp của các mức nhiệt độ (28,32 và 34oC) và độ mặn (10, 20 và 30‰) đến tốc độ lọc tảo, chỉ số độ béo và tỷ lệ sốngcủa nghêu Bến Tre ở các kích cỡ khác nhau là nghêu nhỏ (SL:14,71±0,39mm); nghêutrung (SL:23,15±0,31mm) và nghêu lớn (SL:36,03±0,69mm). Nghêu được nuôi trong bểcomposite thể tích 200 lít và được cho ăn bằng tảo Chlorella sp. từ hệ thống nước xanhcá rô phi với mật độ tảo ~300.000 tb/ml. Kết quả thí nghiệm cho thấy khi nuôi nghêu ở độmặn 30‰ kết hợp với 34oC thì tỷ lệ nghêu chết cao (40%, 62,2% và 100% tương ứng vớicác kích cỡ nghêu nhỏ, trung và lớn). Ngược lại, tỷ lệ sống của nghêu ở các kích cỡ từnhỏ đến lớn đạt cao ở độ mặn 10‰ và nhiệt độ 28oC (100%, 100% và 46,7%). Nhiệt độcùng với độ mặn cao đã làm giảm đáng kể tỷ lệ sống của nghêu ở các loại kích cỡ khácnhau, đặc biệt là nghêu trung và nghêu lớn. Nghiên cứu này góp phần cung cấp dữ liệucho việc quản lý một cách có hiệu quả nghề nuôi nghêu thương phẩm.Từ khóa: nghêu, Meretrix lyrata, nhiệt độ, độ mặn, tỷ lệ sống1 GIỚI THIỆUĐộng vật thân mềm đang trở thành những mặt hàng thủy sản được ưa chuộng trênthế giới. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP),trong hai tháng đầu năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 4.250 tấn động vật thân mềmhai mảnh vỏ, trị giá 12,4 triệu đô-la sang thị trường chung Châu Âu (EU), tăng 3%1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ2 Học viên cao học Nuôi trồng Thủy sản Khóa 16, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ 265Tạp chí Khoa học 2012:23b 265-271 Trường Đại học Cần Thơvề khối lượng và 3,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010. EU là thị trường nhậpkhẩu quan trọng nhất về giá trị, chiếm 68,8% tổng xuất khẩu, tương đương với 7,5triệu đô-la. Trong đó nghêu là đối tượng xuất khẩu chủ yếu. Tuy nhiên, sản lượngnghêu ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa ổn định do thiếu năng lực quản lýtrên qui mô toàn vùng, các nghiên cứu về sinh học, về dịch bệnh và kỹ thuật nuôinghêu vẫn còn hạn chế. Theo Tang et al. (2005) độ mặn đã tác động đáng kể đếntỷ lệ hô hấp và bài tiết của nghêu (Meretrix meretrix). Marta et al. (2007) đã chứngminh độ mặn 34‰ ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tế bào máu vàgiảm sức đề kháng của nghêu Chamelea gallina. Filgueira et al. (2009) nghiên cứutốc độ lọc thức ăn trên vẹm Mytilus galloprovincialis và kết luận rằng khi tiếp xúcvới điều kiện bất lợi thì tốc độ lọc thức ăn là một điều chỉnh sinh lý để tối ưu hóaviệc hấp thu năng lượng. Trong tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sinh họccủa sinh vật vùng triều thì sự kết hợp ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn là quantrọng nhất (Helmuth et al., 2006). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnhhưởng kết hợp của độ mặn và nhiệt độ đến tốc độ lọc thức ăn, chỉ số độ béo và tỷlệ sống của nghêu Meretrix lyrata ở các kích cỡ khác nhau.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Nghêu giốngNghêu giống được thu tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang ởđộ mặn 12‰ và chuyển về trại thực nghiệm Động vật Thân mềm, Khoa Thủy sản,Đại học Cần Thơ. Trước khi bố trí thí nghiệm, nghêu được thuần hóa đến các độmặn là 10, 20, 30‰ trong 20 ngày (1‰/ngày).2.2 Bố trí thí nghiệmNghêu giống ở các kích cỡ nhỏ (dài vỏ: 14,71±0,39mm); loại trung (dài vỏ:23,15±0,31mm) và loại lớn (dài vỏ: 36,03±0,69mm) được bố trí vào bể nuôi vớimật độ tương ứng là 15con/ rổ, đặt trên nền đáy cát dày 20-30cm. Các cá thểnghêu thí nghiệm được bố trí trong bể có thể tích 200L ở các độ mặn 10, 20 và30‰. Trong quá trình thí nghiệm, nghêu ở mỗi độ mặn được duy trì trong3 giờ/ngày ở các mức nhiệt độ tương ứng là: nhiệt độ bình thường (~28 oC), tănglên 32 và 34oC bằng cách sử dụng dụng cụ tăng nhiệt trong các bể riêng biệt, sauđó nhiệt độ trong tất cả các nghiệm thức được giảm về mức bình thường và nghêuđược thả lại trong các bể nuôi. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại, các mức độ mặnkết hợp với nhiệt độ tương ứng của thí nghiệm 2 nhân tố được trình bày trongbảng 1.Bảng 1: Các nghiệm thức, độ mặn và nhiệt độ tương ứng Ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: