Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 142.68 KB
Lượt xem: 76
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Khái niệm cải cách hành chính: Cải cách hành chính là một đòi hỏi tất yếu để xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại và phục vụ nhân dân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay Cải cách hành chính là một đòi hỏi tất yếu để xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại và phục vụ nhân dân. Tuy không nằm trong nội dung tổng thể của chương trình cải cách hành chính, nhưng văn hóa hành chính được coi là yếu tố quan trọng, tác động tích cực đến hiệu quả của cải cách hành chính. Văn hóa hành chính là một hợp phần của văn hóa nói chung và chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộc. Để hiểu rõ hơn về văn hóa hành chính Việt Nam, bài viết xin đề cập đến những ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính ở Việt Nam hiện nay. 1. Một số khái niệm liên quan 1.1 Văn hóa Hiện nay có hàng trăm cách quan niệm khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO (1982), văn hóa được định nghĩa như sau: Trong nghĩa rộng nhất, “văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. 1.2 Văn hóa truyền thống (văn hóa dân tộc) Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mang những nét đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc. Trong quá trình phát triển, văn hóa Việt Nam đã có sự giao thoa, tiếp biến với những nền văn hóa bên ngoài như Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Nga, Hoa Kỳ,… Văn hóa Việt Nam đã tiếp thu những giá trị tiến bộ từ bên ngoài, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của mình. Theo GS.TS Lê Văn Quán (2007), văn hóa truyền thống Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản của văn hóa truyền thống phương Đông: - Cội nguồn văn hóa: là nền văn hóa gốc nông nghiệp; - Môi trường sống: xứ nóng (nhiều mưa), đồng bằng (ẩm thấp); - Lối sống chủ yếu: trồng trọt, định cư, trọng tĩnh, hướng nội, khép kín; - Tư duy nhận thức: tổng hợp, biện chứng (trọng quan hệ), chủ quan, duy linh; - Ứng xử với môi trường tự nhiên: thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên; - Ứng xử với môi trường xã hội: nặng về cộng đồng, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm mềm dẻo, hiếu hòa, trọng tình, trọng đức, trọng phụ nữ, trọng văn; - Tổ chức cộng đồng Việt Nam: linh hoạt, trọng tập thể, ý thức cộng đồng cao. 1.3 Văn hóa hành chính Văn hóa hành chính ra đời rất sớm, gắn với sự xuất hiện của các nền hành chính trong thời kỳ cổ đại ở phương Tây và phương Đông. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, văn hóa hành chính chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều, không xuất hiện một cách trực diện dưới góc độ một thuật ngữ khoa học trong sách báo chuyên ngành. Theo TS. Vũ Anh Tuấn (2009), có thể nhận diện văn hóa hành chính từ một số đặc điểm chủ yếu sau: - Về phạm vi: Văn hóa hành chính là một bộ phận cấu thành của văn hóa và là bộ phận gắn liền với lĩnh vực tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước. - Về cấu trúc: Văn hóa hành chính bao gồm tổng thể các giá trị, niềm tin, trông đợi, truyền thống, tâm lý… được tạo lập và biểu hiện trong các bộ phận cấu thành của nền hành chính như thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức. - Về tính chất: Văn hóa hành chính không phải bất biến mà trái lại, thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh và môi trường xã hội. Sự thay đổi này bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của văn hóa nói chung, của từng nền hành chính nói riêng và của xu thế hội nhập giữa các nền hành chính với nhau trong từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự thay đổi đó rất chậm hoặc khó nhận biết. - Văn hóa hành chính không nhất thiết mang tính đơn nhất, nhất là với các tổ chức có quy mô lớn. Văn hóa hành chính bao gồm nhiều nền văn hóa nhỏ tương ứng với các nhóm nhỏ, các đơn vị công tác trong cơ quan. - Về sự tác động: Văn hóa hành chính có tính quy định, chi phối mạnh mẽ tới tổ chức và hoạt động của toàn bộ nền hành chính thông qua sự tác động đối với thể chế, bộ máy và nhân tố con người trong đó. 2. Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam Văn hóa truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa của tổ chức đó. Geert Hofstede (1980) là tác giả nổi tiếng đầu tiên trong lĩnh vực này đã khám phá những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc tới văn hóa của tổ chức thông qua 5 tiêu chí là: xu hướng về khoảng cách quyền lực, xu hướng cá nhân/tập thể, xu hướng nam giới/nữ giới, xu hướng ổn định/năng động, xu hướng tránh né những bất định. - Khoảng cách quyền lực (Power distance): Tiêu chí này liên quan đến mức độ bình đẳng/bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó. Một quốc gia có điểm khoảng cách quyền lực lớn sẽ chấp nhận và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người, tháp quyền lực cao và nhọn, do đó việc một người muốn di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế. - Chủ nghĩa cá nhân/ tập thể (Invidualism/Collectivism): Xu hướng này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân hay yêu cầu mọi cá nhân phải sống vì tập thể. Tâm lý cá nhân xuất hiện ở những xã hội nơi mỗi người tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, mỗi người tự lo cho mình và quan hệ giữa các cá nhân lỏng lẻo. Tâm lý tập ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam hiện nay Cải cách hành chính là một đòi hỏi tất yếu để xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiện đại và phục vụ nhân dân. Tuy không nằm trong nội dung tổng thể của chương trình cải cách hành chính, nhưng văn hóa hành chính được coi là yếu tố quan trọng, tác động tích cực đến hiệu quả của cải cách hành chính. Văn hóa hành chính là một hợp phần của văn hóa nói chung và chịu ảnh hưởng của văn hóa truyền thống dân tộc. Để hiểu rõ hơn về văn hóa hành chính Việt Nam, bài viết xin đề cập đến những ảnh hưởng của yếu tố văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính ở Việt Nam hiện nay. 1. Một số khái niệm liên quan 1.1 Văn hóa Hiện nay có hàng trăm cách quan niệm khác nhau về văn hóa. Theo UNESCO (1982), văn hóa được định nghĩa như sau: Trong nghĩa rộng nhất, “văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển. 1.2 Văn hóa truyền thống (văn hóa dân tộc) Việt Nam là một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, mang những nét đặc trưng của văn hóa nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc. Trong quá trình phát triển, văn hóa Việt Nam đã có sự giao thoa, tiếp biến với những nền văn hóa bên ngoài như Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Nga, Hoa Kỳ,… Văn hóa Việt Nam đã tiếp thu những giá trị tiến bộ từ bên ngoài, đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa của mình. Theo GS.TS Lê Văn Quán (2007), văn hóa truyền thống Việt Nam mang những đặc điểm cơ bản của văn hóa truyền thống phương Đông: - Cội nguồn văn hóa: là nền văn hóa gốc nông nghiệp; - Môi trường sống: xứ nóng (nhiều mưa), đồng bằng (ẩm thấp); - Lối sống chủ yếu: trồng trọt, định cư, trọng tĩnh, hướng nội, khép kín; - Tư duy nhận thức: tổng hợp, biện chứng (trọng quan hệ), chủ quan, duy linh; - Ứng xử với môi trường tự nhiên: thuận theo tự nhiên, hòa hợp với tự nhiên; - Ứng xử với môi trường xã hội: nặng về cộng đồng, đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm mềm dẻo, hiếu hòa, trọng tình, trọng đức, trọng phụ nữ, trọng văn; - Tổ chức cộng đồng Việt Nam: linh hoạt, trọng tập thể, ý thức cộng đồng cao. 1.3 Văn hóa hành chính Văn hóa hành chính ra đời rất sớm, gắn với sự xuất hiện của các nền hành chính trong thời kỳ cổ đại ở phương Tây và phương Đông. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, văn hóa hành chính chưa được quan tâm, nghiên cứu nhiều, không xuất hiện một cách trực diện dưới góc độ một thuật ngữ khoa học trong sách báo chuyên ngành. Theo TS. Vũ Anh Tuấn (2009), có thể nhận diện văn hóa hành chính từ một số đặc điểm chủ yếu sau: - Về phạm vi: Văn hóa hành chính là một bộ phận cấu thành của văn hóa và là bộ phận gắn liền với lĩnh vực tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước. - Về cấu trúc: Văn hóa hành chính bao gồm tổng thể các giá trị, niềm tin, trông đợi, truyền thống, tâm lý… được tạo lập và biểu hiện trong các bộ phận cấu thành của nền hành chính như thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức. - Về tính chất: Văn hóa hành chính không phải bất biến mà trái lại, thay đổi theo thời gian, theo hoàn cảnh và môi trường xã hội. Sự thay đổi này bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của văn hóa nói chung, của từng nền hành chính nói riêng và của xu thế hội nhập giữa các nền hành chính với nhau trong từng thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự thay đổi đó rất chậm hoặc khó nhận biết. - Văn hóa hành chính không nhất thiết mang tính đơn nhất, nhất là với các tổ chức có quy mô lớn. Văn hóa hành chính bao gồm nhiều nền văn hóa nhỏ tương ứng với các nhóm nhỏ, các đơn vị công tác trong cơ quan. - Về sự tác động: Văn hóa hành chính có tính quy định, chi phối mạnh mẽ tới tổ chức và hoạt động của toàn bộ nền hành chính thông qua sự tác động đối với thể chế, bộ máy và nhân tố con người trong đó. 2. Ảnh hưởng của văn hóa truyền thống đối với văn hóa hành chính Việt Nam Văn hóa truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa của tổ chức đó. Geert Hofstede (1980) là tác giả nổi tiếng đầu tiên trong lĩnh vực này đã khám phá những ảnh hưởng của văn hóa dân tộc tới văn hóa của tổ chức thông qua 5 tiêu chí là: xu hướng về khoảng cách quyền lực, xu hướng cá nhân/tập thể, xu hướng nam giới/nữ giới, xu hướng ổn định/năng động, xu hướng tránh né những bất định. - Khoảng cách quyền lực (Power distance): Tiêu chí này liên quan đến mức độ bình đẳng/bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó. Một quốc gia có điểm khoảng cách quyền lực lớn sẽ chấp nhận và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người, tháp quyền lực cao và nhọn, do đó việc một người muốn di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế. - Chủ nghĩa cá nhân/ tập thể (Invidualism/Collectivism): Xu hướng này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân hay yêu cầu mọi cá nhân phải sống vì tập thể. Tâm lý cá nhân xuất hiện ở những xã hội nơi mỗi người tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, mỗi người tự lo cho mình và quan hệ giữa các cá nhân lỏng lẻo. Tâm lý tập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quản lý hành chính Văn hóa hành chính Văn hóa hành chính Việt Nam Hành chính công Tài liệu hành chính công Tổ chức hành chính côngTài liệu có liên quan:
-
10 trang 242 0 0
-
Quyết định Về việc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý
1 trang 188 0 0 -
22 trang 158 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật tổ chức công sở: Phần 2 - PGS. TSKH Nguyễn Văn Thâm
52 trang 151 0 0 -
Tìm hiểu Pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Phần 1
322 trang 104 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - QUẢN LÝ SỐ SÁCH CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI HÀ TIÊN
106 trang 93 0 0 -
40 trang 89 0 0
-
Một số vấn đề cơ bản về Nhà nước, Quản lý hành chính nhà nước
40 trang 76 0 0 -
Giáo trình Hành chính công: Phần 1 - Học viện Hành Chính
77 trang 74 1 0 -
Báo cáo ' Pháp luật và tập quán trong điều chỉnh quan hệ xã hội'
7 trang 69 0 0