Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương 'liên kết hóa học' - Hóa học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.16 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh đang được lãnh đạo và đông đảo các nhà nghiên cứu giáo dục cũng như cộng đồng giáo viên quan tâm. Từ yêu cầu cần đạt của chương “Liên kết hóa học” của Hóa học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung và kế hoạch dạy học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đã được xây dựng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương “liên kết hóa học” - Hóa học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “LIÊN KẾT HÓA HỌC” - HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI NGUYỄN THANH THỦY1,2 NGUYỄN MINH HẢI2, ĐẶNG THỊ THUẬN AN3 1 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Huế 2 Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh đang được lãnh đạo và đông đảo các nhà nghiên cứu giáo dục cũng như cộng đồng giáo viên quan tâm. Từ yêu cầu cần đạt của chương “Liên kết hóa học” của Hóa học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung và kế hoạch dạy học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đã được chúng tôi xây dựng. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả, khả thi của nội dung và các phương pháp đã áp dụng. Từ khóa: Phương pháp dạy học tích cực, liên kết hóa học, chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, giáo dục nước ta đang “chuyển mình”, đổi mới, để tiếp cận với giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, mục tiêu giáo dục của nước ta là chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Việc dạy học không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức mà cần hướng dẫn cho học sinh học cách đáp ứng hiệu quả, các đòi hỏi liên quan đến môn học và ngoài phạm vi môn học, để chủ động thích ứng với cuộc sống và công việc sau này. Học để có năng lực, để “làm” chứ không chỉ đơn thuần là để “hiểu” và “biết”. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, môn Hóa học là môn học thuộc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân [7]. Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thành công, nhất thiết phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động học một cách tích cực để vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Giáo viên cần hiểu sâu phần nội dung kiến thức đảm nhận [3]. Thực tế cho thấy dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã tạo ra những giờ học bổ ích và lý thú, cuốn hút học sinh hơn vào các hoạt động để tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua đó, các năng lực (giải quyết vấn đề, tự học và hợp tác, phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt khi áp dụng vào thực tiễn…) của học sinh được khai thác và phát huy, hình thành các phẩm chất tốt đẹp [2]. Trong các môn học ở trường phổ thông, Hóa Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.40-49 Ngày nhận bài: 18/12/2018; Hoàn thành phản biện: 28/11/2019; Ngày nhận đăng: 29/11/2019 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC… 41 học là môn học có điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Liên kết hóa học là phần tương đối khó và hay trong chương trình môn hóa học ở trung học phổ thông, học sinh được nghiên cứu về quy tắc octet, ion, sự hình thành các loại liên kết, đặc biệt là ứng dụng của chúng vào thực tiễn. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, để chỉ đến phương pháp giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học. 2.2. Các yêu cầu đối với đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất chủ yếu, giúp học sinh linh hoạt, độc lập, sáng tạo phát triển tư duy. - Lựa chọn linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù bộ môn để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn với các hình thức tổ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học chương “liên kết hóa học” - Hóa học lớp 10 chương trình giáo dục phổ thông mới ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “LIÊN KẾT HÓA HỌC” - HÓA HỌC LỚP 10 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI NGUYỄN THANH THỦY1,2 NGUYỄN MINH HẢI2, ĐẶNG THỊ THUẬN AN3 1 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ, Huế 2 Học viên Cao học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 3 Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực học sinh đang được lãnh đạo và đông đảo các nhà nghiên cứu giáo dục cũng như cộng đồng giáo viên quan tâm. Từ yêu cầu cần đạt của chương “Liên kết hóa học” của Hóa học lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nội dung và kế hoạch dạy học áp dụng các phương pháp dạy học tích cực đã được chúng tôi xây dựng. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả, khả thi của nội dung và các phương pháp đã áp dụng. Từ khóa: Phương pháp dạy học tích cực, liên kết hóa học, chương trình giáo dục phổ thông mới. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay, giáo dục nước ta đang “chuyển mình”, đổi mới, để tiếp cận với giáo dục của các nước tiên tiến trên thế giới. Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, mục tiêu giáo dục của nước ta là chú trọng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Việc dạy học không chỉ đơn thuần là trang bị kiến thức mà cần hướng dẫn cho học sinh học cách đáp ứng hiệu quả, các đòi hỏi liên quan đến môn học và ngoài phạm vi môn học, để chủ động thích ứng với cuộc sống và công việc sau này. Học để có năng lực, để “làm” chứ không chỉ đơn thuần là để “hiểu” và “biết”. Trong Chương trình Giáo dục phổ thông, môn Hóa học là môn học thuộc giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở cấp Trung học phổ thông, được học sinh lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân [7]. Để đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo thành công, nhất thiết phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đòi hỏi giáo viên phải tổ chức các hoạt động học một cách tích cực để vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Giáo viên cần hiểu sâu phần nội dung kiến thức đảm nhận [3]. Thực tế cho thấy dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã tạo ra những giờ học bổ ích và lý thú, cuốn hút học sinh hơn vào các hoạt động để tìm tòi, khám phá kiến thức. Qua đó, các năng lực (giải quyết vấn đề, tự học và hợp tác, phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt khi áp dụng vào thực tiễn…) của học sinh được khai thác và phát huy, hình thành các phẩm chất tốt đẹp [2]. Trong các môn học ở trường phổ thông, Hóa Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.40-49 Ngày nhận bài: 18/12/2018; Hoàn thành phản biện: 28/11/2019; Ngày nhận đăng: 29/11/2019 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC… 41 học là môn học có điều kiện thuận lợi để triển khai đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Liên kết hóa học là phần tương đối khó và hay trong chương trình môn hóa học ở trung học phổ thông, học sinh được nghiên cứu về quy tắc octet, ion, sự hình thành các loại liên kết, đặc biệt là ứng dụng của chúng vào thực tiễn. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước, để chỉ đến phương pháp giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học. 2.2. Các yêu cầu đối với đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực của học sinh - Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất chủ yếu, giúp học sinh linh hoạt, độc lập, sáng tạo phát triển tư duy. - Lựa chọn linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù bộ môn để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. - Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn với các hình thức tổ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phương pháp dạy học tích cực Liên kết hóa học Chương trình giáo dục phổ thông mới Hóa học lớp 10 Kiến thức hóa họcTài liệu có liên quan:
-
3 trang 380 0 0
-
6 trang 339 0 0
-
Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông mới - Tìm hiểu chương trình môn Giáo dục công dân
15 trang 224 0 0 -
3 trang 181 0 0
-
5 trang 161 0 0
-
Giáo trình Hóa học đại cương: Phần 1
82 trang 149 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Trần Hưng Đạo, Châu Đức
13 trang 148 0 0 -
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Đức Cảnh
10 trang 132 0 0 -
Phân biệt bitum, hắc ín, nhựa đường
5 trang 116 0 0 -
Sổ tay công thức toán - vật lí - hóa học: Phần 2
151 trang 110 0 0