Danh mục tài liệu

BÀI 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấu thành từ năm cơ quan, bao gồm: cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan Chủ tịch nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức hình thành, chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan đó....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bài 2: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam BÀI 2: BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Câu hỏi khởi động: Bạn có thể liệt kê được bao nhiêu cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước ta hiện nay? Hãy liệt kê nhanh trong vòng 5 phút và kiểm chứng lại bằng bài học dưới đây. Nội dung Mục tiêu • Nghiên cứu tổ chức bộ máy nhà nước • Giúp học viên hiểu được cơ cấu tổ chức bộ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. máy Nhà nước ở Việt Nam hiện nay. • Nghiên cứu cách thức hình thành, chức • Trang bị những kiến thức cơ bản nhất về năng và cơ cấu tổ chức của từng hệ vai trò, chức năng và tổ chức của từng cơ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước. quan cấu thành bộ máy nhà nước. Thời lượng Hướng dẫn học • 5 tiết học Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp và tài liệu sau: • Tham dự đầy đủ các buổi học trực tuyến, đảm bảo lịch trình học tập. • Đọc tài liệu, bao gồm: o Giáo trình Pháp luật đại cương của chương trình TOPICA; o Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001). • Thảo luận với giáo viên và học viên về các vấn đề chưa nắm rõ. 14 Bài 2: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương bao gồm nhiều loại cơ quan như cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được cấu thành từ năm cơ quan, bao gồm: cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan Chủ tịch nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Dưới đây chúng ta sẽ nghiên cứu cách thức hình thành, chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan đó. 2.1. Cơ quan quyền lực Nhà nước Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Nhà nước thực hiện chức năng của mình thông qua bộ máy Nhà nước, đó là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương được tổ chức theo nguyên tắc chung, thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng của Nhà nước. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm: Cơ quan quyền lực nhà nước, chủ tịch nước, cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Phiên họp của Quốc hội nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Như vậy, bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể gồm nhiều cơ quan khác nhau song hoạt động của chúng đều mang tính thống nhất, thể hiện ở việc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nói cách khác, ở nước ta không có sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà nước và trong hoạt động của mình các cơ quan nhà nước không mang tính đối trọng và kiềm chế lẫn nhau. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên nhân dân bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Các cơ quan nhà nước khác đều được thành lập và chịu sự giám sát bởi cơ quan quyền lực nhà nước. Theo quy định của Hiến pháp năm 1992, cơ quan quyền lực nhà nước ở Việt Nam bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Vì tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên nhân dân là người trực tiếp bầu ra Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Những cơ quan này nhân danh nhân dân để thực hiện và thực thi một cách thống nhất quyền lực, chịu trách nhiệm và báo cáo trước nhân dân về mọi hoạt động của mình. 2.1.1. Quốc hội Điều 83 Hiến pháp năm 1992 quy định “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Với tính chất là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên Quốc hội có ba chức năng cơ bản sau: • Chức năng lập hiến và lập pháp; 15 Bài 2: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam • Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước như các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế − xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân; • Chức năng giá ...