Danh mục tài liệu

Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 290.03 KB      Lượt xem: 100      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đánh giá tổng quát về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, từ đó xác định những nội dung mang tính chiến lược cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới, đáp ứng đòi hỏi của thời kì hội nhập quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nội dung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” MỘT SỐ NỘI DUNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CONTENTS COMPLETING THE LEGAL SYSTEM OF VIETNAM IN THE INTERNATIONAL INTEGRATION PERIOD CN. Nguyễn Võ Anh1, ThS. Trần An Phương2 CN. Quản Tuấn Anh3 Tóm tắt – Sau chặng đường một phần ba thế kỉ Đổi mới (1986), hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn còn những khiếm khuyết như thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định và tính khả thi chưa cao. Vì vậy, bài viết đánh giá tổng quát về thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, từ đó xác định những nội dung mang tính chiến lược cho việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong giai đoạn mới, đáp ứng đòi hỏi của thời kì hội nhập quốc tế. Từ khóa: pháp luật Việt Nam, hội nhập quốc tế, xây dựng pháp luật. 1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY NÓI RIÊNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ NÓI CHUNG Sau gần 40 năm tiến hành sự nghiệp Đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lí ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lí bằng pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Trong chặng đường hơn 30 năm qua, chúng ta đã có ba lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp (ban hành Hiến pháp 1992 thay thế Hiến pháp năm 1980; sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vào năm 2001 và ban hành Hiến pháp mới năm 2013). 1 Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh; Email: anhnv@hcmue.edu.vn 2 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh; Email: anphuong.travinh@gmail.com 3 Học viện Hành chính Quốc Gia; Email: anhqt@napa.vn 427 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật: Từ lí thuyết đến thực tiễn” Như vậy, trong giai đoạn này, cứ khoảng 10 năm chúng ta lại sửa đổi, bổ sung Hiến pháp một lần. Có thể khẳng định, ba lần sửa đổi Hiến pháp đã tạo cơ sở cho ba giai đoạn phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam. Có thể khái quát ba giai đoạn, tương ứng với ba cấp độ phát triển, hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam như sau: giai đoạn thứ nhất từ 1986 đến 2001, là hệ thống pháp luật chuyển đổi; giai đoạn thứ hai từ 2002 đến 2013, là hệ thống pháp luật chuyển đổi và hội nhập; giai đoạn thứ ba từ 2014 đến nay và cho tương lai, là hệ thống pháp luật hội nhập và kiến tạo phát triển [1]. Hệ thống pháp luật hội nhập và kiến tạo phát triển là hệ thống pháp luật trong giai đoạn hiện nay, bắt đầu từ sau sự ra đời của Hiến pháp năm 2013 và sẽ là tư tưởng, định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong những thập kỉ tới. Hệ thống pháp luật này được coi là thế hệ thứ ba của hệ thống pháp luật thời kì đổi mới. Theo đó, hệ thống pháp luật sẽ được xây dựng và hoàn thiện theo hướng: phục vụ mục tiêu kiến tạo phát triển, tạo dựng hành lang pháp lí an toàn cho phát triển và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới cả về kinh tế, chính trị và văn hóa như đã được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013: ‘xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước’ và xây dựng ‘nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế’ [2]. Chủ trương về chủ động, tích cực hội nhập quốc tế nói chung và trong lĩnh vực pháp luật nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta nêu rõ trong nhiều văn bản đã ban hành, nhất là Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 và Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, trong đó nhấn mạnh trọng tâm thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định kinh tế - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới [3]-[6]. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hóa tới 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, kí kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần. Bên cạnh đó, đến nay, Việt Nam đã có 16 FTA, trong đó, có rất nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, bao gồm tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới [7]. Nội dung hoạt động hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia đều được tiến hành dựa trên quy định của các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế trải rộng 428 Hội thảo Khoa học “Các vấn đề đương đại trong lĩnh vực Kinh tế, Luật ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: