
Bài giảng Bài 2: Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bài 2: Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp Nhãn hiệu và Kiểu dángBÀI 2 công nghiệp 1 Bài 2. Nhãn hiệu và Kiểu dáng công nghiệp NỘI DUNGNỘI DUNG 1: Nhãn hiệu và Kiểu dáng công nghiệp trong việc nâng cao năng lựctiếp thị1. Giá trị của thương hiệu2. Xây dựng thương hiệu thông qua nhãn hiệu3. Phát triển thương hiệu thông qua kiểu dáng công nghiệpNỘI DUNG 2: Xây dựng thương hiệu1. Những nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn nhãn hiệu2. Các chiến lược xây dựng thương hiệu3. Mở rộng sản phẩm và khuếch trương thương hiệuNỘI DUNG 3: Cách thức bảo hộ nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp1. Giá trị của việc đăng ký2. Các bước cơ bản để đăng ký3. Bảo hộ bằng nhiều loại quyềnNỘI DUNG 4: Quản lý nhãn hiệu1. Cách thức sử dụng nhãn hiệu2. Kiểm toán nhãn hiệu GIỚI THIỆU CHUNGHằng ngày, có rất nhiều hàng hóa mới xuất hiện trên thị trường. Bạn quan tâm đến điềugì khi bạn muốn mua một sản phẩm nào đó? Điều gì khiến bạn mua sản phẩm đó? Ấntượng tổng thể tốt, thương hiệu nổi tiếng, kiểu dáng bắt mắt. Không ai có thể phủ nhậnđó là những yếu tố quan trọng tác động đến người mua.Đối với chiến lược tiếp thị của một doanh nghiệp, thương hiệu và kiểu dáng phải đượcxây dựng để thu hút sự chú ý của khách hàng và phải được bảo hộ theo pháp luật.Điều này là cực kỳ quan trọng. Bạn có thể nhận thấy rất nhiều sản phẩm không có sứchấp dẫn đối với khách hàng ở nhiều cửa hàng. Trong Bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu vaitrò của nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, cũng như cách thức sử dụng các đốitượng này trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC1. Giúp bạn hiểu được những vấn đề cơ bản về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, cũng như tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh.2. Giúp bạn hiểu được cách thức tạo dựng nhãn hiệu, cách thức sử dụng và quản lý nhãn hiệu tại doanh nghiệp của bạn.3. Giúp bạn hiểu được vai trò của kiểu dáng trong việc phát triển thương hiệu mạnh và cách thức sử dụng đối tượng này trong doanh nghiệp của bạn.4. Giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc bảo hộ pháp lý đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, cũng như các biện pháp cần được áp dụng trong trường hợp nhãn hiệu hay kiểu dáng công nghiệp của bạn bị xâm phạm.NỘI DUNG 1: Nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trong việc nâng cao năng lực tiếp thị1. Giá trị của thương hiệu Tất cả chúng ta đều được tiếp xúc với hàng trăm nhãn hiệu hằng ngày. Nhãn hiệu được nhìn thấy trên hầu hết các sản phẩm, gắn trên bản mô tả sản phẩm và bao bì sản phẩm. Là khách hàng, chúng ta có thể đưa ra nhiều quyết định, đôi khi những quyết định đó được đưa ra theo ý chí chủ quan, thậm chí chẳng cần nhìn thấy sản phẩm, mà dựa vào danh tiếng và uy tín của nhãn hiệu. Hãy xem doanh nghiệp bạn có thể thực hiện điều này như thế nào và thu được lợi ích như thế nào từ ưu thế về thương hiệu để xây dựng chiến lược nhằm tạo dựng sự ưa chuộng về thương hiệu, sự trung thành với thương hiệu và tài sản của thương hiệu. (1) Sự công nhận và trung thành với thương hiệu Theo thời gian, những trải nghiệm tốt về sản phẩm sẽ tạo nên sự ưa chuộng đối với thương hiệu. Điều này giúp lưu lại hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Nếu hài lòng với sản phẩm của doanh nghiệp, khách hàng sẽ tin tưởng thương hiệu đó và dần dần, họ trở thành khách hàng trung thành đối với sản phẩm của doanh nghiệp. (2) Hình ảnh về chất lượng a. Nhiều khách hàng mua thương hiệu chứ không phải mua sản phẩm mang thương hiệu b. Khi khách hàng thấy hai sản phẩm tương tự trên thị trường, bao giờ họ cũng 3 sẽ chọn mua sản phẩm mang thương hiệu của doanh nghiệp cam kết về chất lượng cao hơn. c. Hình ảnh về chất lượng giúp duy trì hoặc nâng cao vị trí của thương hiệu hàng đầu ở những thị trường liên quan. (3) Hình ảnh về quy mô a. Một thương hiệu mạnh phải làm toát lên hình ảnh về doanh nghiệp lớn và có uy tín với khách hàng. b. Do vậy, khi doanh nghiệp thành công trong việc tạo dựng một hình ảnh thương hiệu tích cực và sự ưa chuộng về thương hiệu đối với khách hàng thì doanh nghiệp đó được coi là đã lớn mạnh hơn thực tế rất nhiều. (4) Hình ảnh về kinh nghiệm và độ tin cậy Kinh nghiệp về thương hiệu cho thấy doanh nghiệp có thương hiệu thường sử dụng một cách có ý thức nguồn lực của mình để triển khai chiến lược kinh doanh một cách chặt chẽ. Doanh nghiệp đó thường khẳng định với khách hàng rằng họ sẽ hoặc vẫn duy trì hoạt động kinh doanh một cách trung thực và có trách nhiệm hơn so với những doanh nghiệp khác. Thông tin tham khảo: Khảo sát về 100 thương hiệu hàng đầu (năm 2006) ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp Năng lực tiếp thị Xây dựng thương hiệu Cách thức bảo hộ nhãn hiệuTài liệu có liên quan:
-
Câu hỏi ôn tập môn Giao tiếp và quan hệ công chúng
28 trang 311 0 0 -
10 lỗi trong xây dựng thương hiệu
6 trang 289 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 240 0 0 -
Sách hướng dẫn về Xây dựng thương hiệu
71 trang 221 0 0 -
Hoàn thiện quy định của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm
6 trang 179 0 0 -
Văn bản về Luật sở hữu trí tuệ
48 trang 177 0 0 -
Sở giao dịch chứng khoán trong thời kỳ hội nhập và quốc tế hóa
6 trang 140 0 0 -
4 trang 140 0 0
-
Ứng dụng truyền thông marketing trong chiến lược tái định vị thương hiệu sữa Izzi
31 trang 139 0 0 -
Green Event (Event Xanh) - cách tạo thiện cảm dành cho thương hiệu
4 trang 126 0 0 -
Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp
6 trang 120 0 0 -
Tiểu luận: Kế hoạch phát triển thương hiệu trà Ô Long Cao Sơn tại thị trường Việt Nam
28 trang 116 0 0 -
7 bí quyết đặt tên đẹp, tên hay cho công ty
5 trang 108 0 0 -
Narrow branding – Xây dựng thương hiệu hẹp
5 trang 100 0 0 -
Luận văn : Thiết kế nhận diện hệ thống nhận diện thương hiệu
19 trang 89 0 0 -
14 trang 83 0 0
-
Tiểu luận: Tình hình xây dựng một số thương hiệu nông sản Việt Nam trong cạnh tranh - hội nhập
39 trang 81 0 0 -
0 trang 79 0 0
-
0 trang 72 0 0
-
8 trang 71 0 0