Danh mục tài liệu

Bài giảng: Bệnh răng miệng

Số trang: 42      Loại file: pdf      Dung lượng: 509.77 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Bệnh răng miệng bao gồm các nội dung giải phẫu sinh lý răng miệng, bệnh sâu răng và dự phòng, bệnh lý tủy và vùng quanh chóp, bệnh nha chu và dự phòng, chăm sóc bệnh nhân nhổ răng thường, viêm mô tế bào vùng hàm mặt. Mời bạn tham khảo chi tiết bài giảng để nắm rõ hơn.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng: Bệnh răng miệng Mục lục răng miệng1.Giải phẫu sinh lý răng miệng …………………………………………………...22. Bệnh sâu răng và dự phòng……………………………...…………………….93. Bệnh lý tủy và vùng quanh chóp……………………...……………………….164. Bệnh nha chu và dự phòng…………….………………………………………245. Chăm sóc bệnh nhân nhổ răng thường………………………………..……….306. Viêm mô tế bào vùng hàm mặt…………………………………………………357. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...40 1 Giải phẫu sinh lý răng miệng Giảng viên: Nguyễn Thị ĐâyMục tiêu 1. Mô tả được số lượng, hình thể giải phẫu, cấu tạo và chức năng của răng 2. Trình bày được tuổi mọc, tuổi thay, cách đọc và viết các ký hiệu của răng 3. So sánh sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn 4. Trình bày giải phẫu các thành phần khác trong hốc miệngNội dung1. Số lượng răng Răng sữa Có 20 chiếc răng sữa gồm: 4 răng cửa sữa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh,4 răng cối sữa thứ nhất, 4 răng cối sữa thứ hai Răng vĩnh viễn Có 32 chiếc răng vĩnh viễn gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răngnanh, 4 răng cối nhỏ thứ nhất, 4 răng cối nhỏ thứ hai, 4 răng cối lớn thứ nhất, 4răng cối lớn thứ hai, 4 răng khôn2.Hình thể giải phẫu của răng Thân răng: là phần nhìn thấy trên cung hàm Cổ răng: nằm giữa thân và chân răng, có nướu ôm khít vào Chân răng: Nằm trong xương hàm Tận cùng chân răng là lỗ chóp răng, là nơi thần kinh, mạch máu, mạch bạchhuyết đi vào nuôi sống và tạo cảm giác cho răng3.Cấu tạo tổ chức học của răng3.1. Men răng-Nhẵn bóng, trong suốt và rất giòn- Nằm ở ngoài cùng bao phủ toàn bộ thân răng 2- Men răng là tổ chức cứng nhất cơ thể- Có độ dày không đều (mặt nhai: 2-2,5mm; cổ và rảnh: 1mm)- Cấu tạo bởi các trụ men hình lăng trụ- Thành phần của men răng gồm 96% là chất vô cơ, 4% là chất hữu cơ và nước3.2. Ngà răng-Nằm trong lớp men, vàng nhạt, không trong và bóng như men răng- Có ở thân, cổ và chân răng, bao bọc quanh buồng tủy-Thành phần của ngà răng gồm 70% chất vô cơ, 30% là chất hữu cơ và nước3.3.Tủy răng- Nằm trong hốc ở giữa răng, gồm các mạch máu, thần kinh, mạch bạch huyết cónhiệm vụ nuôi dưỡng và tạo cảm giác cho răng- Tủy răng có hình thể tương ứng với hình thể ngoài của răng gồm: tủy buồng ởthân trăng, tủy ống ở chân răngHÌNH CẤU TẠO MÔ HỌC RĂNG VÀ MÔ NHA CHU 34.Cấu tạo mô nha chu (mô quanh răng)- Nướu: gồm nướu tự do ôm quanh cổ răng và nướu dính bám sát vào xương hàm- Xương ổ răng: là một dạng đặc biệt của xương, được hình thành trong quá trìnhhình thành chân răng-Cement gốc răng: còn gọi là men chân răng- Dây chằng nha chu: là những sợi nối giữa xương ổ răng và cement gốc răng, giúpcho răng có độ đàn hồi nhất định trong xương ổ răng5.Chức năng của răng và nướu5.1.Chức năng của răngĂn nhai + Nhóm răng cửa : Cắn thức ăn + Răng nanh: xé thức ăn + Nhóm răng cối: Nhai nghiền thức ănPhát âmThẩm mỹRiêng bộ răng sữa, ngoài những chức năng trên, bộ răng sữa còn có chức năng sau: + Kích thích sự tăng trưởng của xương hàm + Giữ vị trí và hướng dẫn khớp cắn đúng cho bộ răng vĩnh viễn sau này5.2. Chức năng của mô nha chu + Nâng đỡ và bảo vệ trong cung răng + Mô nha chu tổn thương, răng không được giữ vững6.Cách gọi tên răng6.1. Cách gọi tên cung hàm: chia hàm bằng hai đường thẳng vuông góc với nhauđược 4 cung được qui ước như sau 4 Nếu là răng vĩnh viễn thì: cung hàm trên bên phải là cung 1, cung hàm trênbên trái là cung 2, cung hàm dưới bên trái là cung 3, cung hàm cung hàm dưới bênphải là cung 4 Nếu là răng sữa: cung hàm trên bên phải là cung 5, cung hàm trên bên trái làcung 6,cung hàm dưới bên trái là cung 7, cung hàm dưới bên phải là cung 86.2.Cách gọi tên răng Cách gọi tên răng được qui ước như sau: răng cửa là răng số 1; răng cửa bênlà răng số 2; răng nanh là răng số 3; răng cối nhỏ thứ nhất là răng số 4; răng cốinhỏ thứ hai là răng số 5; răng cối lớn nhất là răng số 6; răng cối lớn thứ hai là răngsố 7; răng khôn là răng số 8 (cung 1) (cung 2) 87654321 12345678 87654321 12345678 (cung 4) (cung 3)6.3. Cách gọi tên răng trên cung hàm: theo qui ước thì gọi tên thứ tự cung hàmtrước thứ tự răng sauVí dụ: răng cối lớn thứ nhất hàm trên bên phải được gọi là răng 167. Tuổi mọc và thay răngTuổi mọc răng sữaTên răng mọc Tháng mọc2 răng ...