Bài giảng chuyên đề bệnh học: Tăng huyết áp - Nguyễn Lân Việt
Số trang: 28
Loại file: pdf
Dung lượng: 625.17 KB
Lượt xem: 25
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng chuyên đề bệnh học: Tăng huyết áp - Nguyễn Lân Việt với mục tiêu nhằm giúp cho các bạn sinh viên ngành y nắm được các kiến thức cơ bản về: Giai đoạn tăng huyết áp, xác định và đánh giá một bệnh nhân tăng huyết áp, nguyên nhân tăng huyết áp, phân tầng mối nguy cơ cho bệnh nhân tăng huyết áp, điều trị tăng huyết áp, và một số tình huống lâm sàng. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề bệnh học: Tăng huyết áp - Nguyễn Lân Việt BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: TĂNG HUYẾT ÁP Biên soạn: Nguyễn Lân Việt 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Tăng huyết áp”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến căn bệnh này như: Định nghĩa tăng huyết áp, Giai đoạn tăng huyết áp, Xác định và đánh giá một bệnh nhân tăng huyết áp, Nguyên nhân tăng huyết áp, Phân tầng mối nguy cơ cho bệnh nhân tăng huyết áp, Điều trị tăng huyết áp, và Một số tình huống lâm sàng. 2 NỘI DUNG Tăng huyết áp là một bệnh rất thường gặp và hiện đã trở thành một vấn đề xã hội. Ở các nước phát triển, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn (> 18 tuổi) theo định nghĩa của JNC VI là khoảng gần 30% dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi có tăng huyết áp. Theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là khoảng 11% thì thống kê gần đây tỷ lệ tăng huyết áp ở Hà Nội cho người lớn đã khoảng 20%. Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề (ví dụ: tai biến mạch não) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình xã hội. Ngày nay đã có khá nhiều thay đổi trong quan niệm về tăng huyết áp, phương thức điều trị cũng như việc giáo dục bệnh nhân đã tác động đến tiên lượng của tăng huyết áp. I. ĐỊNH NGHĨA TĂNG HUYẾT ÁP Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp quốc tế (World Health Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Con số này có được là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch tễ cho thấy: Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch não ở người lớn có con số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Tỷ lệ tai biến máu não ở người có số huyết áp < 140/90 mmHg giảm rõ rệt. 3 II. GIAI ĐOẠN TĂNG HUYẾT ÁP Hầu hết hiện nay người ta sử dụng cách phân loại của JNC VI (Uỷ ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ) do tính chất thực tiễn và khả thi của nó. Thêm vào đó WHO-ISH cũng cho cách phân loại tương tự chỉ khác nhau về thuật ngữ (bảng 1). Những điểm chú ý trong cách phân loại này: Đã đề cập đến khái niệm huyết áp bình thường cao, vì những nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp với những nguy cơ cao (ví dụ tiểu đường) thì đã cần điều trị. Không còn giai đoạn IV như trước đây (Huyết áp > 210/120 mmHg) vì trong thực tế trường hợp này gặp không nhiều và phương án điều trị thì giống như giai đoạn III. Bảng 1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI (1997) III. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 1. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp: rất đơn giản là đo huyết áp. 1.1. Những lưu ý khi xác định huyết áp - Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (cà phê, hút thuốc lá). 4 - Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang với mức tim. Trong một số trường hợp đặc biệt cần đo huyết áp ở cả tư thế nằm và ngồi hoặc đứng. - Bề rộng bao đo huyết áp nên bằng 80% chu vi cánh tay, do đó ở một số bệnh nhân tay to cần dùng loại bao rộng hơn. - Nên dùng loại máy đo huyết áp thuỷ ngân. - Con số huyết áp tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên) và huyết áp tâm trương là ở pha V (mất tiếng đập). Cần chú ý là có thể gặp khoảng trống huyết áp. - Nên đo huyết áp ở cả hai tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn. - Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối cùng là trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5 mmHg. 1.2. Xác định là tăng huyết áp Nếu khi đo ngay lần đầu Huyết áp > 160/100 mmHg thì có thể xác định là bị tăng huyết áp, nếu không thì nên khám lại để khẳng định (bảng 2). Bảng 2. Thái độ đối với bệnh nhân tăng huyết áp khi đo lần đầu (theo JNC VI). 5 1.3. Một số phương pháp đo huyết áp khác a. Giáo dục bệnh nhân tự đo huyết áp theo dõi, việc này có những lợi ích là: tránh cho bệnh nhân phải đến cơ sở y tế liên tục, giảm chi phí, giúp theo dõi điều trị tốt; tránh hiện tượng tăng huyết áp “áo choàng trắng”; làm bệnh nhân tích cực với điều trị tăng huyết áp. b. Đo huyết áp liên tục (Holter huyết áp). Biện pháp này không dùng để áp dụng thường quy, nó có ích trong một số trường hợp như nghi ngờ bệnh nhân có tăng huyết áp “áo choàng trắng”, tăng huyết áp cơn, tăng huyết áp kháng lại điều trị, tụt huyết áp do dùng thuốc hạ huyết áp. 2. Đánh giá một bệnh nhân tăng huyết áp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề bệnh học: Tăng huyết áp - Nguyễn Lân Việt BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: TĂNG HUYẾT ÁP Biên soạn: Nguyễn Lân Việt 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Tăng huyết áp”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến căn bệnh này như: Định nghĩa tăng huyết áp, Giai đoạn tăng huyết áp, Xác định và đánh giá một bệnh nhân tăng huyết áp, Nguyên nhân tăng huyết áp, Phân tầng mối nguy cơ cho bệnh nhân tăng huyết áp, Điều trị tăng huyết áp, và Một số tình huống lâm sàng. 2 NỘI DUNG Tăng huyết áp là một bệnh rất thường gặp và hiện đã trở thành một vấn đề xã hội. Ở các nước phát triển, tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn (> 18 tuổi) theo định nghĩa của JNC VI là khoảng gần 30% dân số và có trên một nửa dân số > 50 tuổi có tăng huyết áp. Theo thống kê ở Việt Nam những năm cuối thập kỷ 80 tỷ lệ tăng huyết áp ở người lớn là khoảng 11% thì thống kê gần đây tỷ lệ tăng huyết áp ở Hà Nội cho người lớn đã khoảng 20%. Tăng huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không chỉ có thể gây chết người mà còn để lại những di chứng nặng nề (ví dụ: tai biến mạch não) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng cho gia đình xã hội. Ngày nay đã có khá nhiều thay đổi trong quan niệm về tăng huyết áp, phương thức điều trị cũng như việc giáo dục bệnh nhân đã tác động đến tiên lượng của tăng huyết áp. I. ĐỊNH NGHĨA TĂNG HUYẾT ÁP Cho đến nay, Tổ chức Y tế thế giới và Hội Tăng huyết áp quốc tế (World Health Organization - WHO và International Society of Hypertension - ISH) đã thống nhất gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg. Con số này có được là do dựa trên những nghiên cứu lớn về dịch tễ cho thấy: Có sự gia tăng đặc biệt nguy cơ tai biến mạch não ở người lớn có con số huyết áp ≥ 140/90 mmHg. Tỷ lệ tai biến máu não ở người có số huyết áp < 140/90 mmHg giảm rõ rệt. 3 II. GIAI ĐOẠN TĂNG HUYẾT ÁP Hầu hết hiện nay người ta sử dụng cách phân loại của JNC VI (Uỷ ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ) do tính chất thực tiễn và khả thi của nó. Thêm vào đó WHO-ISH cũng cho cách phân loại tương tự chỉ khác nhau về thuật ngữ (bảng 1). Những điểm chú ý trong cách phân loại này: Đã đề cập đến khái niệm huyết áp bình thường cao, vì những nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp với những nguy cơ cao (ví dụ tiểu đường) thì đã cần điều trị. Không còn giai đoạn IV như trước đây (Huyết áp > 210/120 mmHg) vì trong thực tế trường hợp này gặp không nhiều và phương án điều trị thì giống như giai đoạn III. Bảng 1. Phân loại tăng huyết áp theo JNC VI (1997) III. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 1. Chẩn đoán xác định tăng huyết áp: rất đơn giản là đo huyết áp. 1.1. Những lưu ý khi xác định huyết áp - Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (cà phê, hút thuốc lá). 4 - Bệnh nhân nên ở tư thế ngồi ghế tựa, tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang với mức tim. Trong một số trường hợp đặc biệt cần đo huyết áp ở cả tư thế nằm và ngồi hoặc đứng. - Bề rộng bao đo huyết áp nên bằng 80% chu vi cánh tay, do đó ở một số bệnh nhân tay to cần dùng loại bao rộng hơn. - Nên dùng loại máy đo huyết áp thuỷ ngân. - Con số huyết áp tâm thu tương ứng với pha I của Korotkoff (xuất hiện tiếng đập đầu tiên) và huyết áp tâm trương là ở pha V (mất tiếng đập). Cần chú ý là có thể gặp khoảng trống huyết áp. - Nên đo huyết áp ở cả hai tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn. - Cần thiết phải đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút và con số cuối cùng là trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5 mmHg. 1.2. Xác định là tăng huyết áp Nếu khi đo ngay lần đầu Huyết áp > 160/100 mmHg thì có thể xác định là bị tăng huyết áp, nếu không thì nên khám lại để khẳng định (bảng 2). Bảng 2. Thái độ đối với bệnh nhân tăng huyết áp khi đo lần đầu (theo JNC VI). 5 1.3. Một số phương pháp đo huyết áp khác a. Giáo dục bệnh nhân tự đo huyết áp theo dõi, việc này có những lợi ích là: tránh cho bệnh nhân phải đến cơ sở y tế liên tục, giảm chi phí, giúp theo dõi điều trị tốt; tránh hiện tượng tăng huyết áp “áo choàng trắng”; làm bệnh nhân tích cực với điều trị tăng huyết áp. b. Đo huyết áp liên tục (Holter huyết áp). Biện pháp này không dùng để áp dụng thường quy, nó có ích trong một số trường hợp như nghi ngờ bệnh nhân có tăng huyết áp “áo choàng trắng”, tăng huyết áp cơn, tăng huyết áp kháng lại điều trị, tụt huyết áp do dùng thuốc hạ huyết áp. 2. Đánh giá một bệnh nhân tăng huyết áp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng chuyên đề bệnh học Tăng huyết áp Giai đoạn tăng huyết áp Bệnh nhân tăng huyết áp Nguyên nhân tăng huyết áp Điều trị tăng huyết ápTài liệu có liên quan:
-
9 trang 245 1 0
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 209 0 0 -
Báo cáo Hội chứng tim thận – mối liên hệ 2 chiều
34 trang 199 0 0 -
Đào tạo bác sĩ Y học cổ truyền - Điều trị nội khoa: Phần 1
271 trang 175 0 0 -
Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp - Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam
20 trang 170 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Trầm cảm
17 trang 83 0 0 -
Kiến thức, thái độ và thực hành về sử dụng muối ăn của người dân tại thành phố Huế năm 2022
15 trang 62 0 0 -
66 trang 57 0 0
-
Nghiên cứu tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp
7 trang 53 0 0 -
Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm hội chứng thận hư ở người trưởng thành
8 trang 46 0 0