Danh mục tài liệu

Bài giảng chuyên đề: Sinh lý học về máu

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 615.96 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong chuyên đề "Sinh lý học về máu" người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Quá trình tạo máu; hồng cầu; bạch cầu; nhóm máu; cầm máu. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý học về máu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:SINH LÝ HỌC VỀ MÁU 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Sinh lý học về máu”, người học nắmđược những kiến thức có liên quan như: Quá trình tạo máu; Hồng cầu;Bạch cầu; Nhóm máu; Cầm máu. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƢƠNG Máu được tim bơm vào hệ thống mạch máu và đi khắp cơ thể. Trong côngtác chăm sóc sức khoẻ, máu đặc biệt được quan tâm vì có nhiều xét nghiệm chẩnđoán được thực hiện trên máu. Máu được cấu tạo bởi huyết tương và thành phần hữu hình. Huyết tương làthành phần dịch chiếm 55-60%. Huyết tương gồm nước và các chất hoà tan, trongđó chủ yếu là các loại protein, ngoài ra còn có các chất điện giải, chất dinh dưỡng,enzym, hormon, khí và các chất thải. Thành phần hữu hình chiếm 40-45%, gồmhồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Sự hiện diện của các thành phần hữu hình và protein làm máu có độ quánhgấp năm lần so với nước. Máu có độ pH khoảng 7,35-7,4, tùy thuộc vào lượng CO2trong máu. Về khối lượng, máu chiếm khoảng 8% so với toàn cơ thể. Máu lưu thông trong hệ mạch và có ba chức năng chính như sau: * Vận chuyển - Máu vận chuyển khí O2 và khí CO2. - Vận chuyển chất dinh dưỡng, các sản phẩm đào thải. - Vận chuyển hormon từ tuyến nội tiết đến các tế bào đích. - Ngoài ra máu còn vận chuyển nhiệt. * Bảo vệ - Máu có thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh và các độc tố. - Có thể chống mất máu khi tổn thương thành mạch nhờ quá trình cầm máu. * Điều hoà - Máu tham gia điều hoà pH nội môi thông qua hệ thống đệm của nó. - Điều hoà lượng nước trong tế bào thông qua áp suất thẩm thấu keo củamáu. - Máu còn tham gia điều nhiệt. 3 II. QUÁ TRÌNH TẠO MÁU 1. Cơ quan tạo máu Trong suốt thời kỳ phôi thai, lần lượt túi noãn hoàng, gan, lách, tuyến ức,hạch bạch huyết và tuỷ xương tham gia hình thành các tế bào máu. Tuy nhiên, saukhi sinh quá trình tạo máu chỉ xảy ra ở tuỷ xương. Dưới 5 tuổi, tuỷ của tất cả các loại xương đều là tuỷ đỏ, nghĩa là đều có khảnăng tạo máu. Sau lứa tuổi này, các tuỷ xương dài (trừ hai đầu xương cánh tay vàxương đùi) bị mỡ xâm lấn dần và từ tuổi hai mươi trở đi chúng hoàn toàn trở thànhtuỷ vàng không tham gia tạo máu nữa. Như vậy sau 20 tuổi, chỉ có tuỷ xương dẹtvà hai đầu xương đùi, hai đầu xương cánh tay tham gia tạo máu. Tuỷ xương chứa các tế bào gốc tạo máu đa năng (pluripotential hemopoieticstem cell). Các tế bào này sinh sản liên tục trong suốt cuộc đời. Một phần nhỏ sẽđược giữ lại như là các tế bào nguồn, tuy rằng số lượng sẽ giảm dần theo tuổi. Phầnlớn được biệt hoá thành các tế bào máu khác nhau. 2. Quá trình biệt hoá Các tế bào gốc tạo máu đa năng được biệt hoá thành các loại tế bào gốc biệthoá (committed stem cell). Quá trình sinh sản và biệt hoá tiếp tục để tạo thành mỗiloại tế bào máu sẽ diễn ra qua nhiều giai đoạn (xem hình 1). Các quá trình này cầnsự tham gia của các chất kích thích khác nhau như: - Erythropoietin (EPO): kích thích tạo hồng cầu. - Thrombopoietin (TPO): kích thích tạo tiểu cầu. - Các yếu tố kích thích tạo cụm (CSFs: colony-stimulating factors) và cácinterleukin (IL): kích thích tạo bạch cầu, riêng IL-3 có tác dụng tăng sinh sản tất cảcác loại tế bào gốc. - Yếu tố tế bào gốc (SCF: stem cell factor): kích thích sự sinh sản của các tếbào gốc biệt hoá, nó có hiệu quả lên nhiều dòng tế bào. 4 Hình 1: Quá trình biệt hoá các dòng tế bào máu III. HỒNG CẦU 1. Hình dạng - cấu trúc Hồng cầu chiếm hơn 99% trong các thành phần hữu hình của máu. Đó lànhững tế bào có hình đĩa hai mặt lõm, đường kính 7-8mm, bề dày phần ngoại vi 2-2,5 mm và phần trung tâm 1 mm, thể tích trung bình 90-95 mm3. Hình dạng này cóhai lợi điểm như sau: - Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc làm tăng khả năng khuếch tán khí thêm 30%so với hồng cầu cùng thể tích mà có dạng hình cầu. - Làm cho hồng cầu trở nên cực kỳ mềm dẽo, có thể đi qua các mao mạchhẹp mà không gây tổn thương mao mạch cũng như bản thân hồng cầu. 5 Hồng cầu không có nhân cũng như các bào quan. Thành phần chính củahồng cầu là hemoglobin (Hb), chiếm 34% trọng lượng (nồng độ 34 g/dl trong dịchbào tương). Cấu trúc của hồng cầu đặc biệt thích ứng với chức năng vận chuyển khíoxy. 2. Số lượng Ở người bình thường, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi là: Nam: 5.400.000 ± 300.000 /mm3 Nữ: 4.700.000 ± 300.000/mm3 Theo kết quả bước đầu nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học của người ViệtNam năm 1996, số lượng hồng cầu trong máu của người Việt Nam bình thường cókhác nhau tuỳ theo tác giả. (bảng 1). Bảng 1: Số lượng hồ ...