Danh mục tài liệu

Bài giảng Đại cương về phẫu thuật

Số trang: 47      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.68 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Đại cương về phẫu thuật nhằm giúp người học nêu được định nghĩa "Phẫu thuật thực hành"; trình bày được các mốc chính trong lịch sử của phẫu thuật; nêu được các cách phân loại phẫu thuật; trình bày được các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật cầm máu trong phẫu thuật và phẫu tích các cơ quan. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đại cương về phẫu thuật 1 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHẪU THUẬTMục tiêu học tập1. Nêu được định nghĩa Phẫu thuật thực hành2. Trình bày được các mốc chính trong lịch sử của phẫu thuật.3. Nêu được các cách phân loại phẫu thuật.4. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật cầm máu trong phẫu thuật vàphẫu tích các cơ quan.I. ĐỊNH NGHĨAPhẫu thuật thực hành là môn học về các thủ thuật dùng trong ngoại khoa để chẩnđoán và chữa bệnh, đồng thời nó còn có mục đích là tìm tòi trên cơ sở khoa họcnhững phương pháp và những kỹ thuật mới để phục vụ cho yêu cầu chữa bệnhngày càng cao hơn, tinh vi hơn.II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬVị trí của ngành phẫu thuật trong nền Y học cũng như trong toàn bộ các cấu trúc xãhội loài người nói chung đã đạt được những triển vọng to lớn từ sự phát triển tronglịch sử của nó.1. Thời cổ đại: những bản viết của Hippocrates (thế kỷ thứ V trước Công nguyên -460?-377? TCN) đã thể hiện nhiều kiến thức về điều trị gãy xương, dẫn lưu các ápxe, xử lý các vết thương. Nhiều quan niệm trong Lời thề Hippocrates vẫn giữnguyên giá trị của chúng cho tới tận ngày nay. Thủ thuật cắt bao quy đầu: hình chạm khắc trước bia mộ Ankhmahor tại Sakkara (Ai Cập)Sau Hippocrates, một tác phẩm được xem là quan trọng nhất của thời cổ đại, đó làDe Medicina của một nhà Y học tài năng Celsus (30? trước CN - 38 sau CN), trongđó tập 7 và tập 8 dành cho phẫu thuật: ông khuyên phải rửa sạch các vết thương,lấy hết máu cục, cố định các xương gãy, và khi lành bệnh cần phải huấn luyện đểphục hồi chức năng. Bộ sách đã mô tả nhiều kỹ thuật phẫu thuật như cách khoan sọ,chọc hút nước tràn dịch màng bụng bằng một ống nhỏ, cách khâu phúc mạc, đại 2tràng, tiểu tràng, cách mổ đục thuỷ tinh thể, phẫu thuật thẩm mỹ, ghép da, cắtamiđan, tuyến giáp, cách thắt buộc động mạch, mổ lấy sỏi, mổ lấy thai...2. Thời Trung đại: sự phát triển của phẫu thuật cũng bị chìm vào những đêm dàiđen tối như với nhiều ngành khoa học khác. Tuy vậy vẫn có nhiều nhà Y học tàinăng như Aetius (502-575) đã soạn thảo bộ sách Tetrabilion trong đó đề cập đến cácthủ thuật cắt amidan, mổ niệu quản, niệu đạo, trĩ, là người đầu tiên mô tả phươngthức thắt buộc động mạch cánh tay phía trên túi phồng động mạch. Paul de Aeginasoạn sách Epitome trong đó mô tả tỉ mỉ các kỹ thuật khoan sọ, lấy sỏi, cắt tuyến vú,thoát vị bẹn...3. Thời Phục hưng: nhiều nhà Khoa học và Y học đã mạnh dạn chống lại nhữngphương pháp luận và cách nhận thức thiên nhiên cũ kỹ và đưa ra nhiều kiểu tư duymới, tạo điều kiện cho Y học nói chung và phẫu thuật nói riêng phát triển mạnh mẽ:- Vesalius (1514-1564) được xem là cha đẻ của Giải phẫu học hiện đại, góp phầnthúc đẩy sự phát triển của phẫu thuật.- Ambroise Pare (1509-1590) được xem là người mở đường cho ngoại khoa, đãthực hiện nhiều phương pháp phẫu thuật mới mẻ và sáng tạo nhiều dụng cụ phẫu 3thuật.4. Thời cận đại Y học đã tiến những bước khổng lồ. Một số nhà Y học nổi tiếng củathời kỳ này có liên quan đến sự phát triển của phẫu thuật là:- John Hunter (1728-1793) được coi là cha đẻ của phẫu thuật thực nghiệm.- William T.G. Morton (1819-1868) người đầu tiên tiến hành gây mê thành công với ête vào ngày 16-11-1846 ở bệnh viện Massachusetts.- Louis Pasteur (1822-1895) người mở đầu lý thuyết vi sinh vật gây bệnh.- Joseph Lister (1827-1912), người mở đầu cho phẫu thuật tiệt khuẩn.- Một số nhà phẫu thuật tiên phong trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngoại khoahiện đại như là: Halsted (phẫu thuật tuyến giáp, vú, mạch máu, thoát vị),Langenbeck (người đầu tiên áp dụng hệ thống đào tạo nội trú bệnh viện), Billroth(người tiên phong trong phẫu thuật bụng), Kocher (phẫu thuật viên đầu tiên đượcnhận giải Nobel Y học về phẫu thuật tuyến giáp), Gibbon (người mở đầu của phẫuthuật tim với tuần hoàn ngoài cơ thể), Blalock (góp phần hiểu biết về cơ chế shock),Carrel (nhà nghiên cứu phẫu thuật thực nghiệm về sự lành vết thương, nuôi cấy môvà ghép tạng)...- Ở Việt Nam, người đầu tiên viết về giải phẫu thực dụng ngoại khoa là Giáo sư ĐỗXuân Hợp (1906-1985), Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912-1982) đã nghiên cứu tỉ mỉ giảiphẫu đường mật và mạch máu trong gan để sáng tạo nên phương pháp cắt gan nổitiếng trên thế giới, Giáo sư Hoàng Đình Cầu viết sách Phẫu thuật thực hành là tàiliệu giảng dạy đầu tiên về môn học Phẫu thuật thực hành tại Việt Nam.III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC MÔN PHẪU THUẬT THỰCHÀNH1. Nội dung- Học giải phẫu định khu, giải phẫu đối chiếu các cơ quan và cấu trúc lên bề mặt bênngoài cơ thể đối với các vùng định phẫu thuật.- Học các dụng cụ phẫu thuật và cách sử dụng chúng, học các động tác cơ bản củaphẫu thuật như khâu tổ chức, buộc chỉ, kẹp mạch máu ...