Danh mục tài liệu

Bài giảng Đái tháo đường - Ths. Bs Trương Quang Hoành

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.56 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Đái tháo đường - Ths. Bs Trương Quang Hoành với mục tiêu nêu được các nguyên nhân và sinh lý bệnh của đái tháo đường; mô tả được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng; nắm đươc tiêu chuẩn chẩn đoán xác định và chẩn đoán thể bệnh;... Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đái tháo đường - Ths. Bs Trương Quang Hoành ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ths.Bs Trương Quang Hoành Mục tiêu học tập: - Nêu được các nguyên nhân và sinh lý bệnh của ĐTĐ. - Mô tả được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. - Nắm đươc tiêu chuẩn chẩn đoán xác định và chẩn đóan thể bệnh. - Mô tả được các biến chứng. Biết hướng điều trị và tiên lượng. 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa: Đái tháo đưỡng (ĐTĐ) là một nhóm bệnh lý chuyển hoá, đặc trưng bởi tăng đường huyết do sự khiếm khuyết tiết insulin và/hoặc sự suy giảm hoạt tính insulin. Tăng đường huyết có thể gây ra các biến chứng cấp tính, tình trạng dễ bị nhiễm trùng và về lâu dài, gây tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng của các cơ quan khác nhau, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu. Do đó, ĐTĐ là thuật ngữ chỉ một phạm vi rộng các bệnh không đồng nhất, có bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh phức tạp. 1.2. Vài nét lịch sử bệnh và thuật ngữ - ĐTĐ (còn gọi là bệnh tiểu đường) đã được mô tà từ thời cổ Hy Lạp. - 1875, Bouchardat đưa ra nhận xét về tính đa dạng của nhóm bệnh và các thuật ngữ ĐTĐ thể gầy và ĐTĐ thể mập. - 1921, Best & Banting phát hiện ra insulin và đưa vào điều trị. - 1936, Himsworth phân biệt ĐTĐ nhạy cảm và ĐTĐ đề kháng insulin. - 1950, phát hiện ra nhóm sulfonylurea và biguanide. - 1976, Gudworth đề nghị tên ĐTĐ type 1 và type 2. - 1979, NDDG của Mỹ và WHO-1980 đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại ĐTĐ phụ thuộc insulin (IDDM, tip I) và ĐTĐ không phụ thuộc Insulin (NIDDM, tip II). - 1995, FDA công nhận nhóm thuốc ức chế men -glucosidase đã được nghiên cứu trước đó ở Châu Âu. 1996, FDA cho phép sử dụng tai Mỹ nhóm thiazolidinediones. - 1998, công bố kết quả nghiên cứu UKPDS sau 20 năm theo dõi tại Anh với kết luận: việc kiểm soát đường huyết tốt ở BN ĐTĐ tip 2 làm giảm rõ rệt tử vong và tàn phế. - ADA-1997 và WHO-1999 thống nhất tiêu chuẩn chẩn đoán và bảng phân loại hiện nay với tên gọi đái tháo đưỡng type 1 và type 2. 1.3. Tần suất và ý nghĩa dịch tễ 1 - ĐTĐ có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ chung ở nam và nữ tương đương nhau. - Trong số trường hợp bệnh, theo bệnh nguyên, ĐTĐ tip 2 chiếm 85 – 95%, ĐTĐ tip 1 khoảng 3 -5% và các nguyên nhân khác là 3%, thay đổi tuỳ theo vùng và chủng tộc. - ĐTĐ tip 2 có tần suất rất thay đổi theo vùng địa dự và chủng tộc trên thế giới, từ 0% ở bộ tộc Togo Châu Phi; 50% chủng dân da đỏ Pima (bang Arizona, Mỹ). Tần suất ĐTĐ tip 2 đang gia tăng nhanh chóng, có thể gấp đôi từ năm 1995 đến năm 2025 (với ước tính khoảng 300 triệu BN) chủ yếu ở các nước đang phát triển. Hiện tượng này được cho là hậu quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá (giảm vận động, tiêu thụ nhiều thức ăn giàu năng lượng và chất béo). Ở Việt Nam, với số liệu thống kê chưa đầy đủ, hiện nay có khoảng 3 - 5% dân số bị bệnh, thay đổi tuỳ vùng miền. Mặt khác, số trường hợp ĐTĐ tip 2 không được chẩn đoán có tỷ lệ tương đương số đã được chẩn đoán. Theo độ tuổi, đa số trường hợp ĐTĐ tip 2 được chẩn đoán sau tuổi 40, đỉnh cao ở lứa tuổi 60 -70 (chiếm tỉ lệ >20%). Thời gian gần đây, ĐTĐ tip 2 ở trẻ em có xu hướng gia tăng nhanh. - ĐTĐ tip 1 có tần suất chung là 0,25 – 0,5% dân số, 1/400 trẻ em và 1/200 người lớn tại Mỹ. Tỷ lệ mới mắc bệnh đang gia tăng ở các nước phát triển, chủ yếu ở người trẻ với đỉnh cao ở độ tuổi từ 10 – 12. 2. PHÂN LOẠI ĐTĐ THEO BỆNH NGUYÊN (ADA-1999) 2.1. Đái tháo đường tip 1 (Tế bào  bị huỷ, thường đưa đến thiếu insulin tuyệt đối) a. Qua trung gian miễn dịch (chiếm hầu hết trường hợp). b. Vô căn 2.2 Đái tháo đường tip 2 (có thể thay đổi từ tình trạng đề kháng insulin ưu thế với thiếu insulin tương đối đến đề kháng insulin nhẹ và giảm tiết insulin chủ yếu) 2.3. Đái tháo đường thai kỳ. Là tình trạng rối lọan dung nạp glucose được phát hiện lần đầu tiên trong thai kỳ, bao gồm cả những ĐTĐ được chẩn đóan mới. 2.4. - Các típ đặc hiệu khác: a. Giảm chức năng tế bào  do khiếm khuyết gen: Gồm các thể MODY từ 1- 6. b. Giảm hoạt tính insulin do khiếm khuyết gen: Đề kháng insulin loại A; hội chứng Rabson – Mandenhall; ĐTĐ thể teo mỡ, … c. Bệnh lý tụy ngoại tiết: Viêm tụy; chấn thương/ cắt bỏ tụy; ung thư; xơ kén tụy; bệnh nhiễm sắc tố sắt; bệnh tụy xơ sỏi,… 2 d. Bệnh nội tiết: bệnh to đầu chi; hội chứng Cushing; cường giáp; U glucagon; U tủy thượng thận tiết catecholamin; u tiết somatostatin; u tiết aldosteron,… ...

Tài liệu có liên quan: