Danh mục tài liệu

Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 2)

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.03 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đối mặt trước sự công kích toàn diện của tính kì lạ lượng tử, thật hấp dẫn là hãy đi giải thích câu nói nổi tiếng của nhà vật lí giành giải Nobel Richard Feynman: “Chẳng ai hiểu nổi cơ học lượng tử”.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 2) Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 2) Đối mặt trước sự công kích toàn diện của tính kì lạ lượng tử, thật hấp dẫn làhãy đi giải thích câu nói nổi tiếng của nhà vật lí giành giải Nobel Richard Feynman:“Chẳng ai hiểu nổi cơ học lượng tử”. Dẫu vậy, thật sự có một vòng sự thật đối với nó. Những giải thích đã thử nêura ở đây sử dụng khuôn khổ được chấp nhận rộng rãi nhất khi nghĩ về tính kì lạlượng tử, gọi là cách hiểu Copenhagen, gọi theo tên thành phố nơi Niels Bohr vàWerner Heisenberg đã nêu ra những quy tắc nền tảng của nó vào đầu thế kỉ 20. Rốt cuộc cơ học lượng tử cho chúng ta biết những gì chứ? (Ảnh: Paul Cooklin / Brand X Pictures / Getty) Với các nguyên lí bất định và những nghịch lí phép đo của nó, cách hiểuCopenhagen gắn liền với sự thừa nhận rằng chúng ta được trang bị tồi để nhìnthấy thực tại lượng tử cơ sở. Mọi nỗ lực chúng ta thực hiện để giao chiến với nógiáng nó xuống một hình chiếu cổ điển hời hợt của tính phong phú lượng tử trọnvẹn của nó. Lev Vaidman ở trường đại học Tel Aviv, Israel, giống như nhiều nhà vật líkhác, đưa ra một lời giải thích khác. “Tôi không nhận thấy mình không hiểu cơ họclượng tử”, ông nói. Nhưng phải trả một giá cao để mà hiểu – đó là thừa nhận sự tồntại của các vũ trụ song song. Trong bức tranh này, các hàm sóng không “suy sụp” về sự tất định cổ điểnmỗi khi bạn đo chúng; thực tại đơn thuần phân tách thành nhiều thế giới songsong cũng như có nhiều khả năng đo. Một trong những thế giới này mang bạn vàthực tại mà bạn sống trong đó ra xa cùng với nó. “Nếu bạn không thừa nhận đa thếgiới, thì chẳng có cách nào có một bức tranh kết hợp cả”, Vaidman nói. Hay, lại theo cách nói của Feynman, cho dù bạn chấp nhận cách hiểuCopenhagen hay đa thế giới, “thì ‘nghịch lí’ chỉ là một sự mâu thuẫn giữa thực tạivà cảm giác của bạn về cái mà thực tại phải như thế”. 1.2 Chuyển động điều hòa đơn giản Tại sao các dao động dạng sin lại quá phổ biến ? Nếu chúng ta thật sự xây dựng hệ lò xo – vật nặng đã nói trong phần trướcvà đo chuyển động của nó một cách chính xác, chúng ta sẽ thấy đồ thị x – t của nógần như là một dạng sóng sin hoàn hảo, như thể hiện trên hình e/1. (Chúng ta gọinó là sóng sin hay “hàm sin” ngay cả khi nó là cosin, vì sin hay cosin lệch nhau mộtlượng có phần độc đoán theo phương ngang) Có thể không có gì ngạc nhiên trướcsự uốn lượn của hàm tổng quát kiểu này, nhưng tại sao nó lại hoàn hảo đặc biệt vềmặt toán học như vậy ? Tại sao nó không có hình răng cưa như 2 hay một số hìnhdạng khác như 3 ? Bí ẩn sâu sắc thêm khi chúng ta thấy một lượng lớn các hệ daođộng rõ ràng không có liên quan biểu hiện cùng đặc điểm toán học đó. Một cái âmthoa, một cái cây kéo ở một đầu và buông ra, một chiếc xe hơi nảy trên bộ chốngsốc của nó, tất cả những hệ này sẽ biểu hiện chuyển động dạng sóng sin dưới mộtđiều kiện: biên độ của chuyển động phải nhỏ. Thật chẳng khó khăn gì việc thấy qua trực giác tại sao hai đầu của biên độ tácdụng khác nhau. Ví dụ, một chiếc xe nảy nhẹ trên bộ chống sốc của nó có thể chạynhẹ nhàng, nhưng nếu chúng ta gấp đôi biên độ của các dao động, thì đáy xe có thểbắt đầu chạm đất, e/4. (Mặc dù chúng ta đang giả sử cho đơn giản trong chươngnày rằng năng lượng không bao giờ bị tiêu hao, nhưng đây rõ ràng không phải làmột giả định thực tế cho lắm trong ví dụ này. Mỗi lần chiếc xe đụng đất, nó sẽchuyển một chút động năng và thế năng của nó thành nhiệt và âm thanh, nên cácdao động thật ra sẽ tắt đi khá nhanh, chứ không lặp lại nhiều chu trình như biểudiễn trên hình) Chìa khóa để hiểu được một vật dao động như thế nào là biết lực tác dụnglên vật phụ thuộc như thế nào vào vị trí của vật. Nếu một vật đang dao động sangtrái và phải, thì nó có một lực hướng sang trái khi nó ở phía bên phải, và một lựchướng sang phải khi nó ở phía bên trái. Trong không gian một chiều, chúng ta cóthể biểu diễn hướng của lực bằng một dấu dương hoặc âm, và vì lực thay đổi từdương sang âm cho nên phải có một điểm ở chính giữa tại đó lực bằng không. Đâylà điểm cân bằng, nơi vật sẽ vẫn ở yên nếu nó được buông ra lúc nghỉ. Cho tiện kíhiệu suốt chương này, chúng ta sẽ định nghĩa gốc của hệ tọa độ của chúng ta saocho x bằng không tại vị trí cân bằng. Ví dụ đơn giản nhất là vật nặng gắn với lò xo, trong đó lực tác dụng lên vậtnặng cho bởi định luật Hooke F = - kx Chúng ta có thể hình dung hành trạng của lực này bằng đồ thị F theo t, nhưbiểu diễn trên hinh f. Đồ thị là một đường thẳng, và hằng số lò xo k bằng với trừ độdốc của nó. Lò xo cứng hơn có giá trị k lớn hơn và độ dốc nghiêng hơn. Định luậtHooke chỉ là một sự gần đúng, nhưng nó hoạt động rất tốt đối với đa số lò xo trongcuộc sống thực tế, đồng thời lò xo không bị nén hay bị kéo căng quá nhiều đến mứcnó bị bẻ cong hay hỏng vĩnh viễn. Định lí quan trọng sau đây, có bằng chứng cho trong mục tự chọn 1.3, liên hệđồ thị chuyển động với đồ thị lực: Định lí: Một đồ thị lực là đường thẳng gây ra một đồ thị chuyển độngdạng sin. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật đang dao động chỉ phụ thuộc vào vị trí củavật, và liên hệ với độ dịch chuyển khỏi vị trí cân bằng bởi một phương trình códạng F = - kx, thì chuyển động của vật biểu hiện một đồ thị dạng sin với chu kì Cho dù bạn không đọc phần chứng minh, thật chẳng quá khó việc hiểu tại saophương trình cho chu kì là có ý nghĩa. Một khối lượng lớn hơn gây ra chu kì lớnhơn, vì lực đó sẽ không thể nào quật cho vật nặng tới lui rất nhanh. Một giá trị lớnhơn của k gây ra chu kì ngắn hơn, vì lực mạnh hơn có thể quật cho vật tới luinhanh hơn. Điều này có vẻ trông như chỉ là một định lí mơ hồ về hệ lò xo – vật nặng,nhưng hình g cho thấy nó còn tổng quát hơn như thế. Hình g/1 mô tả một đườngcong lực không phải là đường thẳng. Một hệ với đường ...