Danh mục tài liệu

Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 2) - Bài 2: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo - Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 275.63 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đảng ta coi đoàn kết dân tộc và tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong chính sách dân tộc và tôn giáo thì việc đoàn kết dân tộc và tôn giáo có mối quan hệ biện chứng với nhau, cũng là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Bài giảng này sẽ trình bày một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo và vấn đề đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 2) - Bài 2: Một số nội dung cơ bản về dân tộc, tôn giáo - Đấu tranh phòng chống các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và nhiều tôn giáo. Với 54 dân tộc, cư trú ở các vùng miền khác nhau, có trình độ kinh tế, văn hóa, xã hội và mức sống khác nhau; đồng bào mỗi dân tộc cũng theo nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Đến nay, Nhà nước ta đã cấp giấy đăng ký và công nhận 31 tổ chức của 12 tôn giáo. Dù là dân tộc nào, theo loại hình tín ngưỡng, tôn giáo gì thì người dân cư trú trên mảnh đất Việt hình chữ “S” này, vẫn luôn có khát vọng xây dựng một nước Việt Nam độc lập, dân chủ, tự do và hạnh phúc cho mọi người, đó là điểm tương đồng để mọi người chung sức, chung lòng nhằm phấn đấu vươn tới những ước vọng chính trị - văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc. Chính vì vậy, Đảng ta coi đoàn kết dân tộc và tôn giáo là vấn đề có ý nghĩa chiến lược. Cương lĩnh 1991 và các văn kiện tiếp theo, Đảng ta đã nhiều lần xác định vai trò của đoàn kết dân tộc, tôn giáo. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trong chính sách dân tộc và tôn giáo thì việc đoàn kết dân tộc và tôn giáo có mối quan hệ biện chứng với nhau, cũng là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu. Bài giảng được biên soạn dựa trên cơ sở Giáo trình giáo dục quốc phòng – an ninh, tập một, dùng cho đại học, cao đẳng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2014. 1 Phần I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DÂN TỘC I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DÂN TỘC. 1. Khái niệm. Dân tộc là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập một quốc gia, trên cơ cở cộng đồng bền vững về: lãnh thổ quốc gia, kinh tế, ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc và tên gọi của dân tộc. Khái niệm được hiểu: - Các thành viên cùng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ chung (tiếng mẹ đẻ) để giao tiếp nội bộ dân tộc. Các thành viên cùng chung những đặc điểm sinh hoạt văn hóa vật chất, văn hoá tinh thần tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc. - Dân tộc được hiểu theo nghĩa cộng đồng quốc gia dân tộc, là một cộng đồng chính trị - xã hội, được chỉ đạo bởi một nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ chung, như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa… 2. Tình hình quan hệ dân tộc trên thế giới. Hiện nay, trước sự tác động của cáchmnạg khoa học công nghệ,xu thế toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, làm cho quan hệ giai cấp, dân tộc diễn biến phức tạp, khó lường. Như Đảng ta đã nhận định: trên thế giới, hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn trong quan hệ giữa các dân tộc. Toàn cầu hoá và các vấn đề toàn cầu làm cho sự hiểu biết lẫn nhau và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc tăng lên, thúc đẩy xu thế khu vực hoá. Đồng thời các dân tộc đề cao ý thức độc lập, tự chủ, tự lực tự cường, chống can thiệp áp đặt và cường quyền. Mặt khác, quan hệ dân tộc, sắc tộc hiện nay trên thế giới vẫn diễn ra rất phức tạp, nóng bỏng ở cả phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc, xu hướng li khai, chia rẽ dân tộc đang diễn ra ở khắp các quốc gia, các khu vực, các châu lục trên thế giới… Đúng như Đảng ta nhận định: “Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, li khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp biên giới, lãnh thổ, biên đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp”. Vấn đề quan hệ dân tộc, sắc tộc đã gây nên những hậu quả nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường cho các quốc gia, đe doạ hoà bình, an ninh khu vực và thế giới. 3. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân tộc và giải quyết vấn đề dân tộc. a) Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê-nin về dân tộc và giải quyết vấn đề về dân tộc. - Vấn đề dân tộc là những nội dung nảy sinh trong quan hệ giữa các dân tộc diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội tác động xấu đến mỗi dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc, các quốc gia dân tộc với nhau cần phải giải quyết. 2 Thực chất của vấn đề dân tộc là sự va chạm, mâu thuẫn lợi ích giữa các dân tộc trong quốc gia đa dân tộc và giữa các quốc gia dân tộc với nhau trong quan hệ quốc tế diễn ra trên mọi lĩnh vực đời sống văn hoá xã hội. - Vấn đề dân tộc còn tồn tại lâu dài. Bởi do dân số và trinh độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc không điều nhau; do sự khác biệt về lợi ích; do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tâm lí; do tàn dư tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, tự ti dân tộc; do thiếu sót, hạn chế trong hoạch định, thực thi chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước cầm quyền; do sự thống trị, kích động chia rẽ của các thế lực phản động ...

Tài liệu có liên quan: