Danh mục tài liệu

Bài giảng Kế toán công: Chương 5+6 - Kế toán lao động tiền lương, các khoản trích theo lương. Kế toán tài sản cố định

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.23 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Kế toán công: Chương 5+6 - Kế toán lao động tiền lương, các khoản trích theo lương. Kế toán tài sản cố định" được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn sinh viên những kiến thức về công việc kế toán lao động tiền lương, các khoản trích theo lương. Kế toán tài sản cố định;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán công: Chương 5+6 - Kế toán lao động tiền lương, các khoản trích theo lương. Kế toán tài sản cố định CHƯƠNG 5 : KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG , CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG I. KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG : 1. Công việc của kế toán lương :  Theo dõi, phản ánh kịp thời số lượng NLĐ, thời gian lao động, tính chính xác tiền lương phải trả cho NLĐ ( gồm tiền lương, tiền phép năm, tiền thưởng…) vào đúng từng bộ phận có liên quan (như CP tiền lương cho nhân công trực tiếp là TK 622, CP tiền lương của sản xuất chung là TK 154, CP tiền lương của bộ phận bán hàng là TK 6422, CP tiền lương của bộ phận quản lý là TK 6421).  Dựa vào bảng chấm công và các giấy tờ liên quan như giấy xin nghỉ phép, quy chế lương thưởng,…tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí, các khoản phụ cấp, trợ cấp,…theo đúng quy định của pháp luật và quy chế của doanh nghiệp.  Trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau.  Xây dựng thang bảng lương để nộp cho cơ quan bảo hiểm.  Hoàn thiện bộ hồ sơ chứng từ của tiền lương để đủ cơ sở chắc chắn tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN. 2. Các chứng từ sử dụng khi thực hiện công việc của kế toán tiền lương - Bảng tạm ứng lương công ty - Phiếu tạm ứng lương nhân viên - Bảng chấm công - Bảng lương công ty - Bảng kê chi tiết phụ cấp - Phiếu lương Nhân viên - Bảng lương thanh toán qua Ngân hàng - Báo cáo tổng hợp thu nhập của nhân viên - Báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân - Các biểu mẫu báo cáo BHXH 3. Tài khoản sử dụng chính khi thực hiện công việc của kế toán tiền lương  Kết cấu tài khoản 334 – Phải trả người lao động  Phát sinh bên Nợ: các khoản khấu trừ vào tiền lương, công của NLĐ ( trừ tiền tạm ứng, các khoản trích bảo hiểm, thuế TNCN), số tiền lương đã thanh toán.  Số dư bên Nợ: Tạm ứng trước lương cho nhân viên  Số dư bên Có: Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho CNV. I. MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CỤ THỂ 1. Hạch toán bút toán tính lương: • Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang • Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp • Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công • Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung • Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (TT 133 là TK 6421) • Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (TT 133 là TK 6422) • Có TK 334 - Phải trả người lao động 2. Các khoản giảm trừ theo lương: a) Nếu trong kỳ có nhân viên tạm ứng lương, kế toán hạch toán: • Nợ 334: Trừ vào lương người lao động • Có TK 111, 112: Số tiền tạm ứng b) Nếu trong kỳ có phát sinh thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện khấu trừ, kế toán hạch toán: + Xác định số thuế phải trừ vào lương: • Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN phải khấu trừ • Có TK 3335: Thuế TNCN + Khi nộp thuế: • Nợ TK 3335: Số thuế phải nộp • Có TK 111, 112 c) Các khoản trích bảo hiểm trừ vào lương, hạch toán: Nợ TK 334 : Tổng số trích trừ vào lương (10,5%) • Có TK 3383: Trích bảo hiểm xã hội (Lương tham gia BH X 8%) • Có TK 3384: Trích bảo hiểm xã y tế (Lương tham gia BH X 1,5%) • Có TK 3386: Trích bảo hiểm xã thất nghiệp (Lương tham gia BH X 1%) 3. Khi hạch toán các khoản trích trừ vào lương người lao động, kế toán sẽ hạch toán luôn các khoản trích mà doanh nghiệp phải nộp thay người lao động để tính vào chi phí theo tỷ lệ đóng như sau: • Nợ TK 622, 623, 627, 641, 642: Trích BH + KPCĐ tính vào chi phí (Lương tham gia BH X 23,5%) • Có TK 3383: Trích bảo hiểm xã hội (Lương tham gia BH X 17,5%) • Có TK 3384: Trích bảo hiểm xã y tế (Lương tham gia BH X 3%) • Có TK 3386: Trích bảo hiểm xã thất nghiệp (Lương tham gia BH X 1%) (TT 133 là TK 3385) • Có TK 3382: Trích kinh phí công đoàn (Lương tham gia BH X 2%) 4. Khi nộp tiền bảo hiểm: • Nợ TK 3383 : Số đã trích BHXH (25.5%) • Nợ TK 3384 : Số đã trích BHYT (4,5%) • Nợ TK 3386 : Số đã trích BHTN (2%) • Nợ TK 3382 : Số tiền kinh phí công đoàn phải nộp (2%) • Có TK 111 hoặc 112: số tiền thực nộp 5. Nếu trong kỳ, có nhân viên được hưởng chế độ thai sản, mà doanh nghiệp nhận được tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) - Khi nhận được tiền Kế toán hạch toán: • Nợ 112: Số tiền nhận được • Có 338: phải trả phải nộp khác. - Khi trả tiền cho người lao động được hưởng: • Nợ 338: Số tiền phải trả • Có 111, 112: số tiền đã trả 6. Nếu trong kỳ có phát sinh trả lương cho người lao động bằng hàng hóa: - Kế toán sẽ phải xuất hóa đơn, căn cứ vào đó kế toán sẽ hạch toán: • Nợ TK 334 - Phải trả người lao động • Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có) • Có TK 511 - Doanh thu bán hàng CHƯƠNG 6 : KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH I. KHÁI NIỆM , TIÊU CHUẨN, ĐẶC ĐIỂM 1. Khái niệm : Tài sản cố định là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm) 2. Tiêu chuẩn Theo Điều 3 của TT 45/2013/TT-BTC thì Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định như sau: Phải thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên 3. Đặc điểm tài sản cố định : • TSCĐ sẽ tham gia vào nhiều niên độ kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dần vào gía trị sản phẩm làm ra thông qua khoản chi phí khấu hao. Điều này làm giá trị c ...

Tài liệu có liên quan: