Danh mục tài liệu

Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 8 - Ths. Trinh Thu Thủy

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 11.60 MB      Lượt xem: 24      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 8 Nguồn vốn với phát triển và đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng tìm hiểu chương học này với nội dung kiến thức trình bày sau: Vốn đầu tư, hoạt động đầu tư, các yếu tố tác động đến nhu cầu đầu tư, nguồn vốn đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tài trợ nước ngoài cho các nước LDCs.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 8 - Ths. Trinh Thu Thủy Chương 8Nguồn vốn với phát triển -Đầu tư trực tiếp nước ngoài 11. Vốn đầu tư1.1. Khái niệm vốn đầu tư: Vốn đầu tư là chi phí để bù đắp hao mòn tài sản và tăng thêm khối lượng tài sản mới. I = DP + IDP: phần thay thế tài sản cố định bị hao mònI: phần đầu tư thuần tuý.1.2. Phân loại vốn đầu tư:- Đầu tư cho tài sản sản xuất.- Đầu tư cho tài sản phi sản xuất. 22. Hoạt động đầu tư2.1. Khái niệm: hoạt động đầu tư là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất và tạo ra năng lực sản xuất mới, là quá trình chuyển hóa vốn thành các tài sản phục vụ cho quá trình sản xuất.2.2. Các hình thức của hoạt động đầu tư:• Đầu tư trực tiếp: là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư.• Đầu tư gián tiếp: là hoạt động đầu tư mà người 3 có vốn không trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư.3. Các yếu tố tác động đến nhu cầu đầu tư: • Chu kỳ kinh doanh. • Lãi suất kinh doanh. • Thuế thu nhập của công ty. • Môi trường đầu tư.4. Nguồn vốn đầu tư: • Nguồn vốn đầu tư trong nước: o Tiết kiệm của chính phủ. o Tiết kiệm của các công ty. o Tiết kiệm của dân cư. • Nguồn vốn đầu tư nước ngoài: Các nguồn tài chính nước ngoài thường vào dưới hai hình thức: o Đầu tư tư nhân nước ngoài o Tài trợ nước ngoài (trợ giúp phát triển công 4 cộng).Đầu tư tư nhân nước ngoài: phần lớn là đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) của các công ty đaquốc gia, có trụ sở ở các nước phát triển và vốnlưu chuyển vào các nước đang phát triển thôngqua các ngân hàng tư nhân quốc tế. 55. Đầu tư trực tiếp nước ngoài5.1. Khái niệm: Là nguồn vốn đầu tư của tư nhân nước ngoài đối với các nước đang phát triển, là nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng với phát triển kinh tế. FDI cung cấp: nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật, tìm kiếm và ổn định thị trường tiêu thụ, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu thu hút được nguồn vốn này sẽ giảm được gánh nợ nước ngoài đối với các nước LDCs. 65.2. FDI và các liên hợp đa quốc gia (MNCs)i) Khái niệm: MNCs là những công ty, doanh nghiệp đang kiểm tra và kiểm soát các hoạt động kinh doanh ở trên phạm vi không phải của một nước. MNCs là những tổ chức kinh doanh chứ không phải là tổ chức phát triển.ii) Mục đích của MNCs: tối đa hóa thu nhập từ vốn. Tập trung vào các khu vực và các nước mà doanh thu tài chính cao nhất và có độ an toàn cho vốn đầu tư cao nhất. 7iii) Vai trò của MNCs trong FDI: Mặc dù MNCs không quan tâm tới phát triển của những nước họ đầu tư, song MNCs lại trực tiếp ảnh hưởng tới những vấn đề phát triển (di chuyển lao động, tăng lương, chuyển giao công nghệ v.v….) MNCs tác động bằng cách: Đưa vốn vào. Xây dựng nhà máy địa phương cho LDCs. Chuyển giao công nghệ sản xuất, thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, thay đổi cách sống dân bản xứ, nâng cấp dịch vụ quản lý, đa dạng hóa kinh doanh: cạnh tranh, độc quyền thị trường, phát triển quảng 8 cáo.iv) Vai trò của MNCs trong thương mại quốc tế và xu hướng toàn cầu hóa: Có vai trò lớn đối với thị trường và phát triển kinh tế của các nước có các chi nhánh của MNCs hoạt động: chủ yếu họ chiếm thị trường độc quyền thiểu số của các nước. LDCs thường có quy mô kinh doanh nhỏ, sự hiện diện của MNCs ở LDCs thường quan trọng hơn đối với DCs. 9* MNCs ở LDCs: MNCs gia nhập vào LDCs trong các lĩnh vực khác nhau qua các thời kỳ. Lúc đầu: tập trung vào công nghiệp sản xuất sản phẩm thô, hoặc các chi tiết của một thành phẩm như: dầu, nguyên liệu, nông nghiệp xuất khẩu hoặc sản xuất thức ăn. Hiện nay: mở rộng hơn vào công nghiệp chế biến. Chúng chiếm khoảng 28% FDI ở LDCs, đây là phần rất quan trọng. Dầu lửa 40% và khai thác mỏ 9%. 105.2. Nguyên nhân ảnh hưởng của MNCs đối vớicác nước LDCs Quy mô lớn: MNCs có sức mạnh kinh tế rất lớn, thậm chí với cả các quốc gia phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thế giới có xu thế bị các công ty mẹ kiểm soát tập trung. Họ là công ty chính đẩy mạnh thương mại quốc tế và xu thế toàn cầu hóa: MNCs có vai trò lớn đối với thị trường và phát triển kinh tế của các nước có các chi nhánh của MNCs hoạt động, chủ yếu họ chiếm thị trường độc quyền thiểu số của các nước. 115.3. Ưu nhược điểm của FDI đối với ...