Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa gạo. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lí và tập quán từng nơi. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng "Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô" để nắm bắt được những nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC NGÔ
I. LỜI GIỚI THIỆU
Ngô là cây lương thực quan trọng trên toàn thế giới bên cạnh lúa mì và lúa
gạo. Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô
làm lương thực chính cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa lí và
tập quán từng nơi.
Ở Việt Nam, ngô là cây thức ăn chăn nuôi quan trọng nhất hiện nay: 70%
chất tinh trong thức ăn tổng hợp của gia súc là từ ngô; ngô còn là thức ăn xanh
và ủ chua lí tưởng cho đại gia súc đặc biệt là bò sữa.Gần đây cây ngô còn là cây
thực phẩm; người ta dùng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp vì nó sạch và có hàm
lượng dinh dưỡng cao; ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng làm quả ăn
tươi (luộc, nướng) hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu. Ngô còn là nguyên
liệu của ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm và công nghiệp nhẹ để sản
xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu, glucôzơ, bánh kẹo… Trong y dược ngô được dùng
để trị áp huyết, râu ngô được dùng để làm thuốc.
Việt Nam nằm trong vùng sinh thái nhiệt đới thấp; cây ngô đã được đưa
vào sản xuất cách đây 300 năm. Những năm gần đây, nhờ có các chính sách
khuyến khích của Nhà nước và nhiều tiến bộ kĩ thuật, đặc biệt là về giống, cây
ngô đã có những những tăng trưởng đáng kể về diện tích, năng suất và sản
lượng, đồng thời đã hình thành 8 vùng trồng ngô chính trong cả nước.
+ Vùng thứ nhất: vùng miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh biên giới phía
Bắc và Đông Bắc như: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng,
Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Giang và Phú Thọ.
+ Vùng 2: vùng miền núi Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La và
Hoà Bình
+ Vùng 3: Đồng bằng sông Hồng bao gồm các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình,
thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng.
+ Vùng 4: vùng miền Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
+ Vùng 5: vùng cao nguyên Trung Bộ bao gồm các tỉnh Gia Lai, Kon Tum,
Daklak và Lâm Đồng
+ Vùng 6: vùng duyên hải miền Trung bao gồm các tỉnh: Quảng Nam, Đà
Nẵng, Bình Định
+ Vùng 7: vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh; Đồng Nai, Sông Bé, Tây
Ninh và thành phố Hồ Chí Minh
1
+ Vùng 8: đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long
Hiện nay, diện tích trồng ngô ở Việt Nam chiếm vị trí thứ hai chỉ sau cây
lúa nước. Cây ngô có vị trí rất quan trọng trong cơ cấu cây lương thực ở các tỉnh
trung du miền núi, do ở đây nhiều dân tộc đã sử dụng ngô như một loại lương
thực chính. Ở đồng bằng, ngô trồng nhiều trên các vùng đất bãi ven sông và
chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cây trồng vụ đông trên đất hai vụ lúa của đồng
bằng Bắc Bộ.
II. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT HỌC
Ngô (tên khoa học: Zea mays L), thuộc họ hoà thảo Poacea và tộc
Tripsaceae, không giống những hoa hoàn chỉnh của hầu hết những loài hoà thảo,
ngô có hoa đực và hoa cái tách biệt trên cùng một cây. Hoa đực ở đỉnh ngọn
thường gọi là cờ ngô và hoa cái sinh ra ở bên trong những mầm phụ được gọi là
bắp. Cấu tạo đó được coi là hoa đơn tính cùng gốc (hay đơn tính đồng chu).
1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo các cơ quan sinh dƣỡng và sinh sản của ngô
1.1. Rễ ngô:
Ngô có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hoà thảo. Căn cứ vào
hình thái, vị trí và thời gian phát sinh có thể chia rễ ngô thành 3 loại: (rễ mầm, rễ
đốt và rễ chân kiềng)
+ Rễ mầm (còn gọi là rễ mộng, rễ tạm thời, rễ hạt): phát triển từ rễ sơ sinh
của phôi. Rễ mầm thứ cấp thường khoảng 3-4 cái và tồn tại trong thời gian ngắn
trong đời sống cây ngô từ nảy mầm - đến khi ngô 4-5 lá.
+ Rễ đốt: phát triển từ những đốt thấp nhất nằm dưới mặt đất 3 - 4 cm.
Rễ đốt xuất hiện khi ngô được 3 - 4lá, sau đó phát triển rất nhanh và dần dần
chiếm ưu thế. Đây là loại rễ làm nhiệm vụ cung cấp nước và thức ăn trong
suốt đời sống của cây ngô.
+ Rễ chân kiềng (rễ neo - rễ chống): là loại rễ đốt được mọc ở đốt gần sát
trên mặt đất (thường mọc ở 2 hay 3 đốt cuối), rễ chân kiềng ngoài nhiệm vụ
chống đổ cho cây chúng còn hút nước và chất dinh dưỡng.
1.2. Thân ngô:
+ Ngô thuộc họ hoà thảo song có thân khá chắc, có đường kính từ 2 - 4cm
tuỳ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái và chăm sóc. Thân ngô trưởng thành
bao gồm nhiều lóng (dóng) nằm giữa các đốt và kết thúc bằng bông cờ. Số lóng
và chiều dài lóng là chỉ tiêu quan trọng trong việc phân loại các giống ngô, lóng
2
mang bắp được kéo dài thích hợp để bắp ngô có thể định vị và phát triển và có 1
rãnh dọc cho phép sự bám và phát triển bình thường của bắp.
+ Trong điều kiện bình thường cây ngô cao 1,8 - 2,0 m có số lóng thay đổi
tuỳ thuộc vào giống:
- Giống ngô ngắn ngày, cây cao 1,2 - 1,5 m có 14 - 15 lóng
- Giống ngô trung ngày, cây cao 1,8 - 2,0 m có 18 - 22 lóng
- Giống ngô dài ngày, cây cao 2,0 - 2,5 m có 20 - 22 lóng
Chiều dài của các lóng trên thân không đều nhau. Ở gần gốc lóng ngắn, lên
cao lóng to và dài dần, phát triển nhât là những lóng mang bắp. Các lóng về phía
ngọn lại ngắn và bé dần.
1.3. Lá ngô:
Sau khi bao lá mầm nhú lên khỏi mặt đất, những lá bắt đầu mọc theo thứ tự
thời gian. Căn cứ vào hình thái và vị trí trên thân có thể chia làm 4 loại lá:
* Lá mầm: là lá đầu tiên khi cây còn nhỏ, chưa phân biệt được với phiến lá
với vỏ bọc lá.
* Lá thân: là những lá có mầm nách ở kẽ chân lá hay những lá mọc trên
những đốt thân.
* Lá ngọn: là những lá ở phần trên của bắp trên cùng hay những lá mọc ở
trên các đốt ngọn, không có mầm nách ở kẽ lá.
* Lá bi: là những lá bao bắp
Các bộ phận của lá gồm: bẹ lá, phiến lá, thìa lìa (hay tai lá)
+ Bẹ lá: bẹ lá hay cuống lá bao chặt vào thân, trên mặt bẹ lá có nhiều lông.
Bẹ lá làm thân cứng thêm, khi còn non do các bẹ lá lồng gối vào nhau tạo thành
thân giả bao phủ kín thân chính; khi vươn lóng từ 9 lá về sau lóng dài ...
Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô
Số trang: 27
Loại file: pdf
Dung lượng: 504.76 KB
Lượt xem: 26
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỹ thuật trồng ngô Kỹ thuật chăm sóc ngô Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô Phòng trừ sâu bệnh Lượng phân bón cho ngô Phân loại ngôTài liệu có liên quan:
-
Giáo trình Trồng một số loài cây lương thực (Nghề: Khuyến nông lâm) - Trường Cao Đẳng Lào Cai
70 trang 63 0 0 -
Tài liệu Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử
22 trang 44 0 0 -
4 trang 37 0 0
-
5 trang 36 0 0
-
Giáo trình Kỹ thuật trồng cây màu: Phần 1
145 trang 36 0 0 -
Bác sĩ cây trồng - Rau ăn lá part 6
8 trang 30 0 0 -
Bác sĩ cây trồng - Rau ăn lá part 3
8 trang 29 0 0 -
Ebook Kỹ thuật trồng ngô: Phần 1 - Nguyễn Đức Cường
22 trang 29 0 0 -
4 trang 29 0 0
-
4 trang 28 0 0