
Bài giảng Lập trình nâng cao (Advanced Programming) - Chương 3: Các khai báo, biểu thức, khối lệnh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lập trình nâng cao (Advanced Programming) - Chương 3: Các khai báo, biểu thức, khối lệnh Chương 3. Các khai báo, biểu thức, khối lệnh I. Các khai báo II. Biểu thức III. Khối lệnh Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 1 I.1. Khai báo sử dụng thư viện hàm ² Các trình biên dịch C có sẵn rất nhiều chương trình con (gọi là hàm), các hàm này để trong các thư viện hàm khác nhau. Muốn sử dụng hàm nào ta phải khai báo sử dụng thư viện hàm chứa hàm đó. ² Cú pháp khai báo như sau: #include hoặc #include “tên tệp header” Tên tệp header của thư viện hàm có đuôi .h Ví dụ: #include //Khai báo sử dụng các chương trình vào/ra Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 2 I.2. Khai báo hằng ² Khai báo hằng là đặt tên cho một giá trị cụ thể ² Cú pháp khai báo hằng: #define Tên_hằng Giá_trị_của_hằng Ví dụ: #define PI 3.141593 ² Khai báo hằng có thể đặt bất kỳ đâu trong chương trình. Khi biên dịch chương trình, tất cả tên hằng được sử dụng sau dòng khai báo hằng sẽ được thay bằng giá trị của tên hằng. Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 3 I.3. Khai báo biến ² Biến là ô nhớ trong bộ nhớ trong (RAM) của máy tính dùng để cất chứa dữ liệu. ² Khai báo biến là đặt tên cho ô nhớ và xác định kiểu dữ liệu cho ô nhớ. Ô nhớ có kiểu dữ liệu nào thì chỉ chứa được giá trị của kiểu dữ liệu đó. Khai báo biến có thể để bất kỳ đâu trong chương trình. ² Cú pháp: Tên_kiểu_dl Tên_biến; Ví dụ: int a; //biến tên là a, có kiểu số nguyên int n Nếu có nhiều biến cùng kiểu thì có thể khai báo cùng nhau, giữa các tên biến phân tách nhau bởi dấu phẩy. Ví dụ: float a,b,c; Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 4 I.3. Khai báo biến (tiếp) ² Khi khai báo biến có thể khởi tạo giá trị ban đầu cho biến bằng đặt dấu bằng và một giá trị nào đó cách ngay sau tên biến. Ví dụ: int a,b=20,c,d=35; Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 5 II. Biểu thức 1. Biểu thức 2. Phép toán số học 3. Phép toán quan hệ và logic 4. Phép toán tăng giảm 5. Thứ tự ưu tiên của các phép toán 6. Các hàm số học 7. Câu lệnh gán và biểu thức gán 8. Biểu thức điều kiện 9. Chuyển đổi kiểu giá trị Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 6 II.1. Biểu thức ² Biểu thức là sự kết hợp các giá trị bằng các phép toán để có được một giá trị mới. Các giá trị đem ra kết hợp được gọi là toán hạng. Toán hạng có thể là hằng, biến, hàm. ² Biểu thức dùng để bảo máy tính thực hiện một tính toán nào đó để có được một giá trị mới. ² Mỗi biểu thức sẽ có một giá trị và nói chung cái gì có giá trị đều được coi là biểu thức. Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 7 II.1. Biểu thức (tiếp) ² Có hai loại biểu thức: n Biểu thức số: có giá trị là nguyên hoặc thực n Biểu thức logic: có giá trị là đúng (giá trị khác 0) hoặc sai (giá trị bằng 0) ² Ví dụ: (a+b+c)/2 (-b-sqrt(delta))/(2*a) (a+b) > 2*c Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 8 II.2. Phép toán số học ² Phép toán hai ngôi: + - * / % n % là phép lấy phần dư, ví dụ: 11%2 = 1 n Phép chia hai số nguyên chỉ giữ lại phần nguyên Ví dụ: 11/2 = 5 ² Phép toán một ngôi: dấu âm – Ví dụ -(a+b) ² Các phép toán số học tác động trên tất cả các kiểu dữ liệu cơ bản. Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 9 II.3. Phép toán so sánh và logic ² Các phép toán so sánh và logic cho ta giá trị đúng (có giá trị khác 0) hoặc sai (có giá trị bằng 0). ² Các phép toán so sánh gồm có: Phép toán Ý nghĩa > Lớn hơn >= Lớn hơn hoặc bằng < Nhỏ hơn II.3. Phép toán quan hệ và logic (tiếp) ² Các phép toán logic gồm có: Phép toán Ý nghĩa ! Phủ định (NOT) && Và (AND) || Hoặc (OR) Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 11 II.4. Phép toán tăng giảm ² C++ có hai phép toán một ngôi để tăng và giảm giá trị của các biến (có kiểu nguyên hoặc thực). Toán tử tăng ++ cộng 1 vào toán hạng của nó, toán tử giảm -- trừ toán hạng của nó đi 1. Ví dụ: giả sử biến n đang có giá trị là 8, sau phép tính ++n làm cho n có giá trị là 9, sau phép tính --n làm cho n có giá trị là 7. ² Phép toán ++ và -- có thể đứng trước hoặc sau toán hạng. Nếu đứng trước thì toán hạng của nó sẽ được tăng/giảm trước khi nó được sử dụng, nếu đứng sau thì toán hạng của nó sẽ được tăng/giảm sau khi nó được sử dụng. Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 12 II.5. Thứ tự ưu tiên của các phép toán ² Khi trong một biểu thức có chứa nhiều phép toán thì các phép toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên: Các phép toán có mức ưu tiên cao thực hiện trước, các phép toán cùng mức ưu tiên được thực hiện từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái. ² Bảng thứ tự ưu tiên các phép toán: Các phép toán cùng loại cùng mức ưu tiên. Các phép toán loại 1 có mức ưu tiên cao nhất, rồi đến các phép toán loại 2, 3,… Các phép toán loại 2 (phép toán một ngôi), 14 (phép toán điều kiện) và 15 (phép toán gán) kết hợp từ phải qua trái, các phép toán còn lại kết hợp từ trái qua phải. Lập trình nâng cao - Chương 03 - Ngô Công Thắng 13 II.5. Thứ tự ưu tiên của các phép toán (tiếp) TT Loại phép toán Phép toán Ý nghĩa 1 Cao nhất () Lời gọi hàm, dấu ngoặc [] Truy nhập phần tử mảng -> Truy nhập gián tiếp . Truy nhập trực tiếp :: Truy nhập tên miền 2 Phép toán 1 ngôi ! ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lập trình nâng cao Advanced Programming Bài giảng Lập trình nâng cao Biểu thức Khối lệnh Khai báo hằng Khai báo biếnTài liệu có liên quan:
-
142 trang 133 0 0
-
Giáo trình Lập trình nâng cao (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 - Tổng cục dạy nghề
169 trang 94 0 0 -
Đề thi kết thúc học phần Lập trình nâng cao - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1 trang 86 0 0 -
88 trang 56 0 0
-
Giáo trình Lập trình nâng cao: Phần 2 - Nguyễn Văn Vinh
153 trang 49 0 0 -
Bài giảng Thiết kế và lập trình Web - Bài 5: PHP cơ bản
137 trang 43 0 0 -
Bài giảng Tin học cơ sở 4 - Bài 8: Con trỏ
34 trang 41 0 0 -
Lập trình tự động hóa PLC S7-300 với TIA Portal: Phần 2
233 trang 40 0 0 -
Bài giảng Lập trình nâng cao: Bài 10+11+12 - Trương Xuân Nam
44 trang 40 0 0 -
Phân tích cấu trúc dữ liệu: Phần 1
142 trang 39 0 0 -
36 trang 38 0 0
-
Bài giảng Lập trình nâng cao (Advanced Programming) - Chương 7: Con trỏ
56 trang 37 0 0 -
Giáo trình Lập trình nâng cao: Phần 1 - Nguyễn Văn Vinh
126 trang 35 0 0 -
Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kì 2 môn Tin học lớp 10 - Trường THPT Ngã Năm
12 trang 34 0 0 -
14 trang 32 0 0
-
Ngôn ngữ Pascal - Lập trình nâng cao: Phần 1
109 trang 31 0 0 -
35 trang 31 0 0
-
64 trang 30 0 0
-
Bài giảng Lập trình nâng cao (Advanced Programming) - Chương 9: Kiểu dữ liệu tệp
18 trang 29 0 0 -
Tài liệu học tập môn Tin cơ sở: Phần 2 - Phùng Thị Thu Hiền
80 trang 29 0 0