Danh mục tài liệu

Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 5: Mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên

Số trang: 18      Loại file: ppt      Dung lượng: 207.50 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 5: Mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên, cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên; Cơ sở lý thuyết xác suất; Phân bố xác suất của các biến ngẫu nhiên; Số ngẫu nhiên phân bố đều; Một số ví dụ về mô phỏng các hệ ngẫu nhiên;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Mô hình hóa và điều khiển - Chương 5: Mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.1. Khái niệm mô hình hóa các hệ ngẫu nhiên - Hệ ngẫu nhiên là hệ trong đó có các biến ngẫu nhiên. Các biến ngẫu nhiên được đặc trưng bởi luật phân phối xác suất  Mô hình mô phỏng hệ ngẫu nhiên còn được gọi là mô hình xác suất - Bản chất của PP này là xây dựng mô hình của hệ thống S với tín hiệu đầu vào của hệ có tác động mang tính ngẫu nhiên. VD: Số lượng các sự kiện, thời gian giữa các sự kiện. - Trên cơ sở phân tích các tín hiệu đầu ra người ta nhận được dáng điệu phản ứng của hệ thống. - Mỗi lần thực hiện phép thử thu được một lời giải chứa đựng thông tin về hệ thống. Nếu tăng số phép thử lên đủ lớn thì kết quả thu được bằng cách lấy trung bình theo xác suất sẽ ổn định và đạt độ chính xác cần thiết. 1 CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.2. Cơ sở lý thuyết xác suất 5.2.1.Biến cố ngẫu nhiên và xác suất a). Phép thử và biến cố - Khi thực hiện một số điều kiện nào đó ta nói rằng đã thực hiện 1 phép thử. - Hiện tượng xảy ra trong kết quả của phép thử được gọi là biến cố. VD: Hành động tung 1 con súc sắc là thực hiện 1 phép thử, còn việc xuất hiện mặt nào đó được gọi là biến cố. Có 3 loại biến cố: + Biến cố chắc chắn U: Là loại biến cố nhất định sẽ xảy ra khi thực hiện phép thử - VD sẽ có 1 trong 6 mặt ngửa. + Biến cố không thể có: Là loại biến cố nhất định không xảy ra khi thực hiện phép thử - VD Có đồng thời hai mặt cùng ngửa. + Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố có thể có hoặc có thể không xảy ra khi thực hiện phép thử. 2 CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN b). Xác suất của một biến cố - Xác suất P(A) của biến cố A là một con số đặc trưng cho khả năng để xuất hiện sự cố A khi thực hiện phép thử. - Xác suất của biến cố ngẫu nhiên 0 CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.2.2. Các định lý xác suất a). Định lý cộng xác suất b). Định lý nhân xác suất • Bảng phân phối xác suất: Dùng để thiết lập quy luật phân phối xác suất cho các đại lượng. • Hàm phân phối xác suất: Hàm pp xác suất của đại lượng ngẫu nhiên X là xác suất để X nhận giá trị < x với x là 1 số thực bất kỳ. F(X) = P(X CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.3. Phân bố xác suất của các biến ngẫu nhiên 5.3.1. Phân bố liên tục a). Phân bố đều b). Phân bố mũ c). Phân bố chuẩn 5.3.2. Phân bố gián đoạn a). Phân bố Bernoulli b). Phân bố đều gián đoạn c). Phân bố Poisson 5 CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.4. Số ngẫu nhiên phân bố đều U(0,1) Khi mô phỏng hệ thống người ta thường cần các số ngẫu nhiên phân bố theo những quy luật phân bố nhất định nào đó để mô phỏng các sự kiện ngẫu nhiên xảy ra trong hệ. Phân bố đều U(0,1) có ý nghĩa quan trọng trong kỹ thuật vì vậy để tạo U(0,1) có nhiều cách * Dùng máy phát ngẫu nhiên: Dựa trên nguyên tắc sử dụng nhiễu do các thiết bị điện tử gây ra. - Ưu điểm: Nhận được dãy số hoàn toàn ngẫu nhiên, số lượng không hạn chế. - Nhược điểm:Phải lắp thêm máy phát số ngẫu nhiên.Khi mô phỏng lại cần dãy số ngẫu nhiên lần trước thì không có. * Dùng bảng số ngẫu nhiên: Bằng nhiều cách tạo ra các bảng số ngẫu nhiên. Khi mô phỏng thì lấy chúng theo 1 quy luật nào đó. - Ưu điểm:Có thể lặp lại dãy số ngẫu nhiên để dùng cho lần mô phỏng sau. - Nhược điểm:Tốn bộ nhớ để lưu bảng số ngẫu nhiên. 6 CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.4. Số ngẫu nhiên phân bố đều U(0,1) * Dùng thuật toán tạo số giả ngẫu nhiên Để tránh phải ghi nhớ các bảng số ngẫu nhiên thì chúng ta dùng các thuật toán, các chương trình con để tạo ra các số ngẫu nhiên. Tuy nhiên với PP này thường đưa ra các dãy số ngẫu nhiên có chu kỳ vì vậy còn gọi là giả ngẫu nhiên. Các bài toán mô phỏng thông thường có thể dùng số giả ngẫu nhiên này là vì chu kỳ tuần hoàn của chúng khá lớn cỡ (1 – 5)10 6 + Thuật toán lấy phần giữa của bình phương (tr72) VD có số ban đầu là x1 = 0.2152 thì (x1)2 = 0.04631104 vậy x2 = 0.6311. 7 CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.5. Một số ví dụ về mô phỏng các hệ ngẫu nhiên - Các dòng sự kiện có phân bố mũ expo(λ) + Dòng khách hàng đi vào cơ sở dịch vụ như siêu thị, khu vui chơi giải trí, khách sạn, hiệu cắt tóc… + Dòng khách hàng đi ra khỏi cơ sở dịch vụ sau khi được phục vụ. + Dòng các nhiễu tác động vào vào hệ truyền tin gây ra các sai số. - Các dòng sự kiện trên thường có tính chất sau: + Dòng dừng vì cường độ xảy ra sự kiện λ = const. + Các sự kiện hoàn toàn độc lập với nhau. + Tại một thời điểm chỉ có một sự kiện xảy ra. Mỗi dòng có các tính chất trên là dòng Poisson dừng hay còn gọi là dòng tối giản tuân theo luật phân bố mũ expo(λ). 8 CHƯƠNG V – MÔ HÌNH HÓA CÁC HỆ NGẪU NHIÊN 5.5. Một số ví dụ về mô phỏng các hệ ngẫu nhiên VD5.1. Mô phỏng độ tin cậy của thiết bị điện tử. Giả thiết rằng cường độ xảy ra hỏng hóc của một thiết bị điện tử là hằng số λ(lan/gio) = const. Hãy xác định độ tin cậy P(t>T) và tuổi thọ trung bình T của thiết bị điện tử. Bài làm Do cường độ hỏng hóc của thiết bị λ(lan/gio)=const nên dòng hỏng hóc là dòng tối giản. Như vậy khoảng cách giữa các lần hỏng hóc t i tuân theo luật phân bố mũ. Gọi T là thời gian khảo sát. Thiết bị được coi là làm việc tin cậy khi khoảng cách giữa các lần hỏng hóc lớn hơn thời gian khảo sát t i>T (Trong khoảng thời gian khảo sát thì thiết bị không bị hỏng). Như vậy độ tin cậy là P(t i&g ...