Danh mục tài liệu

BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 1: Những vấn đề cơ bản của ĐTPT

Số trang: 46      Loại file: ppt      Dung lượng: 323.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. - Theo Luật đầu tư 2005 của việt nam thì: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này (Luật đầu tư 2005) và các quy định khác của pháp luật có...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ-Chương 1: Những vấn đề cơ bản của ĐTPT BÀI GIẢNG MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ BIÊN SOẠN TS. LÊ MINH CHÍNH Phone: 0912 789 835 E-mail: minhchinh.ktln@gmail.com NỘI DUNG MÔN HỌC • Chương I. Những vấn đề cơ bản của ĐTPT • Chương II. Vốn và Nguồn vốn cho ĐTPT • Chương III. Quản lý và Kế hoạch hóa ĐTPT • Chương IV. Kết Quả và Hiệu quả của ĐTPT • Chương V. Phương pháp luận về Lập và Thẩm định Dự án ĐTPT • Chương VI. Một số vấn đề cơ bản về Đấu thầu trong các Dự án ĐTPT • Chương VII. Quan hệ quốc tế trong ĐTPT Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN I. BẢN CHẤT CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN: 1.1. Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển: - Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. - Theo Luật đầu tư 2005 của việt nam thì: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này (Luật đầu tư 2005) và các quy định khác của pháp luật có liên quan. • Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. • Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.  Như vậy: - Mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư: là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. - Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. - Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học...), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Từ khái niệm trên ta cần phân biệt 3 loại hình đầu t ư chính. Đó là: Đầu tư Tài chính; Đầu tư Thương mại và Đầu tư Phát triển. + Đầu tư Tài chính: Đầu tư tài chính (đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu chính phủ) hoặc lợi nhuận tùy thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu...). Đầu tư Thương mại: là hoạt động mua đi bán lại các loại hàng hóa thông thường trên thị trường với mục tiêu kiếm lời.  Đầu tư Phát triển: là việc chi dùng các nguồn lực trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm duy trì, làm tăng thêm hoặc tạo mới những tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị, đường xá...) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng, phát minh khoa học, sáng chế kỹ thuật công nghệ...), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển. • Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực (vốn; đất đai, tài nguyên,lao động...) • Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định (Đầu tư theo ngành, theo lãnh thổ; Đầu tư cho những công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phí lợi nhuận; Đầu tư mở rộng hoặc tạo mới những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình...); • Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết bị...), tài sàn trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật...) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền...). Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội. • Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư  Chú ý: từ các khái niêm trên đây ta thấy, Đầu tư phát triển khác về bản chất với Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại. • Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại là hai loại đầu tư không trực tiếp làm tăng tài sản thực (tài sản vật chất) cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính cho chủ đầu tư • Đầu tư phát triển là loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế xã hội được thụ hưởng, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế. • Mặc dù Đầu tư phát triển khác về bản chất so với Đầu tư tài chính và Đầu tư thương mại nhưng chúng luôn tồn tại và có quan hệ tương hỗ với nhau. - Đầu tư phát triển tạo tiền đề để tăng tích luỹ, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. - Đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. + Gián tiếp làm tăng tài sản của nền kinh t ế thông qua sự đóng góp tài chính tích luỹ (thuế); + Thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối các sản phẩm do các kết quả của đầu tư phát triển tạo ra. • “Đầu tư là sự hy sinh tiêu dùng hiện tại để tăng tiêu dùng tương lai...Đối với các nhà kinh tế, đầu tư có nghĩa là sản xuất ra các hàng hóa vốn lâu bền. • Nhiều người nói “đầu tư” khi họ mua một miếng đất, hay chứng khoán cũ, hay một tài sản nào đó. Về mặt kinh tế, việc mua sắm này chẳng có sự đầu tư nào diễn ra cả, nó chỉ là các chuyển giao tài chính hay thay đổi cơ cấu tài sản, bởi vì cái mà người này mua chỉ là cái mà ai đó bán. Đầu tư chỉ thực sự xuất hiện khi t ạo ra vốn thực tế.”.[1] [1] Paul A. Samuelson and Wiliam D. Nordhalls – Kinh tế học tập 2, NXB Tài chính 2007, tr. 66 & tr. 113. 1.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển: Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây: • Qui mô tiền vốn, vật tư, ...