Danh mục tài liệu

Bài giảng Nghiệp vụ công chứng, chứng thực (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 67      Loại file: pdf      Dung lượng: 714.35 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Nghiệp vụ công chứng, chứng thực cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức, hoạt động công chứng, chứng thực, thông qua đó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực công chứng, chứng thực và các vấn đề có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nghiệp vụ công chứng, chứng thực (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI BÀI GIẢNGMÔN HỌC: NGHIỆP VỤ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ (Áp dụng cho trình độ Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2017 Lời nói đầu 1 Theo quy định của pháp luật, có một số trường hợp các giao dịch phải thựchiện hoạt động công chứng chứng thực, tuy nhiên có rất nhiều người thường lầmtưởng công chứng, chứng thực là một, hai khái niện này thường được gọi chungbởi lẽ chúng được xếp vào nhóm chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của văn bản,hợp đồng, tuy nhiên 02 khái niệm này lại khác nhau về bản chất và giá trị pháp lý,vì vậy nhận thấy việc phân biệt thế nào là công chứng và chứng thực là một vấn đềvô cùng cần thiết. Công chứng và chứng thực là hai chế định pháp luật quan trọng, có liênquan mật thiết đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp, đồng thời cũng làcông cụ phục vụ đắc lực công tác quản lý của nhà nước. Pháp luật hiện hành đãtrao cho cá nhân, tổ chức quyền được lựa chọn công chứng tại các tổ chức hànhnghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp xã khi thực hiện các quyền củamình đối với một số giao dịch. Tuy nhiên do chưa hiểu và phân biệt rõ bản chấtcủa hoạt động công chứng, chứng thực nên nhiều cá nhân, tổ chức vẫn lúng túngkhông biết giao dịch, hợp đồng nào buộc phải công chứng, loại nào chỉ cần chứngthực... Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã dày công nghiên cứu và biên soạn Tậpbài giảng Nghiệp vụ công chứng, chứng thực trên cơ sở các văn bản pháp luậthiện hành quy định về công chứng và chứng thực. Tập bài giảng sẽ cung cấpnhững kiến thức cơ bản về tổ chức, hoạt động công chứng, chứng thực, thông quađó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiệncác quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực công chứng, chứng thực và các vấn đề cóliên quan. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để học sinh, sinh viên chuyên ngành phápluật rèn các kỹ năng nghề nghiệp về hoạt động công chứng và chứng thực. Khoa Pháp lý – Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai xin trân trọng giớithiệu tập bài giảng Nghiệp vụ công chứng, chứng thực và rất mong nhận được sựgóp ý phê bình của bạn đọc để tài liệu này ngày càng được hoàn thiện hơn. Tác giả ThS. Phạm Thị Thu Hà – Phó trưởng Khoa Pháp lý 2 TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC NGHIỆP VỤ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Người học nêu được sự khác nhau giữa công chứng và chứngthực, trình bày được thủ tục công chứng và chứng thực các giao dịch, hợp đồng vàcác văn bản khác, các loại phí và lệ phí công chứng, chứng thực - Về kỹ năng: Người học phân loại các việc cần công chứng, chứng thực; giảiquyết các bài tập tình huống về thẩm quyền, thủ tục, xác định mức phí công chứng,chứng thực; tư vấn được một số tình huống pháp lý thực tế liên quan đến thủ tục côngchứng, chứng thực. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện cho người học tư duy và cách làm việc đúng quy định pháp luậtvề hoạt động công chứng và chứng thực. + Rèn tính cẩn trọng trong các hoạt động nghiệp vụ. + Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việcđược giao và có thể làm việc độc lập hoặc cần hợp tác, phối hợp với người kháctrong tập thể. 3 BÀI 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG CHỨNG 1. Khái niệm Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứngchứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng vănbản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạođức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặctừ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định củapháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.(Khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014) Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, đượcBộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổchức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quyđịnh của Luật này. Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứngviên chứng nhận theo quy định của Luật này. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòngcông chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bảnquy phạm pháp luật khác có liên quan. 1. Đặc điểm của công chứ ...