Danh mục tài liệu

Bài giảng Nghiệp vụ hộ tịch (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 422.12 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Bài giảng Nghiệp vụ hộ tịch cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức, hoạt động hộ tịch tại UBND cấp xã, thông qua đó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hộ tịch và các vấn đề có liên quan. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để học sinh, sinh viên chuyên ngành pháp luật rèn các kỹ năng nghề nghiệp về nghiệp vụ hộ tịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nghiệp vụ hộ tịch (Ngành: Dịch vụ pháp lý) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAITRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI BÀI GIẢNG MÔN HỌC: NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH NGÀNH: DỊCH VỤ PHÁP LÝ (Áp dụng cho trình độ Trung cấp) LƯU HÀNH NỘI BỘ Năm 2017 1 Lời nói đầu Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chínhmà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đềuquan tâm. Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khácnhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xáccác thông tin về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở Việt Nam, quảnlý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư.Do đó,việc tổ chức phục vụ người dân đăng ký hộ tịch thuận tiện, kịp thời, chínhxác còn mang ý nghĩa chính trị xã hội to lớn, đó là sự quan tâm, chăm lo của Nhànước đối với công dân của mình. Đối với mỗi cá nhân, đăng ký hộ tịch là cách thức để thực hiện một số quyềnnhân thân cơ bản, như: quyền được đăng ký khai sinh, quyền có quốc tịch, quyềnkết hôn, quyền nuôi con nuôi hoặc được nhận làm con nuôi…Công tác quản lý hộtịch đã khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của nó trong tiến trình phát triển xãhội. Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã dày công nghiên cứu và biên soạn Tậpbài giảng Nghiệp vụ Hộ tịch trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hành quy địnhvề hộ tịch. Tập bài giảng sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản về tổ chức, hoạtđộng hộ tịch tại UBND cấp xã, thông qua đó đáp ứng được các yêu cầu thiết yếucủa cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hộtịch và các vấn đề có liên quan. Đây sẽ là tài liệu quan trọng để học sinh, sinh viênchuyên ngành pháp luật rèn các kỹ năng nghề nghiệp về nghiệp vụ hộ tịch. Khoa Pháp lý – Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai xin trân trọng giớithiệu tập bài giảng Nghiệp vụ hộ tịch và rất mong nhận được sự góp ý phê bìnhcủa bạn đọc để tài liệu này ngày càng được hoàn thiện hơn. Tác giả GV.Trần Quang Tạo – Khoa Pháp lý 2 TẬP BÀI GIẢNG MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HỘ TỊCH Mục tiêu môn học: - Về kiến thức: Người học nắm được những kiến thức pháp luật và nghiệpvụ cơ bản về công tác hộ tịch như: đăng ký khai sinh, khai tử; đăng ký kết hôn;đăng ký nhận nuôi con nuôi; đăng ký giám hộ; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con... - Về kỹ năng: Người học học vận dụng kiến thức đã tích lũy để thực hiện cáccông việc cụ thể về công tác hộ tịch, như: giải quyết việc đăng ký khai sinh, khaitử, đăng ký kết hôn… - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện cho người học tư duy và cách làm việc đúng quy định pháp luậtvề hoạt động hộ tịch. + Rèn tính cẩn trọng, tỉ mỉ trong các hoạt động nghiệp vụ hộ tịch. + Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việcđược giao và có thể làm việc độc lập hoặc cần hợp tác, phối hợp với người kháctrong tập thể. 3 BÀI 1. Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong việc quản lý hộ tịch 1. Khái niệm và nguyên tắc quản lý hộ tịch 1.1. Các khái niệm về quản lý hộ tịch a. Khía cạnh ngôn ngữ Xét từ góc độ ngôn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép, thuộc nhóm danhtừ. Nếu tìm hiểu riêng từng từ đơn thì có thể thấy, các từ điển tiếng Việt hiện naykhá thống nhất trong cách hiểu về từng từ đơn này. Theo đó, từ “hộ”- khi sử dụnglà danh từ có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng trong đó có một nghĩa trực tiếp là“dân cư” hoặc “nhà ở”, hiểu rộng ra là “đơn vị để quản lý dân số, gồm nhữngngười cùng ăn ở với nhau”. Tương tự, từ “tịch” có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổđăng ký quan hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên, việc tổ hợp hai từ đơn này thành danh từ“hộ tịch” thì các từ điển Hán – Việt của nhiều tác giả, trong cách giải nghĩa từ “hộtịch” có sự tương đồng và những khía cạnh khác biệt. Chẳng hạn như: “Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịchquán của từng người”; “Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người trong sự quản lý củapháp luật theo đơn vị hộ”; “Hộ tịch: Quyên sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của mọi ngườitrong một địa phường”; “Hộ tịch: Sổ của cơ quan chính quyền đăng ký cư dân trong địa phươngmình theo đơn vị hộ”; “Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý củapháp luật”; “Hộ tịch: Quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại nơimình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chínhquyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần”; b. Góc độ pháp lý (Điều 2 – Luật Hộ tịch) Hộ tịch là những sự kiện được quy định tại Điều 3 của Luật này, xác địnhtình trạng nhân thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết. Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghivào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảohộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. 1.2. Nguyên tắc quản lý hộ tịch (Điều 5 – Luật Hộ tịch) 1. Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân. 2. Mọi sự kiện hộ tịch của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trungthực, khách quan và chính xác; trường hợp không đủ điều kiện đăng ký hộ tịch 4theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch từ chốibằng văn bản và nêu rõ lý do. 3. Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giảiquyết thì đ ...