Danh mục tài liệu

Bài giảng Pháp chế dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 91      Loại file: pdf      Dung lượng: 903.08 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Pháp chế dược kết cấu gồm 13 đơn vị bài học và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức về: pháp luật đại cương và Pháp chế dược; luật dược; luật khám chữa bệnh; quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Pháp chế dược: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA DƯỢC  BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHÁP CHẾ DƯỢC Đơn vị biên soạn: KHOA DƯỢC Hậu Giang – Năm 2018 MỤC LỤCBài 1. Pháp luật đại cương và Pháp chế dượcBài 2. Luật dượcBài 3. Luật khám chữa bệnhBài 4. Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tếBài 5. Các quy định liên quan đến thuốc gây nghiện, hướng tâm thầnBài 6. Qui định kê đơn và bán thuốc theo đơnBài 7. Hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốcBài 8. Hướng dẫn ghi nhãn thuốcBài 9. Quy định việc đăng ký thuốcBài 10. Qui chế thanh tra dượcBài 11. Hướng dẫn hoạt động thông tin quãng cáo thuốcBài 12. Công tác dược bệnh việnBài 13. Công tác sử dụng thuốc an toàn, hợp lý BÀI 1 PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG VÀ PHÁP CHẾ DƯỢCMỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Trình bày được nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật 2. Trình bày được khái niệm Pháp chế xã hội chủ nghĩa, các hình thức thực hiện và các biện pháp tăng cường pháp chế dược. 3. Trình bày các loại văn bản qui phạm pháp luật nước ta và các chế định liên quan đến lãnh vực hành nghề dược.NỘI DUNG I. Nguồn gốc, bản chất và vai trò của pháp luật 1.1. Nguồn gốc Trong xã hội nguyên thủy, chưa có Nhà nước và pháp luật, các cơ quan xã hội cơ bản dựa trên nguyên tắc bình đẳng, được duy trì và dựa trên tập quán, đạo đức và tôn giáo, phương pháp đảm bảo quyền lực xã hội là sự tự giác của các thành viên (sự cưỡng chế manh tính xã hội), pháp luật chỉ thật sự xuất hiện khi xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản và tư liệu sản xuất, xã hội phân chia giai cấp. Để đảm bảo cho sự thống trị của mình, các giai cấp thống trị đã tạo ra bộ máy Nhà nước và đặt ra pháp luật để thể hiện ý chí của mình và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật luôn là công cụ, phương tiện của Nhà nước để thố g trị xã hội, gắn liền với Nhà nước và tồn tại song song với Nhà nước, như vậy nguyên hân xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân xuất hiện pháp luật. 1.2. Bản chất 12.1. Tính giai cấp Pháp luật là những qui tắt thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và đồng thời thông qua pháp luật mà gia cấp thống trị duy trì, bảo vệ và phát triển lợi ích của mình trong xã hội. 1.2.2. Tính xã hội Pháp luật được qui định bởi nhiều qui luật khách quan của xã hội, do đó ngoài việc phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, pháp luật còn là phương tiện phản ánh qui luật của xã hội, phù hợp với các quan hệ kinh tế - xã hội của nhà nước đó. 1.3. Vai trò 1.3.1. Là phương tiện để nhà nước quản lý mọi sự lãnh vực của đời sống xã hội. - Sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội - Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực khác nhau bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo dục hoặc cưỡng chế thực hiện. 1.3.2. Là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. 2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa 2.1. Khái niệm về Pháp luật xã hội chủ nghĩa Là hệ thống các qui tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trong và thực hiện. 2.2. Qui phạm pháp luật Là qui tắt xử sự bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.2.2.1. Cơ cấu của qui phạm pháp luật: 3 bộ phận - Giả định: Nêu hoàn cảnh, điều kiện mà khi chủ thể gặp trong trường hợp đó thì phảituân theo qui định của qui phạm pháp luật (dự kiến các trường ợp xảy ra). - Qui định: Nêu cách xử sự đối với các chủ thể nằm trong các điều kiện mà phần giảđịnh đã nêu (làm gì và làm như thế nào) - Chế tài: Nêu biện pháp pháp lý mà nhà nước dự kiến sẽ áp dụng cho những trường hợp mà chủ thể không xử sự theo qui định của qui phạm pháp luậtThí dụ: Theo Điều 53 của luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân “Người nào (giả định) cónhững hành vi sau đây (qui định) thì tùy theo mức độ nặng nhẹ sẽ xử lý kỷ luật, xử lýhành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (chế tài)”.2.3. Vai trò của pháp luật xã hội chủ nghĩa- Là phương tiện để thông qua đó Đảnh lãnh đạo toàn xã hội.- Là phương tiện để đảm bảo, phát huy và thực hiện nền dân chủ XHCN- Là phương tiện để thực hiện các chức năng của nhà nước XHCN như việc quản lý xãhội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, KHKT. Đảm bảo an ninh và trật tự xã hội, bảo vệ lợiích của Nhà nước, của xã hội và quyền lợi của nhân dân.2.4. Các loại văn bản qui phạm pháp luật nước ta2.4.1. Luật- Là văn bản qui phạm pháp luật có giá trị cao nhất, do Quốc hội ban hành theo trình tự,thủ tục đặc biệt được qui địnhtại luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 1996. Nộidung của luật c ...