Danh mục tài liệu

Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin: Chương 10 - ThS. Nguyễn Khắc Quốc

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.36 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin: Chương 10 Lập lịch nhằm giới thiệu về việc ước lượng là ước lượng về số người - ngày nỗ lực cần để thực hiện dự án, d0iều này còn được gọi là thời gian trực tiếp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quản lý dự án công nghệ thông tin: Chương 10 - ThS. Nguyễn Khắc Quốc LẬP LỊCH ThS. Nguyễn Khắc Quốc IT Department – Tra Vinh Univ ersity 1 10.1 Giới thiệu - Việc ước lượng là ước lượng về số người - ngày nỗ lực cần để thực hiện dự án. - Điều này còn được gọi là thời gian trực tiếp. - Việc lập lịch ánh xạ thời gian trực tiếp vào một lịch biểu thật để cho thời hạn theo lịch, hay thời gian trôi qua. - Các bước trong việc lập kế hoạch dự án là: + Người lập kế hoạch làm chi tiết Cấu trúc phân chia công việc (WBS). + Một người hay một nhóm người được giao trách nhiệm thực hiện các hoạt động mức thấp nhất. 2 10.1 Giới thiệu (tt) - Nhóm có trách nhiệm này ước lượng các hoạt động mức thấp nhất theo số người cần thực hiện hay theo ngày trực tiếp. - Nhóm có trách nhiệm chỉ ra các hoạt động trước đó cần cho mỗi nhiệm vụ và gợi ý nguồn tài nguyên cần cho nhiệm vụ đó. - Người lập kế hoạch vẽ ra mạng các hoạt động, thường dưới dạng sơ đồ PERT. - Trưởng ban quản lý dự án lên lịch các hoạt động 3 10.2 Sơ đồ PERT - PERT (Program Evaluation and Review Technique), - kỹ thuật đánh giá và xem xét chương trình, được Hải quân Mĩ phát minh ra năm 1958 khi phát triển tên lửa Polaris – một dự án bao gồm 300.000 hoạt động! - Ban đầu PERT chỉ được dùng để mô tả một dãy các hoạt động qua một tập các mũi tên Sơ đồ PERT 4 10.2 Sơ đồ PERT (tt) - Mỗi mũi tên biểu thị một hoạt động và được gắn nhãn theo tên hoạt động đó - Nếu một hoạt động không thể bắt đầu trước khi một hoạt động trước nó được hoàn tất thì đuôi của mũi tên của hoạt động này được đặt vào đầu của hoạt động trước đó. - PERT cũng chỉ ra hoạt động nào có tiến hành đồng thời. - Một dãy các hoạt động, như A-B-C-G được gọi là một đường dẫn. - Nếu có các thời dẫn hay các phần đường dẫn song song như đường B-C và đường D-E-F thì hoạt động B và C có thể được thực hiện đồng thời với các hoạt động D, E và F. 5 10.2 Sơ đồ PERT (tt) Đường găng - Cải tiến sơ đồ PERT trên bằng cách đặt thời hạn cho mỗi nhiệm vụ trên PERT, như trong/sau. - Ta sẽ thấy cách xác định thời hạn khi tài nguyên (con người) được cấp phát cho nhiệm vụ. - Đường găng là đường dài nhất trong mạng được tính bằng cách cộng dồn thời hạn theo đường này. - Đường kép chỉ ra một đường găng hoàn chỉnh. - Việc hiểu biết về đường găng là điều chủ chốt với người quản trị dự án. - Nó chỉ ra chiều dài của toàn bộ dự án, các hoạt động cần theo dõi. - Nếu bất kì hoạt động nào trên đường găng bị trượt đi (kéo dài hơn kế hoạch) thì ngày bàn giao cuả dự án cũng bị kéo trượt theo. 6 10.2 Sơ đồ PERT (tt) Sơ đồ PERT với thời hạn theo ngày - Đường đỉnh là 26 ngày (đường găng) - Đường đáy là 25 ngày, 7 10.2 Sơ đồ PERT (tt) Thả nổi hay để chùng - Các hoạt động không trên đường găng có thể được thả nổi hay để chùng - Tức là một khoảng thời gian mà các hoạt động đó có thể trượt mà vẫn không ảnh hưởng tới đường găng và do đó không ảnh hưởng tới ngày bàn giao. - Ví dụ hình trên, các hoạt động D, E và F có 1 ngày thả nổi. 8 10.2 Sơ đồ PERT (tt) Đường găng có thể thay đổi - Điều gì xảy ra nếu hoạt động D kéo dài 5 ngày thay vì 3 ngày? - Đường găng đã thay đổi cho đường D-E-F. - Đó là lý do tại sao người quản lý dự án phải thường xuyên cập nhật mạng theo mọi thay đổi. - Tất nhiên nên lưu ý đến việc tự động hoá mọi thay đổi này 9 10.2 Sơ đồ PERT (tt) Thả nổi tự do và thả nổi toàn bộ - Thả nổi toàn bộ là quãng thời gian thả nổi mà một hoạt động có trước khi ảnh hưởng tới đường găng. - Thả nổi tự do là khoảng thời gian thả nổi mà một hoạt động có trước khi nó ảnh hưởng tới bất kì hoạt động nào khác (không găng). - Thả nổi dự án (thả nổi bất kì theo bất kì hoạt động nào) là một công việc của người quản trị dự án, được sử dụng tuỳ theo cân nhắc của người này. - Một số người quản trị dự án còn đi xa hơn không thông báo các cá nhân về độ thả nổi trên hoạt động của riêng họ. 10 10.2 Sơ đồ PERT (tt) Hoạt động câm - Sơ đồ PERT vừa mô tả được gọi là có định dạng hoạt động theo mũi tên. - Nhược điểm chính của định dạng này của PERT là cần tới các hoạt động câm. - Chẳng hạn, các hoạt động B, C và D-F tất cả đều bắt đầu tại cùng một nút và kết thúc ở cùng một nút. - Tốt hơn cả là nên có một nút bắt đầu và/hoặc kết thúc duy nhất cho từng hoạt động. Chẳng hạn, nếu ai đó nói tới hoạt động giữa nút 2 và 3 thì sẽ không rõ anh ta định nói đến hoạt động nào. Điều này đặc biệt đúng khi mạng được tin học hoá. Tất cả chúng ta đều biết rằng máy tính rất cầu kì trong việc biểu diễn không hàm hồ cho mọi thứ. Hình 10.3A do vậy được vẽ lại như Hình 10.3B. Tại đây mọi hoạt động đều được biểu thị bởi một cặp đỉnh bắt đầu kết thúc duy nhất. Hoạt động giữa các nút 3 và 4 là giả hay câm (tức là không thực) với thời hạn không và được vẽ bằng đường chấm chấm. 11 10.2 Sơ đồ PERT (tt) - Nếu nói hoạt động giữa nút 2 và 3 thì sẽ không rõ nói đến hoạt động nào. Sơ đồ PERT - Tại đây mọi hoạt động đều được biểu thị bởi một cặp đỉnh bắt đầu kết thúc duy nhất. Hoạt động giữa các nút 3 và 4 là giả hay câm (tức là không thực) với ...

Tài liệu có liên quan: