Danh mục tài liệu

Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp - chương 2&3

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 895.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Lao động trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Bộ máy điều hành doanh nghiệp là lao động gián tiếp, lao động quản lý và tất cả những người chỉ h
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng quản trị doanh nghiệp công nghiệp - chương 2&3 Chương 2. Cấp quản trị, chức năng và lĩnh vực quản trị doanh nghiệp * Mục đích: Nắm được các khái niệm, bản chất, các chức năng vàlĩnh vực của quản trị doanh nghiệp; mối quan hệ giữa chức năng và lĩnhvực quản trị. * Kế hoạch: 2 tiết.2.1. Cấp quản trị Lao động trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: lao động trựctiếp và lao động gián tiếp. Bộ máy điều hành doanh nghiệp là lao độnggián tiếp, lao động quản lý và tất cả những người chỉ huy trong bộ máyđiều hành doanh nghiệp đều gọi là quản trị viên. - Quản trị viên hàng đầu (quản trị viên cấp cao): Bao gồm giámđốc, các phó giám đốc phụ trách từng phần việc, chịu trách nhiệm vềđường lối, chiến lược, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp củadoanh nghiệp. Nhiệm vụ: + Xác định mục tiêu, phương hướng sản xuất kinh doanh chodoanh nghiệp. + Xây dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp: Phê duyệt về cơ cấu tổchức, chương trình hoạt động và các vấn đề nhân sự (tuyển dụng, lựachọn quản trị viên cấp dưới, giao trách nhiệm, uỷ quyền, thăng cấp …). + Phối hợp các hoạt động của các bên có liên quan. + Xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát như chế độ báocáo, kiểm tra, thanh tra, định giá, khắc phục hậu quả. + Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định mà mình đưa ra. + Báo cáo trước Hội đồng quản trị và Đại hội công nhân viên chức. - Quản trị viên trung gian (quản trị viên thừa hành): Là ngườiđứng đầu một ngành (hay bộ phận). Họ có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiệnphương hướng, đường lối của quản trị viên hàng đầu và là người chịutrách nhiệm duy nhất trước quản trị viên hàng đầu. Quản trị viên trunggian bao gồm các trưởng, phó các phòng, ban; quản đốc phân xưởng … Nhiệm vụ của các quản trị viên trung gian: + Nghiên cứu, nắm vững những quyết định của quản trị viên hàngđầu. + Xây dựng các kế hoạch và chương trình hoạt động, đưa ra môhình tổ chức phù hợp. + Lựa chọn và đề bạt những người có khả năng vào những côngviệc phù hợp, chọn nhân viên kiểm tra, kiểm soát. + Giao công việc cụ thể cho từng nhân viên. + Dự trù kinh phí trình cấp trên phê duyệt. + Thường xuyên rà soát kết quả và hiệu quả từng công việc, nắmđược tiến độ thực hiện công việc, phát hiện kịp thời các ách tắc và giảiquyết. + Báo cáo kịp thời với quản trị viên hàng đầu về kết quả và nhữngvướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Quản trị viên cơ sở: Gồm những người thực thi những công việcrất cụ thể. Nhiệm vụ: + Hiểu rõ công việc mình phụ trách, phấn đấu hoàn thành nhiệmvụ đúng kế hoạch, tiến trình, tiêu chuẩn quy định về số lượng và chấtlượng. + Luôn tìm cách cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện tinh thầnkỷ luật lao động tự giác. + Rèn luyện tính tập thể và thói quen lao động theo tác phong đạicông nghiệp. + Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo kịp thời của quản trị viên cấp trên.2.2. Chức năng quản trị2.2.1. Khái niệm chức năng quản trị Chức năng quản trị là những hoạt động riêng biệt của quản trị, thểhiện những phương thức tác động của quản trị viên đến các lĩnh vựcquản trị trong doanh nghiệp. Các chức Phương Các lĩnh Quản Mụ c trị tiêu năng thức vực quản quản trị tác động trị Sơ đồ 2.1. Khái quát hoạt động quản trị2.2.2. Phân loại chức năng quản trị * Cách phân loại của Henry Fayol Fayol chia quá trình quản trị của doanh nghiệp thành 5 chức năng : - Dự kiến: Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cần đưa ra mộtchương trình hoạt động, một kế hoạch nhất định nhằm xác định rõ: Sảnxuất cái gì ? Sản xuất bằng cách nào ? Bán cho ai ? Với nguồn Tài chínhnào ? - Tổ chức: Tổ chức một doanh nghiệp tức là trang bị tất cả nhữnggì cần cho hoạt động của nó: vốn, máy móc, nhân viên, nguyên vậtliệu… - Phối hợp: Là làm cho các hoạt động của doanh nghiệp được nhịpnhàng, ăn khớp nhằm tạo ra sự dễ dàng và hiệu quả cao trong công việc. - Chỉ huy: Là làm cho các bộ phận hoạt động. - Kiểm tra: Là xem các quá trình hoạt động có đúng với kế hoạch,mục tiêu đã đề ra hay không, phát hiện các vấn đề trục trặc và đưa racách giải quyết. * Cách phân loại của L.Gulick và L.urwich Năm 1937, trong cuốn“Luận cứ về khoa học quản trị”, hai nhà khoa học L.Gulick và L.Urwichđã phát triển hệ thống của Fayol thành 7 chức năng quản trị được viết tắtlà POSDCORB. So với cách phân loại của Fayol thì cách phân loại này thể hiệntính kế thừa và phát triển rõ rệt, trong đó phải kể đến 2 nhân tố quantrọng đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách phân loại của 2 ông, đó là: ...

Tài liệu có liên quan: