Danh mục tài liệu

Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 4: Quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp (Lê Thu Thủy)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 993.42 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 4: Quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp" được biên soạn bởi giảng viên Lê Thu Thủy nhằm cung cấp đến các bạn các kiến thức khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn; quản lý hàng tồn kho; quản lý ngân quỹ; quản lý khoản phải thu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp 2 - Bài 4: Quản lý tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp (Lê Thu Thủy) BÀI 4 QUẢN LÝ TÀI SẢN NGẮN HẠN TRONG DOANH NGHIỆP Giảng viên: LÊ THU THỦY Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015105205 1 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Công ty Toyota Nhật Bản: Hệ thống quản lý hàng tồn kho “Just In Time” (JIT) Những năm 1930, Hãng ô tô Ford (Hoa Kì) lần đầu tiên áp dụng hệ thống dây chuyền để lắp ráp xe, một dạng sơ khai của phương pháp JIT - cung cấp đúng lúc, kịp thời và chính xác số lượng hàng hóa cần thiết kể cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao. Đến những năm 1970, Hãng ô tô Toyota (Nhật bản) hoàn thiện phương pháp trên và nâng thành lý thuyết Just in time. Hãng ô tô Nhật bản Toyota đã phát triển hệ thống dây chuyền sản xuất của Ford, phát huy ưu điểm và khắc phục được nhược điểm của hai hình thái sản xuất trên. JIT phát huy tác dụng hiệu quả trong nhiều nhà máy của Nhật và đến thập niên 80, JIT bắt đầu xâm nhập vào Hoa Kỳ. General Electric là một trong những tổ chức đầu tiên ứng dụng JIT. Ngày nay, khái niệm JIT ngày càng được chấp nhận và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Phương pháp JIT là gì? Tại sao Toyota lại sử dụng hệ thống này trong quản lý hàng tồn kho? Ưu, nhược điểm và điều kiện áp dụng của phương pháp này là gì? v1.0015105205 2 MỤC TIÊU Sau khi học xong bài học này, sinh viên có thể thực hiện được các việc sau: • Trình bày được khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn. • Trình bày được mục đích của việc quản lý hàng tồn kho, ngân quỹ và khoản phải thu. • Nắm rõ được các mô hình quản lý hàng tồn kho và ý nghĩa của các mô hình đó. • Nắm rõ được các mô hình quản lý ngân quỹ và ý nghĩa của các mô hình đó. • Trình bày được mục đích và quy trình quản lý khoản phải thu của doanh nghiệp. • Trình bày được đặc điểm của chính sách tín dụng thương mại. v1.0015105205 3 NỘI DUNG Khái niệm và phân loại tài sản ngắn hạn Quản lý hàng tồn kho Quản lý ngân quỹ Quản lý khoản phải thu v1.0015105205 4 1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN NGẮN HẠN • Khái niệm: Tài sản ngắn hạn là những tài sản có thời gian sử dụng hoặc thu hồi dưới hoặc bằng 12 tháng. • Phân loại: Có 3 loại tài sản ngắn hạn chính:  Tiền.  Phải thu ngắn hạn.  Hàng tồn kho. • Quản lý tài sản ngắn hạn là quá trình tổ chức, điều hành việc hình thành và sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. v1.0015105205 5 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO • Phân loại hàng tồn kho  Phân loại theo hình thức vật lý: Tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho sản phẩm dở dang, tồn kho thành phẩm.  Phân loại theo giá trị vốn đầu tư: Phương pháp kiểm soát tồn kho ABC. v1.0015105205 6 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Lợi ích của việc nắm giữ hàng tồn kho  Chủ động;  Linh hoạt và liên tục;  Thoả mãn nhu cầu. • Bất lợi của việc nắm giữ hàng tồn kho  Phát sinh chi phí của việc dự trữ;  Chi phí cơ hội.  Quản lý hàng tồn kho nhằm đánh đổi lợi ích và bất lợi của việc nắm giữ hàng tồn kho. v1.0015105205 7 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) Giả sử:  Lượng vật tư tiêu dùng ổn định.  Hàng hoá mua mỗi lần đều nhau.  Hàng hoá được cung cấp, đáp ứng đầy đủ và ngay lập tức.  Có hai loại chi phí liên quan đến hoạt động dự trữ của doanh nghiệp:  Chi phí lưu kho: bao gồm những chi phí để dự trữ hàng hoá.  Chi phí đặt hàng: bao gồm những chi phí cho việc mua hàng. v1.0015105205 8 2. QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO (tiếp theo) • Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ) Tổng chi phí Tổng chi phí lưu Tổng chi phí đặt = + dự trữ (TIC) kho (TCC) hàng (TOC) TIC = C1 × Q/2 + C2 × D/Q Trong đó: C1 = Chi phí lưu kho 1 đơn vị sản phẩm C2 = Chi phí đặt hàng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: