Danh mục tài liệu

Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 5: Giao dịch chứng khoán

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 830.49 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 5: Giao dịch chứng khoán" được biên soạn với các nội dung những khái niệm cơ bản trong giao dịch chứng khoán; cơ chế xác định giá; các lệnh cơ bản trong giao dịch chứng khoán; giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài; những quy định chung trong giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thị trường chứng khoán - Bài 5: Giao dịch chứng khoán Bài 5: Giao dịch chứng khoán BÀI 5 GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. GS.TS Nguyễn Văn Nam & PGS.TS Vương Trọng Nghĩa, Giáo trình thị trường chứng khoán, NXB Tài chính, 2002. 2. Trần Đăng Khâm, Thị trường chứng khoán – Phân tích cơ bản, NXB ĐH Kinh tế Quốc dân, 2009.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung  Những khái niệm cơ bản trong giao dịch chứng khoán;  Cơ chế xác định giá;  Phương thức giao dịch;  Các lệnh cơ bản trong giao dịch chứng khoán;  Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài;  Những quy định chung trong giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh;  So sánh những quy định chung trong giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Mục tiêu Sau khi học xong bài 5, sinh viên sẽ:  Hiểu được các khái niệm, thuật ngữ cơ bản về giao dịch chứng khoán;  Nắm được các cơ chế xác định giá chứng khoán;  Nắm được các phương thức giao dịch chứng khoán;  Được tìm hiểu về các loại lệnh trong giao dịch và kinh doanh chứng khoán. 80 FIN301_Bai5_v1.0014102228 Bài 5: Giao dịch chứng khoán Tình huống dẫn nhập Hướng dẫn mở tài khoản giao dịch chứng khoán Ông Nguyễn Đức Bình chưa có tài khoản và đang có một số tiền, dự định đầu tư chứng khoán niêm yết trong thời gian tới. Ông Bình đến Công ty chứng khoán hỏi tư vấn về các thủ tục để có thể mua – bán chứng khoán niêm yết. Là nhân viên tư vấn, bạn sẽ hướng dẫn ông Bình mở tài khoản và mua – bán chứng khoán như thế nào? FIN301_Bai5_v1.0014102228 81 Bài 5: Giao dịch chứng khoán 5.1. Những khái niệm cơ bản trong giao dịch chứng khoán Muốn tham gia mua – bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập trung, nhà đầu tư cần nắm được quy trình giao dịch như sau:  Bước 1 – Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán là thành viên của SGDCK.  Bước 2 – Nhà đầu tư đưa ra yêu cầu mua/bán chứng khoán bằng cách đặt lệnh cho công ty chứng khoán thực hiện.  Bước 3 – Công ty chứng khoán rà soát lại phiếu lệnh trước khi chuyển cho nhà môi giới tại sàn.  Bước 4 – Chuyển lệnh sang nhà môi giới tại sàn.  Bước 5 – Nhà môi giới đăng ký lệnh.  Bước 6 – So khớp lệnh, đấu giá hay đấu lệnh. Giá khớp được thông báo công khai và là giá thống nhất cho cả bên mua và bên bán.  Bước 7 – Nhà môi giới thông báo lại kết quả mua/bán về công ty chứng khoán.  Bước 8 – Công ty chứng khoán chuyển kết quả giao dịch để thực hiện việc thanh toán tại Trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ. Trong giao dịch chứng khoán, chúng ta cần nắm được cái khái niệm cơ bản: 5.1.1. Giá tham chiếu  Giá tham chiếu (Reference price) là mức giá cơ sở để xác định giá trần và giá sàn, là mức giá cơ bản để làm cơ sở tính toán biên độ giao động giá hoặc các giá khác trong ngày giao dịch. Giá tham chiếu được xác định cho từng loại hình giao dịch: o Giá tham chiếu đối với chứng khoán đang giao dịch bình thường; o Giá tham chiếu đối với chứng khoán mới đưa vào niêm yết; o Giá tham chiếu đối với trường hợp chứng khoán bị đưa vào kiểm soát, hoặc hết thời gian bị kiểm soát; o Giá tham chiếu đối với chứng khoán được đưa vào giao dịch lại sau khi bị tạm ngừng giao dịch; o Giá tham chiếu đối với chứng khoán trong trường hợp tách, gộp cổ phiếu; o Giá tham chiếu cổ phiếu trong trường hợp giao dịch không được hưởng cổ tức và các quyền kèm theo; o Giá tham chiếu cổ phiếu sau khi công ty niêm yết phát hành cổ phiếu bổ sung. Một số trường hợp điều chỉnh giá tham chiếu (theo QĐ 42/2000 của UBCK)  Chứng khoán mới niêm yết: trong ngày giao dịch đầu tiên, không giới hạn biên độ dao động giá và lấy giá đóng cửa của ngày giao dịch làm giá tham chiếu.  Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán không còn thuộc diện bị kiểm soát, chứng khoán bị ngừng giao dịch trên 30 ngày: xác định tương tự chứng khoán mới niêm yết.  Chứng khoán không được hưởng các quyền kèm theo: giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất.  Ngày không hưởng quyền: là ngày T+1, T+2,… T+x, đây là giữa thời điểm giao dịch và thời điểm thanh toán. Vì khi mua chứng khoán ở thời điểm T, nhà đầu tư 82 FIN301_Bai5_v1.0014102228 Bài 5: Giao dịch chứng khoán trở thành cổ đông của công ty nhưng chưa có tên trong danh sách cổ đông, đến ngày T+x mới thực hiện thanh toán. Giá tham chiếu sẽ bằng giá giao dịch trước đó (khi được nhận cổ tức và quyền) trừ đi giá trị cổ tức và quyền được nhận.  Tách, gộp cổ phiếu: giá tham chiếu là giá giao dịch trước ngày tách gộp điều chỉnh theo tỷ lệ tách gộp cổ phiếu. 5.1.2. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu có liên quan: